GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCPcông thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp Luận văn thạc sĩ (Trang 35)

2.1. GIỚI THIỆUKHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNHĐỒNG THÁP ĐỒNG THÁP

Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trù phú, cách thành phố Hồ Chí

Minh 165 km về phía Tây Nam, tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên 3.374 km2,

được chia thành 12 đơn vị hành chính gồm 9 huyện (Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh

Bình, Tam Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự, Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò), 1 thị

xã cổ (Sa Đéc) vốn là trung tâm kinh tế, vănhóa có tiếng trong vùng và 1 thành phố

(Cao Lãnh - tỉnh lỵ), 1 thị xã trẻ (Hồng Ngự) đang vươn mình đi lên cùng cả nước

trong tiến trình công nghiệphóa, hiện đạihóa …

Với đường biên giáp nước bạn Campuchia dài hơn 48 km và 7 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu Quốc tế Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp đang tập trung đầu tư khai thác, lợi thế kinh tế biên giới để góp phần phát triển thương mại, dịch vụ đưa nền kinh tế tỉnh nhà ngày một đi lên.

Điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi, Đồng Tháp có 2 nhánh sông Cửu Long

(sông Tiền và sông Hậu) hiền hòa chảy qua, hàng năm bồi đắp phù sa cho vùng đất

này 4 mùa cây xanh, trái ngọt và hệ thống giao thông thủy thông suốt. 2 bến cảng

Cao Lãnh và Sa Đéc nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hóa thuận tiện

với biển Đông và nước bạn Campuchia.

Trên bước đường công nghiệp hóa cùng cả nước, Đồng Tháp đang tập trung

xây dựng hạ tầng và mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng Tháp đã quy

hoạch tổng thể 6 khu công nghiệp, trong đó có 3 khu công nghiệp (Trần Quốc Toản, Sa Đéc, Sông Hậu) tập trung với quy mô lớn đảm bảo về hạ tầng thuận tiện về giao

thông cả đường bộ và đường thủy, đã thu hút 58 dự án đầu tư, trong đó có 32 dự án

xây dựng hoàn thành, đi vào sản xuất, 17 dự án đang triển khai xây dựng, 9 dự án

hiện quy hoạch 34 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 2.000 ha, trong đó có 19

cụm đãđược lập quy hoạch chi tiết với diện tích gần 1.000 ha.

Hiện có 44 dự án đăng ký đầu tư trong các cụm công nghiệp, trong đó có 8 dự án đãđi vào hoạt động, 15 dự án đang xây dựng và 21 dự án chuần bị đầu tư. Ngoài

ra, còn có 10 dự án đăng ký đầu tư ngoài cụm công nghiệp, với diện tích xây dựng

23 ha, tổng vốn đăng ký hơn 800 tỷ đồng.

Ngoài các dự án trong khu công nghiệp, Đồng Tháp còn có các nhà máy chế

biến thủy sản công suất 20.000 tấn/năm, sản xuất bánh phồng tôm 5.500 tấn/năm,

xay xát lau bóng gạo 1,7 triệu tấn/năm, sản phẩm may mặc 7 triệu sản phẩm/năm.

Nhà máy sản xuất tân dược đạt tiêu chuẩn GMP 1.500 triệu viên/năm. Sản

xuất gạch ngói và các sản phẩm gốm phát triển đa dạng.

Hệ thống thương mại và dịch vụ ở Đồng Tháp được phân bố phù hợp theo

từng địa bàn, khu vực: chế biến lúa gạo Sa Đéc, chợ đầu mối trái cây Mỹ Hiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(huyện Cao Lãnh), các siêu thị ở 3 trung tâm của tỉnh (thành phố Cao Lãnh, thị xã

Sa Đéc và thị xã Hồng Ngự); các chợ phủ khắp các địa bàn, tạo thuận lợi cho phát

triển sản xuất và tiêu dùng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ năm 2009 đạt hơn 21.500 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt trên 430 triệu USD, trong đó

giá trị thuỷ sản xuất khẩu bằng 99,6% kế hoạch, tăng 5,4% so năm 2008.

Tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt kết quả cao, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra đã

phần nào khẳng định được tính năng động và tiềm năng phát triển to lớn của Tỉnh

Đồng Tháp.

2.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCPcông thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp Luận văn thạc sĩ (Trang 35)