2.3.1 Nâng cao nhận thức của gia đình về giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên
Giáo dục giới tính trong gia đình còn nhiều hạn chế là do trình độ văn hóa của các bậc phụ huynh còn thấp, họ chưa nhận ra được vai trò, lợi ích của việc giáo dục giới tính cho con trẻ. Trình độ văn hóa sẽ quyết định đến nhận thức, quan niệm, thái độ và hành vi của cha mẹ và thành viên trong gia đình. Trình độ văn hóa cao sẽ giúp cha mẹ thực hiện các chức năng của mình có hiệu quả bằng những ứng xử khéo léo, đảm bảo cho quan hệ gia đình trở lên tốt đẹp, có quan niệm, phương châm sống khoa học, …
Tuy nhiên hiện nay, trình độ nhận thức của nhiều bậc cha mẹ vẫn còn hạn chế, nhất là về vấn đề giới tính. Do ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến, Nho giáo giới tính bị coi là điều cấm kỵ. Bởi vậy, nhiều bậc cha mẹ chỉ đề
dục giới tính. Vì vậy, để thực hiện tốt vai trò giáo dục giới tính của gia đình cho trẻ vị thành niên ở Việt Nam hiện nay thì trước hết cần phải nâng cao nhận thức của gia đình về vấn đề giáo dục giới tính.
Giáo dục gia đình là một quá trình lâu dài, liên tục lấy đi rất nhiều thời gian, công sức và tiền của của cha mẹ. Vì vậy, trước hết cần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trong gia đình là cơ sở để gia đình có thể thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng giáo dục con cái. Một bộ phận lớn các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, hoặc mải mê kiếm tiền thường xuyên không có thời gian gần gũi, quan tâm con cái mà bỏ mặc cho con tự phát triển. Việc thiếu thốn sự quan tâm, chỉ bảo của cha mẹ đã khiến nhiều trẻ lầm đường lạc lối.
Vì vậy, các bậc cha mẹ không những phải đảm bảo cho con cái một cuộc sống vật chất đầy đủ mà còn phải giành thời gian, tình cảm quan tâm chia sẻ với con, đặc biệt tuổi vị thành niên – giai đoạn hình thành nhân cách, để trẻ có thể khỏe mạnh phát triển nhân cách, năng lực, trí tuệ bản thân.
Hiệu quả của giáo dục gia đình phụ thuộc nhiều vào cha mẹ với tư cách là chủ thể của hoạt động giáo dục. Song nhìn chung, cha mẹ thiếu sự chuẩn bị để thực hiện tốt chức năng giáo dục trong gia đình, không được đào tạo để làm nhà giáo dục, trình độ văn hóa hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc giáo dục trẻ em. Vì vậy, cần nâng cao hiểu biết, trình độ sư phạm của cha mẹ nhằm thực hiện tốt chức năng xã hội hóa trong gia đình. Kiến thức của cha mẹ có thể từ kinh nghiệm, từ học tập trong sách vở và trong cuộc sống. Nhưng đối với mỗi thế hệ cuộc sống đã có ít nhiều sự thay đổi, cha mẹ cần thêm thông tin về đời sống giới trẻ để có thể hiểu về con cái hơn. Cần thiết phải có các trung tâm tư vấn về gia đình, mở rộng các hình thức đào tạo, các buổi nói chuyện cung cấp kiến thức làm cha mẹ, … nâng cao kiến thức về gia đình và giáo dục gia đình cho cha mẹ.
Các bậc cha mẹ cần giáo dục con trẻ cách đối nhân xử thế, biết yêu lao động, biết khiêm nhường, không tự ti, có ý chí vươn lên, sống trung thực, dũng cảm vượt qua khó khăn trong học tập, trong cuộc sống. Dạy trẻ lòng khoan dung, độ lượng, vị tha, những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà con người phải sống theo. Để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo.
Cha mẹ cần có quan niệm và phương pháp khách quan trong giáo dục đạo đức, lối sống cho trẻ vị thành niên, tránh chủ quan, phiến diện, cực đoan, áp đặt khi giáo dục trẻ. Cần dành nhiều thời gian hướng dẫn và kiểm tra việc học tập, sinh hoạt của trẻ, có sự hiểu biết nhất định về tâm, sinh lý, thể chất, nhu cầu, lứa tuổi, giới tính của trẻ. Nhận diện và nắm bắt được tâm tư, nguyên vọng, đồng thời phát hiện được ý thích, tư chất, sở trường, năng khiếu của trẻ vị thành niên để đào tạo và hướng nghiệp cho chúng. Cho trẻ làm những công việc trong gia đình phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ, tôn trọng sáng kiến và khả năng cá nhân của trẻ.
