1.3.1 Giáo dục giới tính góp phần xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh cho trẻ vị thành niên
Giáo dục giới tính nhằm hình thành cho trẻ vị thành niên những tiêu chuẩn đạo đức của hành vi, có liên quan đến lĩnh vực riêng tư, thầm kín nhất của đời sống con người, hình thành những quan hệ đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, giữa nam và nữ.
Giáo dục giới tính là một bộ phận quan trọng của giáo dục toàn diện nhân cách con người. Giáo dục nhân cách ngày nay không chỉ giới hạn ở các phạm trù giáo dục về học tập, lao động, … mà còn được đề cập tới những khía cạnh về sinh lí, những thay đổi tâm lí của lứa tuổi dậy thì. Giáo dục giới tính nhằm bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những hiểu biết cần thiết về giới, giới tính, hình thành cho họ những phẩm chất về giới tính của mình, hình thành
cho họ thái độ, kĩ năng giao tiếp ứng xử lịch sự, văn minh trong quan hệ với người khác giới trong hoạt động và đời sống xã hội. Giáo dục giới tính là một bộ phận của giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng. Tuy nhiên, với đặc trưng và ý nghĩa của mình, giáo dục giới tính tập trung vào khía cạnh giới tính của cá nhân, giúp cho thế hệ trẻ có thái độ, có hiểu biết và có suy nghĩ đúng đắn lành mạnh về giới tính.
Những kiến thức về giới tính giúp trẻ nhận thức được mình là đại diện của phái nam hay phái nữ, giúp trẻ nhận thức được đặc trưng từng giới, trên cơ sở đó biết cách ứng xử phù hợp và thực hiện tốt quyền lợi, nghĩa vụ và vai trò của giới mình. Đồng thời giáo dục giới tính còn dạy cho trẻ biết nhận thức đúng, sai trong các hành vi giới tính như: quan hệ tình dục, biết tự kiềm chế trong quan hệ nam nữ. Những khía cạnh tâm lý, sinh lí, luân lí và đạo đức, pháp luật cũng được truyền đạt đến trẻ để góp phần định hướng, hình thành thái độ, tiêu chuẩn của hành vi tình dục đúng đắn. Nhằm xây dựng tính tự giác, tự chủ cho trẻ vị thành niên về giới tính.
Những kiến thức về gia đình và các mối quan hệ gia đình là hành trang không thể thiếu khi các em đến gần với tuổi trưởng thành. Giúp trẻ nhận thức được nền tảng của một gia đình hạnh phúc, hướng đến xây dựng và gìn giữ hạnh phúc gia đình.
Những hiểu biết về giới tính sẽ giúp trẻ nhận ra những hành vi giới tính có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của trẻ như: tác hại của việc quan hệ tình dục sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, đạo đức con người, từ đó trẻ biết cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như biết cách quan hệ tình dục an toàn. Nhận thức được khả năng sinh sản và vai trò trách nhiệm duy trì nòi giống, tránh phá thai gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau.
giới hạn của tuổi vị thành niên trong các hành vi, các quan hệ xã hội về giới tính, hướng trẻ rèn luyện lối sống có trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội.
Những hiểu biết về giới tính còn có tác dụng định hướng cho trẻ trong việc hiểu biết, ủng hộ, hành động theo nội dung của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước, hướng thế hệ công dân trẻ sống và làm việc theo pháp luật.
1.3.2 Giáo dục giới tính góp phần nâng cao chất lượng dân số
Giới tính có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của con người trong xã hội. Những đặc điểm giới tính quy định hoặc chi phối phạm vi hoạt động, lĩnh vực hoạt động và phần nào chi phối hiệu quả hoạt động của con người.
Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ nhận thức được các vấn đề về giới tính đồng thời góp phần giáo dục nhân cách đạo đức, nếp sống văn minh. Như vậy, giáo dục giới tính góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện về trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ và đạo đức. Với vai trò to lớn này thì giáo dục giới tính đã thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng dân số ở nước ta hiện nay. Theo các nhà dân số học trên thế giới, chất lượng dân số bao gồm trình độ giáo dục, cơ cấu, trình độ nghề nghiệp – xã hội, tính năng động, mức sống, tình trạng sức khỏe. Ở Việt Nam chất lượng dân số được cụ thể hơn, Pháp lệnh Dân số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định: “Nâng cao chất lượng dân số là chính sách cơ bả n của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước. Nhà nước thực hiện chính sách nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người của Viê ̣t Nam lên mức tiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước” [ 70], xác định “Chất lượng dân số là sự phản ánh các đă ̣c trưng về thể chất , trí tuệ và tinh thần của toàn bô ̣ dân số” [ 70]. Các thành phần của chất lượng dân số bao hàm: Thể chất, gồm nhiều yếu tố khác nhau trong đó có các số đo về chiều cao, cân
nặng, sức mạnh, tốc độ, sức bền, sự khéo léo, ... dinh dưỡng, bệnh tật, tuổi thọ, các yếu tố giống nòi, gen di truyền (như tật nguyền bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, nhiễm chất độc hóa học, chất độc màu da cam, …) của người dân; Trí tuệ gồm các yếu tố trình độ học vấn, thẩm mỹ, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu ngành nghề, … thể hiện qua tỷ lệ biết chữ, số năm bình quân đi học trên đầu người, tỷ lệ người có bằng cấp, được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, ... ; Tinh thần gồm các yếu tố về ý thức và tính năng động xã hội thể hiện qua mức độ tiếp cận và tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thông tin, vui chơi, giải trí, ... của người dân.
Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số. Chất lượng dân số là sự tập hợp những năng lực của một quần cư, của một cộng đồng, một đất nước được thực hiện qua hệ thống các chỉ báo: cơ cấu tuổi, thể lực, trí lực, mức sống và ý thức xã hội, … trong việc thực hiện những chức năng nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ dân số nói chung và sự phát triển của chính bản thân mỗi gia đình, mỗi người dân nói riêng.
Chất lượng dân số có liên quan chặt chẽ đến phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực, chất lượng giống nòi và chất lượng cuộc sống. Việc cải thiện, nâng cao chất lượng dân số sẽ góp phần cải thiện các vấn đề đó. Nâng cao chất lượng dân số cho thấy sự cải thiện chất lượng cuộc sống và là cách nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn. Trong thực tế, nhiều chỉ tiêu để đo lường sức khỏe và chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng giáo dục có thể được sử dụng để đo lường tiêu chuẩn phát triển chất lượng dân số. Giáo dục giới tính góp phần nâng cao trình độ dân trí. Thông qua giáo dục giới tính trẻ có các thông tin về tình dục, sức khỏe tình dục, quyền sức khỏe tình dục, bạo lực gia đình và quấy rối, lạm dụng tình dục, … để trẻ thấy rõ được quyền hạn, nghĩa vụ trong các hành vi ứng xử, có trách nhiệm với
về thể chất và tinh thần. Khắc phục được những hậu quả của việc thiếu hiểu biết về giới tính như hiện tượng thiếu hiểu biết về sinh sản, về tránh thai an toàn, quan hệ tình dục trước và ngoài hôn nhân, bạo lực tình dục, tỉ lệ sinh, tỉ lệ trẻ em bị bỏ rơi cao, … ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Những tri thức về giới tính góp phần làm cho trẻ nhận thức được vai trò, vị trí của mình đối với xã hội, với nghĩa vụ duy trì nòi giống, từ đó hình thành thái độ sống tích cực, sống hướng tới tương lai tốt đẹp. Ngoài ra, còn giúp trẻ nhận thức và hiểu rõ các tác hại của tệ nạn xã hội, hình thành cho trẻ kĩ năng sống tránh xa các tệ nạn như: bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, mại dâm, ma túy, … Đồng thời tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc đón nhận các quyền lợi mà mình được hưởng, được pháp luật bảo vệ.
Giáo dục giới tính góp phần nâng cao giáo dục sức khỏe con người. Sức khỏe là một trong những giá trị chủ yếu của con người và giữ gìn nó là một nhiệm vụ xã hội quan trọng. Các yếu tố về giới tính liên quan đến sức khỏe như: sự phát triển sinh lý cơ thể, chiều cao, cân nặng, cấu trúc và chức năng của cơ quan sinh dục, đời sống tình dục, … tạo cho trẻ nhận biết cách thức, vai trò của giữ gìn sức khỏe bản thân, và nòi giống. Nhờ đó tránh được việc quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, biết tự giác phòng chống các bệnh lây qua đường tình dục.
Thông qua giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên, những thông tin về sức khỏe cũng gián tiếp được truyền đạt đến các tầng lớp nhân dân. Những thắc mắc về tâm sinh lí của trẻ cũng được giải đáp một cách khoa học tạo cho trẻ tâm lí thoải mái trong cuộc sống, tạo ra sự tự tin, khả năng làm chủ bản thân trong các mối quan hệ. Nhờ đó chúng sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, đây là yếu tố quan trọng để xây dựng một xã hội văn minh. Như vậy, giáo dục giới tính giúp trẻ không những khỏe về thể chất mà còn khỏe về tinh thần, là yếu tố thúc đẩy sự phát triển con người toàn diện về cả thể chất, trí tuệ và tinh thần.
