Trẻ vị thành niên và giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên

Một phần của tài liệu Gia đình với vai trò giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên ở Việt Nam hiện nay (Trang 27)

1.2 1 Đặc điểm trẻ vị thành niên

Khái niệm vị thành niên

Vị thành niên là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn trong cuộc đời mỗi con người. Đây là thời kỳ đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ con sang người lớn xét cả về mặt tâm, sinh lý và nhận thức. Tùy thuộc vào đặc điểm lãnh thổ quốc gia, từng giai đoạn lịch sử và cách tiếp cận của mỗi ngành nghiên cứu mà khái niệm vị thành niên có những cách định nghĩa khác nhau.

Thuật ngữ Adolescent được đưa vào năm 1904 theo đề xuất của nhà tâm lý học G. Stanley Hal, nhằm để chỉ ra một thời kỳ quá độ từ thời trẻ con chuyển lên người lớn. Nó cũng được quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang lớn hoặc đang trưởng thành.

Vị thành niên là một giai đoạn (một thời kỳ) trong quá trình phát triển của con người với đặc điểm lớn nhất là sự tăng trưởng nhanh chóng để đạt tới sự trưởng thành về mặt cơ thể, sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội, định hình nhân cách để có thể nhận lãnh trách nhiệm xã hội đầy đủ. Giai đoạn này được hiểu một cách đơn giản là giai đoạn “sau trẻ con và trước người lớn” của mỗi cá thể.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời mỗi cá nhân, đó là giai đoạn mà:

- Sự phát triển cá nhân kể từ khi những đặc tính giới tính của trẻ bắt đầu xuất hiện cho đến khi nó hoàn toàn hoàn chỉnh.

- Sự phát triển tâm lý và những đặc điểm cá nhân từ một đứa trẻ thành người trưởng thành.

- Sự chuyển tiến từ giai đoạn phụ thuộc sang giai đoạn hoàn toàn độc lập về kinh tế, xã hội.

Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức đề nghị vị thành niên là những người trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi (WHO, 1975. Trích theo Bộ Y tế, Vụ Bảo vệ Bà mẹ Trẻ em và Kế hoạch hóa Gia đình). Ở Việt Nam, tùy theo góc độ tiếp cận cũng như chức năng nhiệm vụ của mỗi ngành mà thuật ngữ vị thành niên được thể hiện theo cách riêng.

Trong Đại từ điển Tiếng Việt, “Vị thành niên là khái niệm dùng để chỉ người chưa đủ tuổi được pháp luật công nhận là công dân” [80, tr. 1814], điều 18 bộ Luật Dân sự quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở nên là người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên” [85, 3]. Người chưa thành niên bao gồm cả người ở độ tuổi vị thành niên. Điều này có nghĩa là tuổi vị thành niên là dưới 18 tuổi.

Trên thực tế, thuật ngữ “người chưa thành niên” và “vị thành niên” có sự khác biệt. Chưa thành niên chỉ nhóm người ở dưới tuổi thành niên, theo quy định của pháp luật là dưới 18. Với quan niệm này thì trẻ sơ sinh, mẫu giáo, nhi đồng đều thuộc nhóm trẻ vị thành niên. Vì vậy, trong số những người chưa đủ tuổi thành niên cần có sự phân biệt rõ giữa hai nhóm tuổi khác nhau, đó là: trẻ em và nhóm vị thành niên.

Cho đến nay ở nước ta vẫn chưa có sự thống nhất về độ tuổi của vị thành niên, nhưng căn cứ vào tình hình thực tế ở Việt Nam, Bộ Y tế đã đề nghị xếp tuổi vị thành niên thành hai nhóm tuổi:

- Nhóm 1: từ 10 – 14 tuổi. - Nhóm 2: từ 15 – 19 tuổi.

Các nhà Tâm lí học ở nước ta thường quan niệm tuổi vị thành niên là giai đoạn lứa tuổi từ 12 đến 17 tuổi, còn các nhà Y học gọi vị thành niên là trẻ em từ 10, 11 tuổi đến 19 tuổi.

Có thể thấy, khi nói đến trẻ vị thành niên, đôi khi chúng ta đã nói đến những đối tượng hoàn toàn khác nhau. Mặt khác, ngay trong giai đoạn vị thành niên thì trẻ lứa tuổi 11, 12 tuổi lại có đặc điểm sinh lí khác hẳn đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 17, 18 tuổi.