Cha mẹ cần quan tâm giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên, trao đổi với trẻ về sức khoẻ sinh sản và tình dục an toàn. Nên dành nhiều thời gian và sự kiên trì, nhẫn nại trong giáo dục đạo đức, lối sống cho trẻ. Muốn vậy, cha mẹ và các thành viên trong gia đình phải luôn cập nhật kiến thức xã hội, tăng cường sự hiểu biết trên một số lĩnh vực đạo đức, văn hóa cho trẻ vị thành niên.
Xây dựng một cuộc sống gia đình cởi mở, đồng thuận, hạnh phúc, trong đó mọi thành viên luôn đoàn kết, quan tâm đến nhau. Cha mẹ phải là tấm gương trên mọi lĩnh vực, mẫu mực trong lối sống, suy nghĩ, cách ứng xử. Cần hướng dẫn con trẻ học cách sống và cách ứng xử trên cơ sở kế thừa và tiếp nhận một cách hài hòa, có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.
Gia đình phải thường xuyên liên hệ với nhà trường để nắm bắt kịp thời các mối quan hệ bạn bè và các hoạt động xã hội của con trẻ, xây dựng nề nếp gia đình có trật tự, kỷ cương, xây dựng bầu không khí, tâm lý dân chủ trong gia đình để tạo điểu kiện cho con trẻ trao đổi, bộc lộ chính kiến, gửi gắm, chia sẻ tâm sự đến cha mẹ và người thân như những người bạn.
Tăng cường sự quản lí của gia đình để biết được các mối quan hệ bạn bè của con, biết được các thời gian, hoạt động sinh hoạt của con với bên ngoài xã hội.
Nâng cao nhận thức về vai trò giáo dục giới tính trong gia đình gắn liền với việc nâng cao hiểu biết và năng lực giáo dục con cái của các bậc cha mẹ. Để có khả năng truyền đạt các kiến thức giới tính chính bản thân các bậc cha mẹ cũng phải tìm hiểu thêm từ các nguồn thông tin như: báo, đài, sách, internet, trung tâm tư vấn sức khỏe, tâm lí, … và cần có sự trao đổi giữa các bậc cha mẹ. Trên các địa bàn dân cư cần áp dụng xây dựng mô hình “Câu lạc bộ các bậc cha mẹ và sức khỏe vị thành niên”, đây là một mô hình theo dự án: “Nâng cao kiến thức, kĩ năng và năng lực của vị thành niên/ thanh niên, các bậc cha mẹ và cộng đồng về giới, quyền sức khỏe sinh sản/ sức khỏe tình dục và phòng chống HIV/AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam”. Mô hình trên đã được thử nghiệm ở bốn xã thuộc bốn tỉnh ở các vùng trong cả nước, và kết quả cho thấy rất khả quan, hầu hết các bậc cha mẹ tham gia câu lạc bộ đều thay đổi thái độ về vấn đề giới tính, tự tin chia sẻ với con cái.
Thái độ ứng xử của cha mẹ với con cái là rất quan trọng. Cha mẹ phải tạo được sự tin cậy của con cái đối với mình, là chỗ dựa vững chắc của con cái trước những vấn đề của cuộc sống. Cha mẹ cần thường xuyên nói chuyện, hướng dẫn con cái trong quan hệ tình yêu, tình bạn và những vấn đề phù hợp về giới tính và trở thành người bạn của con cái.
2.3.2 Lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp trong giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên ở gia đình
Hiệu quả của giáo dục không chỉ được quyết định bởi hiểu biết, thái độ của người giáo dục mà còn được quyết định bởi nội dung, phương pháp phù hợp với đối tượng giáo dục. Kiến thức của cha mẹ có phong phú, rộng lớn đến đâu thì cũng phải biết lựa chọn những vấn đề phù hợp với yêu cầu của xã hội, phù hợp với hoàn cảnh, tâm lý lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm của từng đứa trẻ. Có thể nói, đây là điều khó khăn đối với các bậc cha mẹ, bởi xã hội phát triển rất nhanh, lượng kiến thức vô cùng lớn, trẻ học rất nhanh cả điều hay, lẽ phải và những thói hư tật xấu trong gia đình và ngoài xã hội. Cha mẹ phải cập nhật thông tin, nắm bắt được nhu cầu tâm lý của con mình, xây dựng nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp
Trẻ có được các kiến thức, kĩ năng về giới tính phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và phương pháp giáo dục. Trước đây, giáo dục giới tính là điều cấm kỵ, vì vậy một số nội dung giới tính gắn liền các quy định của giáo dục đạo đức, lễ nghi mà thiếu đi tính nhất quán và đầy đủ. Cha mẹ nên giáo dục giới tính cho con ngay từ khi trẻ bắt đầu hình thành nhận thức, giúp trẻ định hình bản sắc giới tính (tự cảm nhận mình là nam hay nữ). Nội dung giáo dục giới tính phải được xây dựng toàn diện, là một quá trình lâu dài để có được những thông tin chính xác, giúp hình thành thái độ, niềm tin và những giá trị về bản ngã, về các mối quan hệ tình cảm. Giáo dục giới tính bao gồm nhiều nội dung: sự phát triển của giới tính, sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ cá nhân, tình cảm, về ngoại hình, vai trò của giới, … Giáo dục giới tính giúp trẻ vị thành niên có một quan điểm tích cực về tình dục, đồng thời cung cấp các thông tin và các kĩ năng để trẻ vị thành niên có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình.
Giới tính là vấn đề phức tạp, có nhiều nội dung khác nhau, vì vậy đối với mỗi thời kỳ phát triển của tuổi vị thành niên cha mẹ nên lựa chọn những nội dung phù hợp để giáo dục con. Điều này vừa đáp ứng nhu cầu tìm hiều
Đã là con người thì tất nhiên có tính dục, đó là bản năng. Vì vậy, khi cha mẹ thấy con cái có những biểu hiện về giới tính, hãy coi đó là một biểu hiện bình thường và có thể tận dụng cơ hội đó để giáo dục cho trẻ. Dạy trẻ biết tôn trọng quyền riêng tư, bất cứ nam hay nữ cần có sự kín đáo trước mọi người, quyền riêng tư cũng là một quyền cần tôn trọng, dạy trẻ cách bảo vệ cơ thể từ những yêu cầu về vệ sinh cho đến việc không ai có quyền đụng vào cơ thể mình nếu như mình không muốn. Tập cho trẻ có ý thức về những giới hạn trong hành vi ngay từ nhỏ là điều mà môi trường gia đình có thế mạnh.
Giáo dục con cái để chúng tự hào về giới tính của bản thân, sự khác biệt về giới là một thực tế, nhưng sự khác biệt đó bổ sung cho nhau để tạo nên vẻ đẹp của cuộc sống chứ không phải để kỳ thị. Ý thức về bình đẳng nam nữ nẩy mầm từ những việc nhỏ trong gia đình. Nhà trường và gia đình là môi trường đầu tiên để trẻ học về mối quan hệ giới (cách cư xử, trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm giữa cha mẹ và các thành viên trong gia đình) cũng như các vấn đề liên quan đến tình dục và sinh sản. Cần để trẻ làm quen với những hiểu biết về sinh sản ở mức độ phù hợp với sự phát triển của chúng.
Hãy làm cho trẻ tự tin vào hình ảnh của chính bản thân mình: vẻ đẹp thể chất và vẻ đẹp tinh thần có thể bổ sung cho nhau, đừng để trẻ mất tự tin chỉ vì có một số nhược điểm thể chất nào đó.
Nội dung giáo dục cần kết hợp các yếu tố truyền thống và hiện đại. Thái độ của gia đình về vấn đề giới tính luôn có sự biến đổi nhưng cần chú ý vấn đề định hướng giá trị văn hóa, đạo đức, hình thành chuẩn mực, khuôn mẫu ứng xử trong gia đình, xã hội phù hợp. Tránh sự ảnh hưởng thái quá của chủ nghĩa cá nhân mà quên đi phong tục truyền thống, xã đà theo lối sống buông thả, tự do thái quá.
Các gia đình thường giáo dục bằng quyền uy của cha mẹ, áp đặt cho trẻ, ngày nay phương pháp này đã không còn phù hợp. Cha mẹ cần thay đổi quan niệm của mình, hãy lấy người học làm trung tâm, con cái là chủ
thể, là mục đích của giáo dục. Trẻ không còn là đối tượng tiếp nhận thông tin thụ động mà cần có sự trao đổi hai chiều giữa cha mẹ và con cái và ngược lại. Cha mẹ là người hiểu được các đặc điểm tính cách của con hơn ai hết, vì vậy cũng là người biết cách sử dụng, kết hợp phương pháp giáo dục sao cho hiệu quả nhất.
Gia đình cần kết hợp các phương pháp giáo dục khác nhau (nêu gương, khen thưởng, kỷ luật, rèn luyện thói quen) trong giáo dục trẻ vị thành niên, vì lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm, hiếu động, thích thể hiện bản thân, dễ bị kích động, … Tránh hiện tượng quá nghiêm khắc, áp đặt, khắt khe với trẻ, và cũng tránh trường hợp quá dân chủ, nuông chiều. Phương pháp giáo dục nên được thay thế bằng phương pháp định hướng, khích lệ.
Trước đây, do sự phát triển của khoa học kĩ thuật cũng như điều kiện vật chất của các gia đình còn hạn chế, vì vậy trẻ nhận biết các thông tin giới tính chủ yếu qua bố mẹ. Ngày nay, bên cạnh gia đình còn có nhiều luồng thông tin khác nhau về giới tính. Cha mẹ cần tạo điều kiện để trẻ tiếp cận được nhiều nguồn thông tin giới tính khoa học, điều này còn có ý nghĩa quan trọng là thước đo tính đúng đắn, khoa học của thông tin giới tính cha mẹ truyền đạt.
Cha mẹ cần dành thời giờ và tạo không khí để nói chuyện với trẻ trong gia đình (hình thức giáo dục không chính thức nhưng rất cần thiết của giáo dục giới tính). Sự tự nhiên thoải mái của cha mẹ khi nói đến những chuyện liên quan đến giới tính sẽ giúp trẻ cởi mở và tin cậy vào gia đình hơn. Trẻ sẽ không đặt ra câu hỏi nữa nếu chúng thấy cha mẹ ngại trả lời.
Giáo dục giới tính cho trẻ trong gia đình không giống như tiêm chủng vắc-xin, một đôi lần là đủ cho cả đời mà là việc làm thường xuyên, hằng ngày, bằng lời nói, bằng hành động và cả trong cách cư xử của bố mẹ với nhau và với con cái. Cũng không nên nói nhiều khi trẻ tỏ ra không quan tâm
Cha mẹ tham vấn ở học đường, thầy cô, bác sĩ, đoàn thể thanh niên, thông tin đại chúng là những đối tượng sẽ phối hợp một cách tích cực trong các chương trình giáo dục giới tính. Vì hầu hết cha mẹ chưa có được những kĩ năng để tham vấn chính xác và có hiệu quả. Cha mẹ cần tham gia các trương trình huấn luyện về các vấn đề liên quan đến tình dục ở trẻ vị thành niên, biết cách giao tiếp một cách cở mở, chân thành, tôn trọng và có hiệu quả với trẻ.
Nhiều khi cha mẹ cũng phải biết lắng nghe, để cha mẹ hiểu biết thêm về cách nhìn nhận thế giới và nhìn nhận con người của trẻ. Giữa cha mẹ và con cái tuổi vị thành niên có thể có sự trao đổi cởi mở hơn về những yêu cầu của nhân cách, … Chính những lúc giao lưu như thế, cha mẹ và con cái trao đổi các quan điểm về giá trị và niềm tin. Có nhiều giá trị cần cho con cái cảm nhận bằng trái tim và khối óc: gia đình hạnh phúc, tình yêu chung thủy, … Trong bối cảnh xã hội có nhiều sự cám dỗ như hiện nay cần cho trẻ biết sợ những nguy cơ lây nhiễm HIV, bệnh lây truyền qua đường tình dục, từ đó trẻ có ý thức phòng tránh và kiềm chế bản thân.
Đừng ngại dạy cho con đã đến tuổi vị thành niên những hiểu biết về các phương pháp tránh thai. Sự quan tâm có tính chất phòng ngừa này cũng cần