Giáo dục giới tính còn góp phần giáo dục đời sống gia đình. Hiện nay, trẻ vị thành niên còn là con cái trong gia đình, vì vậy hình ảnh về một gia đình hạnh phúc, vai trò của người làm cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống thực tiễn của gia đình sẽ là mô hình để trẻ hướng tới khi trưởng thành. Giáo dục giới tính đúng đắn còn cần thiết cho quan hệ vợ chồng hòa hợp (hòa hợp về đời sống tình dục) – nhân tố quan trọng của gia đình vẹn toàn giá trị. Sự hòa hợp về mọi mặt trong gia đình, tạo sự gắn kết giữa các thành viên, làm cho quan hệ gia đình trở nên hạnh phúc, lành mạnh hơn làm giảm thiểu nguy cơ các vụ li hôn, các nạn bạo lực gia đình, các nạn bạo hành phụ nữ và trẻ em gái.
Giáo dục giới tính có liên quan mật thiết với giáo dục dân số. Giáo dục dân số là một chương trình giáo dục giúp người học hiểu được mối quan hệ qua lại giữa các động lực dân số và các nhân tố khác của chất lượng cuộc sống và có những quyết định hợp lý, hiểu biết về hành vi thuộc lĩnh vực dân số, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội. Như vậy, có thể thấy rõ là giáo dục giới tính hỗ trợ đắc lực cho giáo dục dân số. Có thể khẳng định, giáo dục giới tính là một thành phần tích cực với việc thực hiện các mục đích của giáo dục dân số - đó là hình thành hành vi dân số (hành vi sinh đẻ) một cách hợp lý trên cơ sở đó nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất lẫn cuộc sống tinh thần. Do đó, các nội dung của giáo dục giới tính đều phục vụ cho các mục tiêu của giáo dục dân số, nó cung cấp những cơ sở tâm lí học, sinh lí học, y học, đạo đức học, luật pháp học, … cho giáo dục dân số. Nhờ vậy mà các hiện tượng như: tảo hôn, bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới, … đã được đẩy lùi.
Giáo dục giới tính có vai trò quan trọng như vậy, nên để giáo dục giới tính có hiệu quả cần có sự quan tâm của gia đình nhà trường và xã hội. Bởi vì, ngoài gia đình thì trẻ còn tiếp nhận các thông tin giới tính từ nhà trường và
Kết luận chương 1
Gia đình là một thiết chế có quy luật phát triển mang tính chất và đặc thù riêng với tư cách là một thể thống nhất, một tế bào hoàn chỉnh và có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Mục đích của chúng ta là xây dựng nước Việt Nam “dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” nhưng vẫn dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc để phát triển bền vững. Để thực hiện thành công nhiệm vụ đó rất cần những chủ nhân tương lai của đất nước – trẻ vị thành niên. Vì vậy, giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên là bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc gia đình, sức khỏe nòi giống, là điều kiện để giáo dục con người toàn diện khỏe về thể chất lẫn tinh thần, cơ sở để phát huy trí lực.
Trước những ảnh hưởng của quá trình hội nhập, vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên đã trở thành vấn đề bức thiết của gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo dục giới tính, giúp trẻ có kiến thức, thái độ đúng đắn với giới tính, giúp trẻ có kĩ năng sống tốt, biết bảo vệ bản thân trước những nguy cơ tồn tại trong xã hội. Như vậy, giáo dục giới tính giúp trẻ xây dựng lối sống lành mạnh cũng như nâng cao chất lượng dân số.
Trong đó giáo dục gia đình giữ vai trò hàng đầu, đặc biệt trong giáo dục giới tính. Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của mỗi con người. Tại đây, các thành viên lĩnh hội những giá trị cơ bản của cuộc sống để chuẩn bị hành trang hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. Cha mẹ giữ một vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái. Lối sống của cha mẹ chính là trường học đầu tiên của con trẻ về vấn đề giới tính. Giáo dục giới tính ở gia đình giúp phát triển nhân cách toàn diện cho mọi thành viên. Ngoài việc cung cấp các kiến thức về giới tính và sẵn sàng chia sẻ của người lớn, không khí gia đình êm ấm và cởi mở, cũng rất thuận lợi cho giáo dục giới tính. Việc thiếu hiểu biết về giới tính là một trong những nguyên nhân gây nguy hiểm và tổn hại
đến sức khỏe, tâm lý và đạo đức con người. Vì vậy cần phải nâng cao và phát huy vai trò giáo dục giới tính của gia đình.
Khi khẳng định tính quyết định của gia đình và giáo dục gia đình đối với sự hình thành nhân cách cho trẻ vị thành niên, đặc biệt là vấn đề giới tính, chúng ta cũng không thể phủ định vai trò giáo dục quan trọng của nhà trường và xã hội. Mà cần phải có sự thống nhất giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội, tạo cho trẻ môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi lúc mọi nơi.
Như vậy, giáo dục giới tính có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vị thành niên; xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình; với sự ổn định và phát triển của xã hội.
Chương 2: VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO