Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò gia đình trong giáo dục giới tính cho

Một phần của tài liệu Gia đình với vai trò giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên ở Việt Nam hiện nay (Trang 74)

2.2.1 Nhận thức của xã hội về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên

Giới tính là vấn đề không phải mới với con người, nó thường trực trong cuộc sống hàng ngày của con người, đó là yếu tố để duy trì nòi giống, duy trì sự phát triển của xã hội loài người. Vì nhiều lí do khác nhau mà giới tính đã bị các thế lực phong kiến, tôn giáo cấm đoán. Bởi vậy, đã một thời gian dài con người bỏ qua vấn đề giới tính – vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt con người.

Đầu thế kỷ XX, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, văn hóa giáo dục, vấn đề giáo dục giới tính nói chung được nhiều nước ở Châu Âu quan tâm. Có thể nói rằng Thụy Điển là quốc gia đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. Ngay từ năm 1921 họ đã coi tình dục là quyền tự do của con người, là quyền bình đẳng giữa nam và nữ, đồng thời là trách nhiệm đạo đức của công dân đối với xã hội. Bộ Giáo dục Thụy Điển đã quyết định đưa thí điểm giáo dục giới tính vào nhà trường (1942) và đến năm (1956) thì chính thức dạy phổ cập trong tất cả các cấp học từ tiểu học đến trung học.

Sau Thụy Điển, các nước Châu Âu đều có những quan điểm cho rằng vấn đề giáo dục giới tính là vấn đề lành mạnh, đem lại tự do cho con người. Họ coi giáo dục giới tính là một nội dung quan trọng của giáo dục đạo đức, chuẩn bị cho con người bước vào cuộc sống gia đình. Vì vậy, đã tuyên truyền rộng khắp cho mọi người hiểu rõ những quy luật hoạt động tình dục. Nhà trường đã lựa chọn ra các vấn đề giới tính phù hợp để giảng dạy cho từng cấp học sinh, Nhà nước thì kết hợp với các phương tiện truyền thông đại chúng để tiến hành tuyên truyền giáo dục giới tính trên diện rộng.

Ở Châu Á, giới tính bị xem là lĩnh vực cấm kị, do ảnh hưởng của những quan niệm phong kiến và tôn giáo, văn hóa người Á Đông. Dưới ảnh hưởng của việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế xã hội, trao đổi khoa học công nghệ, nhiều tư tưởng văn minh hiện đại từ Châu Âu, Châu Mĩ đã ảnh hưởng đến quan niệm xã hội của người Châu Á trong đó có vấn đề giới tính. Tuy nhiên, mọi sự thay đổi đều cần phải có thời gian, trong những thập kỷ gần đây vấn đề giáo dục giới tính mới thực sự được quan tâm khi tình trạng dân số tăng quá nhanh, chất lượng cuộc sống không đảm bảo đã khiến cho các nước ở Châu Á phải thức tỉnh và nhìn nhận vấn đề một cách thích đáng. Họ đã nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phải giáo dục giới tính, đặc biệt cho thế hệ trẻ, giúp họ có những hành vi ứng xử một cách khoa học, phù hợp với tiến bộ xã hội.

Năm 1974 Hội nghị Quốc tế về “Tình dục học” ở Giơnevơ (Thụy Sỹ) đã thảo luận đến sự cần thiết phải đưa tình dục học vào chương trình giảng dạy ở các ngành giáo dục và y tế. Cùng năm đó cũng có Hội thảo quốc tế của các nước Xã hội chủ nghĩa về “Kế hoạch hóa gia đình, giáo dục tình dục, hôn nhân và gia đình” ở Vacsava (Ba Lan).

Trong những năm 1984 - 1986 các hội nghị do UNESCO tổ chức đã làm sáng tỏ những yêu cầu về giáo dục đời sống gia đình và giáo dục giới

pháp giáo dục giới tính ở các nước có thể có sự khác biệt do những đặc trưng về văn hóa, chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán, … nhưng tất cả đều thống nhất một quan điểm về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ, nhằm mục đích trang bị cho họ những kiến thức cơ bản để có thể làm chủ bản thân, có những kiến thức tâm sinh lí phù hợp với nhận thức của xã hội.

Giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên là một trong những vấn đề thuộc nội dung của chương trình sức khỏe sinh sản được đề ra từ Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (Cairo, 1994). Tổ chức Y tế Thế giới ủng hộ việc giáo dục cho trẻ vị thành niên, vì qua nghiên cứu và khảo sát tại 19 nước đang phát triển, người ta thấy rằng giáo dục tình dục không kích thích vị thành niên hoạt động tình dục, mà trái lại nó làm cho vị thành niên chậm hoạt động tình dục. Giáo dục tình dục cũng giúp cho vị thành niên hoạt động tình dục an toàn hơn khi bắt đầu có hoạt động tình dục. Tuy nhiên, do truyền thống, phong tục, còn nhiều nước, nhiều người chưa tán thành giáo dục tình dục.

Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, chiến lược ưu tiên nhằm phát triển con người đặc biệt coi trọng các quyền của phụ nữ và trẻ em. Trong những năm qua, hệ thống bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình đã hình thành và phát triển không ngừng thành một mạng lưới kéo dài từ trung ương đến địa phương. Hệ thống này đã góp phần nâng cao sức khỏe người dân nói chung và sức khỏe bà mẹ, trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của bà mẹ trẻ em còn nhiều tồn tại cần giải quyết, mặt khác về nhận thức, về dịch vụ, cơ chế chính sách vẫn còn nhiều bất cập.

Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản trong giai đoạn 2001 – 2010 được xây dựng và ban hành tại quyết định số 136/2000/QĐ- TTg ngày 28/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ nhằm cụ thể hóa nghị quyết trung ương 4 ( khóa VII). Chiến lược đã thể hiện quan điểm chỉ đạo, những

mục tiêu và những điều cần làm thuộc lĩnh vực sức khỏe sinh sản ở Việt nam trong giai đoạn 2010 – 2010, với mục tiêu chung là: “Đảm bảo đến năm 2010, tình trạng sức khỏe sinh sản được cải thiện rõ rệt và giảm đưcọ sự chênh lệch giữa các vùng và đối tượng bằng cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu về chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với điều kiện cộng đồng ở từng địa phương, đặc biệt chú ý đến các vùng, các đối tượng có khó khăn” (điều 1, khoản 1, điều 1). Trong đó các chương trình ưu tiên cần được triển khai, chú trọng đến bao gồm:

- Nâng cao chất lượng dịch vụ, kế hoạch hóa gia đình

- Đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu, phòng chống suy dinh dưỡng

- Giảm nạo hút thai và nạo hút thai an toàn

- Thực hiện chương trình phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia nhằm nâng cao sức khỏe trẻ em” [10].

Một trong những mục tiêu cụ thể của chiến lược này là: Cải thiện tình hình sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, thông qua giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp với lứa tuổi” (trích điểm b, Khoản 1, Điều 1). Giải pháp đầu tiên của chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản là: Thông tin - Giáo dục – truyền thông và tuyên truyền vận động trong đó có đề cập đến “Thông tin, giáo dục, tư vấn giúp vị thành niên hiểu biết về giới tính và tình dục, giúp họ hiểu được vấn đề tình dục lành mạnh và tiếp cận một cách dễ dàng, thuận tiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình có chất lượng, ngăn chặn có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn và lây nhiễm qua đường tình dục. Đặc biệt, chú ý đến các nhóm vị thành niên

học vấn thấp. Đưa nội dung giáo dục giới tính và tình dục vào chương trình giảng dạy chính thức ở các trường phổ thông”[10].

Một sự kiện có ý nghĩa quyết định tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thanh niên Việt Nam đó là sự ra đời của Luật thanh niên được Chủ tịch nước thông qua, có hiệu lực từ 1/7/2006. Ban bí thư trung ương đoàn đã xây dựng kế hoạch hành động triển khai Luật Thanh niên về chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thành niên giai đoạn 2006 – 2010. Kế hoạch hướng tới mục tiêu cơ bản liên quan đến nâng cao kiến thức, kĩ năng, hành vi của vị thành niên, thanh niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; tiếp tục định hướng thông tin, tăng cường sự tham gia của vị thành niên trong tự bảo vệ nâng cao sức khỏe bản thân, …

Góp sức trong công cuộc chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thanh niên, Bộ Y tế đã xây dựng Kế hoạch Tổng thể Quốc gia về Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe vị thành niên, thành niên Việt Nam giai đoạn 2006 -2010, định hướng 2020 (đã được phê duyệt) với mục tiêu chung “Duy trì và cải thiện tình trạng sức khỏe bao gồm cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của nhóm tuổi trẻ, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ và các vấn đề sức khỏe, đồng thời tăng cường tiếp cận, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cho vị thành niên và thanh niên”. Kế hoạch đã nêu ra 5 mục tiêu cụ thể:

1. Nâng cao kiến thức, kĩ năng và hành vi trong việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe bản thân của vị thành niên và thanh niên

2. Xây dựng các chính sách và hướng dẫn hỗ trợ việc bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe vị thành niên và thanh niên

3. Tạo môi trường xã hội hỗ trợ bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe vị thành niên và thanh niên

4. Cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ thân thiện đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe vị thành niên và thanh niên

Như vậy, Giáo dục giới tính cho vị thành niên ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, coi trọng nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần cho vị thành niên, giảm thiểu những tác động, hậu quả tiêu cực do thiếu hiểu biết, được Bộ Y tế, Ủy ban Dân số - Gia đình, Đoàn thanh niên, … các tổ chức phi chính phủ, … đưa vào các chương trình, nội dung hoạt động của nghành, tổ chức các dự án nghiên cứu, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta.

2.2.2 Hiểu biết của cha mẹ về các vấn đề giới tính

Trước đây, những hiểu biết của các bậc cha mẹ hầu như chỉ dừng lại ở những kinh nghiệm của bản thân đã từng trải qua nếu như họ không nhận thức được những lợi ích của việc hiểu rõ các vấn đề về giới tính. Một bộ phận không nhỏ các gia đình vẫn hiểu sai, hiểu chưa đầy đủ về giới tính, coi giới tính là tình dục, quan hệ tình dục, điều đó là không sai nhưng chưa đủ. Vì vậy, dẫn đến sai lầm cho rằng giáo dục giới tính sẽ như “đổ thêm dầu vào lửa”, làm kích thích thêm dục tính ở đứa trẻ. Trong nhà trường, giới tính được lồng ghép số tiết ít ỏi trong các môn học, không thể đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Và mảng kiến thức giới tính của trẻ đã bị thiếu hụt, dẫn đến tâm trạng lo sợ, tự ti, nhưng cũng tò mò, khiến không ít trẻ tự mày mò tìm hiểu trong vô vàn các thông tin có cả những thông tin trái chiều dẫn đến những hành vi tiêu cực của trẻ. Ngày nay, trước sự phát triển của hệ thống thông tin, sự tuyên truyền sâu rộng các chính sách của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, quan niệm về giới tính đã có nhiều thay đổi. Đa phần các bậc cha mẹ đã nhận ra lợi ích và sự cần thiết phải giáo dục giới tính cho con em mình, nhất là độ tuổi vị thành niên.

Một bộ phận các gia đình đã nhận thức được các lợi ích của giáo dục giới tính, họ quan tâm đến giáo dục giới tính và muốn cung cấp cho con những hiểu biết đúng đắn về giới tính. Các bậc cha mẹ đã nhận thức được

phải gắn liền với các phạm trù về giáo dục học tập, đạo đức, lao động, … Giáo dục giới tính giúp trẻ nhận thức được sự khác biệt giới và nhận biết mình đại diện giới nào, giúp các em nắm được đặc trưng từng giới trên cơ sở đó biết cách ứng xử phù hợp và thực hiện tốt vai trò của giới mình. Mục đích của giáo dục giới tính cũng chính là để các em nắm được các chuẩn mực đạo đức, thực hiện hành vi có văn hóa trong quan hệ với người khác giới ở mọi nơi, mọi lúc.

Hầu hết, các bậc cha mẹ đều cho rằng: cần cung cấp cho trẻ các kiến thức về giới tính, để các em ý thức được sự trưởng thành của bản thân mình. Mặt khác, trang bị cho các em những nội dung về giới tính cũng là một hình thức để rèn luyện các em sống có trách nhiệm với bản thân cũng như gia đình và xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những trẻ sống trong môi trường gia đình hạnh phúc, được cha mẹ quan tâm, chia sẻ, cung cấp cho các kiến thức về giới tính, các kĩ năng ứng xử thì thường có suy nghĩ lạc quan, cởi mở, tích cực, chúng biết cách tự chăm sóc bảo vệ bản thân trước những cám dỗ của xã hội.

Thực tế đã cho thấy việc thiếu hiểu biết về vấn đề giới tính, cũng giống như việc thiếu hiểu biết về các vấn đề khác đều nguy hiểm và gây tổn hại cho sức khỏe, tâm lí đạo đức con người. Việc thiếu hiểu biết về vấn đề giới tính đã làm cho các bậc cha mẹ mất tự tin khi giáo dục con, và xuất hiện tâm lí phản giáo dục gây ra hậu quả tiêu cực.

Việc nhận thức được ý nghĩa của vấn đề giới tính mới chỉ giải quyết được một nửa vấn đề đặt ra, vì hiện nay, một bộ phận cha mẹ nhận thức được lợi ích của giới tính nhưng lại gặp khó khăn trong việc chia sẻ, giáo dục với con. Việc cha mẹ có trình độ học vấn thấp rất khó để nói về giới tính cho con một cách khoa học và đầy đủ mà thường dùng biện pháp dăn đe, ngăn cấm. Tuy nhiên, ở cái tuổi “dở trăng, dở đèn” này hình như lại phản tác dụng, chỉ làm cho trẻ sống khép mình, xa rời cha mẹ mà thôi.

Trong thời buổi nền kinh tế thị trường, giá trị đồng tiền làm lu mờ các giá trị văn hóa, đạo đức, tình cảm con người. Không ít các bậc cha mẹ cho rằng đồng tiền có thể mua được tất cả, họ lao vào kiếm tiền mà quên đi việc giáo dục con cái, họ quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người làm cha mẹ, họ đùn đẩy cho nhà trường, cho xã hội.

Như vậy, có thể nhận thấy hạn chế lớn nhất của các bậc cha mẹ là thiếu hiểu biết về vấn đề giới tính. Giáo dục giới tính trong gia đình mới chỉ giới hạn trong việc dạy trẻ vệ sinh thân thể, bảo vệ sức khỏe, hay cách đối nhân xử thế với người khác giới, … mà thiếu đi mảng giáo dục liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm của trẻ đối với các hành vi giới tính được pháp luật quy định, để trẻ nhận thức, điều chỉnh suy nghĩ hành vi chứ không thể để trẻ có thói quen nhỡ tay, chẳng may, … không ý thức được hậu quả, đến khi nhận ra thì đã quá muộn.

Dù nhận thức được lợi ích của giáo dục giới tính cho đến đâu thì các bậc cha mẹ cần nhận thức được nền giáo dục bền vững là nền giáo dục trang bị khả năng tự làm chủ bản thân cho mỗi con người, cả trong lĩnh vực giáo dục giới tính.

Giáo dục khả năng tự làm chủ bản thân không có nghĩa là tạo lập một thói quen kiêng nhịn tiêu cực. Đó là quá trình đào tạo và rèn luyện bản thân một cách tích cực trong các môi trường gia đình, trường học và truyền thông

Một phần của tài liệu Gia đình với vai trò giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên ở Việt Nam hiện nay (Trang 74)