Như vậy, chưa có một quan niệm thống nhất về độ tuổi trẻ vị thành niên. Từ góc độ nghiên cứu của đề tài, cũng như quan niệm xã hội và pháp luật hiện hành, tác giả tán đồng với quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về trẻ vị thành niên: là trẻ có độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Với những đặc điểm biến đổi thường xuyên, liên tục về thể chất, tâm sinh lý tình cảm, nhận thức và hành vi.

Đặc điểm của trẻ ở tuổi vị thành niên.

Thứ nhất, trẻ ở tuổi vị thành niên có sự biến đổi mạnh về thể chất.

Vị thành niên là giai đoạn có những biến đổi mạnh mẽ nhất về mặt cơ thể của con người. Về mặt sinh học đó là giai đoạn chuyển biến từ một đứa trẻ non nớt thành một người lớn khỏe mạnh. Sự trưởng thành nhanh chóng không chỉ tạo sự ngạc nhiên cho những người xung quanh mà ngay chính bản thân những đứa trẻ, vì vậy trong chúng luôn tồn tại những câu hỏi về sự biến đổi ấy. “Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu” là câu tục ngữ hoàn toàn đúng của người xưa để nói về tuổi vị thành niên. Trong giai đoạn này, các em phát triển mạnh tính độc lập, muốn tách ra khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình, hình thành cá tính và muốn mở rộng mối quan hệ bạn bè. Nhu cầu về tình bạn trở nên quan trọng và dễ chịu ảnh hưởng từ bạn bè. Đặc biệt, các em sẽ chú ý đến bạn khác giới và hay nhầm lẫn giữa tình bạn với tình yêu. Khi mong muốn điều gì, các em muốn được thỏa mãn nhu cầu đó ngay và có thể hành động bất chấp hậu quả, trong khi về mặt tư duy các em còn chưa đủ khả năng để điều chỉnh hành vi của mình. Cùng với những hoàn thiện cơ thể thì nhu cầu tìm hiểu về khả năng tình dục cũng xuất hiện.

Những biến đổi về mặt sinh học tác động mạnh mẽ đến tâm lý trẻ vị thành niên như sự thay đổi về hình dáng cơ thể, trọng lượng, … khiến chúng chú ý đến dáng vẻ bề ngoài nhiều hơn. Sự trưởng thành về sinh lý sớm hay muộn đều tạo ra những bất lợi cho trẻ.

Thông thường những em gái thường trưởng thành sớm, sẽ đương đầu với những khó khăn về mặt tâm lý xã hội lớn hơn, còn các em trai trưởng thành sớm lại có những lợi thế xã hội hơn. Sự phát dục ở tuổi vị thành niên đã kích thích trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới, làm xuất hiện những cảm giác, xúc cảm giới tính mới lạ. Những rung cảm này đôi khi chỉ lướt qua nhanh nhưng cũng có khi kéo dài, trẻ thường che giấu những rung cảm của mình.

Những rung cảm giấu kín này chứa đựng biết bao tâm trạng vui vẻ, buồn rầu, lo lắng, nhớ nhung, phấn khởi, … muốn được nghe một lời nói dịu dàng, cử chỉ quan tâm, nụ cười trìu mến, … Đó đều là những cảm xúc đầu tiên, trong sáng. Mọi sự can thiệp thô bạo, thiếu tế nhị đều làm cho trẻ cảm thấy bị chế giễu, hổ thẹn và có những phản ứng tiêu cực. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ đều có những rung cảm như vậy, một số trẻ sớm bị cuốn vào con đường yêu đương tình ái. Đặc biệt, ngày nay chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện thì độ tuổi dậy thì của trẻ ngày càng giảm.

Thứ hai, trẻ ở tuổi vị thành niên chưa ổn định về mặt tâm lý, tình cảm, nhận thức.

Vị thành niên cũng là giai đoạn biến đổi nhanh chóng nhất về mặt tâm lý, tình cảm, nhận thức. Trong nhiều trường hợp chính sự thay đổi đó có thể gây “sốc” cho bản thân lứa tuổi này.

Do sự phát triển của cơ thể, dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong tâm lí, tình cảm của trẻ. Như sự phát triển không cân đối giữa tim và mạch máu đã gây nên sự thiếu máu từng bộ phận trên vỏ não và đôi khi còn làm hoạt động của hệ tim mạch bị rối loạn: tim đập nhanh, huyết áp tăng, hay chóng

mặt, nhức đầu, dễ mệt mỏi, dễ bị kích thích, hay nổi nóng, … Tuyến nội tiết hoạt động mạnh làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương dễ gây nên những cơn xúc động mạnh, những phản ứng vô cớ, hay những hành vi bất thường. Các quá trình hưng phấn ở vỏ não mạnh, và chiếm ưu thế, các quá trình ức chế có điều kiện bị suy giảm, do đó nhiều trẻ vị thành niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được các xúc động mạnh.

Các hiện tượng tâm lý trong thời kỳ này biến động nhanh, đột ngột và có những đảo lộn cơ bản. “Một giai đoạn mà các hiện tượng và các thuộc tính tâm lí dễ bùng nổ và đi đến cực đoan. Tuổi vị thành niên thích thử sức mình và muốn thoát ra khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, hoặc người lớn. Đôi khi vị thành niên dễ có những hành vi, ứng xử lệch chuẩn hoặc vi phạm pháp luật bởi sự lôi kéo của bạn bè, bởi những cám dỗ của cuộc sống. Đây là lứa tuổi đang phát triển, định hình nhân cách, nhiều yếu tố tâm lí chưa được hình thành vững chắc, quan điểm sống, thế giới quan chưa rõ ràng” [ 1, tr. 21].

Trong giai đoạn này tâm trạng của trẻ thường thay đổi rất nhanh và có biến động mạnh. Những hành động nhỏ, lời nói vô tình của người khác cũng có thể làm cho trẻ băn khoăn, suy nghĩ. Vì vậy, trẻ cần được rèn luyện những kỹ năng sống để giúp trẻ xây dựng được các mối quan hệ bạn bè, giải quyết mâu thuẫn, hình thành lòng tự trọng, đặc biệt, biết kìm chế trước sức ép từ bạn bè và người lớn để không bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội, biết tự bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của bản thân.

Tuổi vị thành niên là tuổi rất dễ tự ái và nhạy cảm với ánh mắt và lời nói của người xung quanh, nhất là của bạn bè. Trẻ có nhu cầu hòa nhập với bạn bè, thể hiện và khẳng định bản thân để được bạn khác giới yêu mến. Con trai hay tỏ ra cao thượng và coi thường con gái. Còn con gái thì tỏ ra nữ tính và làm dáng rất lộ liễu. Mọi biểu hiện đó đều là bình thường, thậm chí cả tính hay hung hăng, gây gổ vì giai đoạn này trẻ đang dồi dào sức sống. Tuy nhiên,

Những biểu hiện trên thông thường sẽ xuất hiện trong một thời gian, khi qua thời kỳ này trẻ sẽ trở lên chín chắn, điềm đạm hơn.

Thứ ba, trẻ ở tuổi vị thành niên bắt đầu có nhận thức về giới tính.

Vị thành niên là giai đoạn phát triển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng. Trẻ hình thành khả năng nhận thức, suy nghĩ logic và diễn giải lí do. Cũng trong giai đoạn này trẻ dần tự chủ về tâm lý, tình cảm, tìm hiểu và có cảm xúc về vấn đề tình dục của bản thân. Đồng thời, trẻ cũng suy nghĩ về vai trò tương lai của mình trong xã hội. Quá trình này diễn ra dần dần mang đến nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau không ổn định.

Giới tính là một vấn đề phức tạp, gắn liền với cuộc đời mỗi con người, nhận thức về nó là một quá trình khó khăn lâu dài, được hình thành khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên. Sự phát triển về tâm lý, tình cảm thúc đẩy quá trình hình thành tư duy trừu tượng, trẻ ý thức được mình không còn là trẻ con và muốn thử sức mình, khám phá những điều mới lạ, mong muốn được trở thành người lớn và muốn được cư xử như người lớn. Bởi vậy, tuổi vị thành niên muốn tự kiểm tra, đánh giá, hành động của bản thân, nhiều hành vi của nhóm tuổi này luôn khó hiểu và khó lường.

Trẻ vị thành niên đã có khả năng nhận biết các thông tin giới tính. Trong khi tham gia các hoạt động xã hội, trẻ đã được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin giới tính khác nhau. Giới tính ngày càng trở lên phổ biến, trên các kênh thông tin, phim ảnh, cuộc sống thường ngày, … nơi đâu cũng thấy xuất hiện những ấn phẩm, hành vi, quan hệ giới tính. Điều này đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ, hành vi của trẻ, khơi dậy tính tò mò, thích khám khá, muốn thử nghiệm của trẻ.

Đồng thời, tuổi vị thành niên cũng là giai đoạn có nhiều biến đổi về mặt sinh học, các hooc môn sinh dục phát triển và nhu cầu tìm hiểu về giới là hoàn toàn có cơ sở. Với tâm lí hay tò mò, xấu hổ và có khả năng nhận biết các thông tin khoa học, xã hội vì vậy thông thường trẻ vị thành niên sẽ tự tìm

hiểu về giới tính. Trong bài viết của tác giả Hải Hà: “Trẻ học giới tính ở đâu?”(2/2006) có hơn 41% độc giả biết về giới tính qua việc tự tìm hiểu, 38% biết qua sách báo, 11% biết qua bạn bè” [27]. Vì vây, có thể khẳng định tuổi vị thành niên, trẻ bắt đầu hình thành những nhận thức về giới tính.

Tuy nhiên, do khả năng nhận thức còn hạn chế, vì vậy, trẻ chưa thể phân biệt được thông tin đúng, sai, đầy đủ hay chưa đầy đủ về giới tính. Việc nhận thức chưa đầy đủ, nhận thức sai có thể dẫn trẻ đến những suy nghĩ, hành vi không phù hợp với lứa tuổi. Trẻ cần được giáo dục giới tính để trang bị cho chính bản thân mình kiến thức cần thiết và có sự định hướng đúng đắn, tránh những cách nhìn sai lệch và quyết định sai lầm, tạo cho các em cảm giác yên tâm, an toàn trước những biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên. Thiếu hiểu biết về giới tính không chỉ gây hại đến tâm lý, sức khỏe, tương lai của trẻ mà còn gây hại cho bạn bè, gia đình và xã hội.

Giáo dục giới tính là một quá trình lâu dài để có được những thông tin chính xác, giúp cho trẻ hình thành thái độ, niềm tin và những giá trị về bản ngã, về các mối quan hệ tình cảm. Giáo dục giới tính bao gồm nhiều nội dung khác nhau, giúp trẻ vị thành niên có một quan điểm tích cực về tình dục, đồng thời cung cấp các thông tin kỹ năng để trẻ có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình. Giáo dục giới tính cần sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Xã hội hiện nay đang đặt ra cho trẻ vị thành niên rất nhiều thách thức, trong đó có vấn đề giới tính. Nếu các bậc phụ huynh mong đợi trẻ vị thành niên có những quyết định đúng đắn, đứng vững trước những cạm bẫy và thách thức của xã hội, thì phải đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ thông tin, kĩ năng, phương tiện để quyết định và tôn trọng các giá trị bản thân.

1.2.2 Nội dung giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên

Thuật ngữ “Giới tính” có nguồn gốc Latinh là Sectus (nghĩa là chia cắt) thể hiện chính xác ý định phân chia loài ra làm hai. Khi nói đến giới tính là nói đến những khác biệt được xác định giữa nam và nữ.

Giới tính được hiểu là sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh học, bao gồm sự khác nhau về giải phẫu (kích thước, hình dạng cơ thể, …), đặc điểm sinh lý (hoạt động hooc môn, chức năng của các bộ phận, …).

Giới tính gắn liền với sự hình thành và phát triển của mỗi con người. Từ lúc 3 – 4 tuổi, trẻ đã bước đầu ý thức được giới tính của mình, như biết mình là trai hay là gái. Đây là kết quả của quá trình tự nhiên nhằm nhận thức thế giới xung quanh. Sự thay đổi sâu sắc về giới tính kéo theo biến đổi to lớn về đời sống tâm lí của mỗi cá nhân. Đặc biệt ở tuổi dậy thì, giới tính có sự biến đổi rõ rệt, cơ thể đạt đến sự trưởng thành về sinh dục – tức có khả năng sinh sản, và nếu không nhận biết đầy đủ về đặc điểm giới tính cũng như sự phát triển của nó thì ảnh hưởng rất lớn sự phát triển nhân cách con người. Vì vậy,

Một phần của tài liệu Gia đình với vai trò giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên ở Việt Nam hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)