Vai trò của gia đình trong giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niê nở Việt

Một phần của tài liệu Gia đình với vai trò giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên ở Việt Nam hiện nay (Trang 48)

2.1 Vai trò của gia đình trong giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên ở Việt Nam hiện nay niên ở Việt Nam hiện nay

2.1.1 Gia đình cung cấp cho trẻ vị thành niên những hiểu biết về giới tính

Một chân lý quan trọng đã tồn tại ở cả phương Đông và phương Tây là con người không tự sinh ra và cũng không tự tạo dựng cuộc sống, con người cần cha mẹ, cần môi trường để sống và phát triển (cho dù gia đình chỉ có một người mẹ). Ngày nay, trong một bối cảnh của xã hội hiện đại luôn đặt ra trong mỗi bước phát triển của con người những cám dỗ và thách thức thì vai trò của người làm cha mẹ cũng đòi hỏi cao hơn – họ cần có tư cách xứng đáng để làm cha mẹ, để thực hiện những chức năng của gia đình và để trẻ hòa nhập vào xã hội

Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ, trong đó cha mẹ chính là người gần gũi và theo sát trẻ trong từng giai đoạn trưởng thành. Những hành vi, cách ứng xử của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn tới suy nghĩ cũng như hành động của con cái. Vì vậy, gia đình là tấm gương sáng để trẻ học hỏi và noi theo đồng thời cũng chính gia đình là nhân tố hàng đầu định hướng và giúp trẻ hình thành, phát triển nhân cách toàn diện. Giáo dục giới tính là một bộ phận của giáo dục nhân cách, để trẻ có một nhân cách tốt thì không thể xem nhẹ giáo dục giới tính. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người làm cha mẹ.

Trong gia đình Việt Nam truyền thống rất ít khi đề cập đến vấn đề giáo dục giới tính, nó chỉ là những nhắc nhở, chỉ dẫn vệ sinh cá nhân. Việc trao đổi, hướng dẫn về giới tính có thể làm hư người, trẻ cần tập trung vào học hành. Giới tính bị xem là vấn đề cần né tránh, cả gia đình và nhà

trường đều hạn chế nhắc đến những nội dung thuộc về giáo dục giới tính như: nói cho con em biết các dấu hiệu của tuổi dậy thì, đề cập đến cơ chế mang thai, … đây bị coi là những biểu hiện “đáng xấu hổ”, là chuyện hết sức thầm kín không được đem ra nói ở chỗ đông người. Các khía cạnh khác của giới tính như tình bạn, cuộc sống gia đình, cách cư xử với mọi người, đặc điểm tâm sinh lý, … đều được giáo dục trong giáo dục đạo đức, nhân cách, sức khỏe.

Như vây, giáo dục giới tính của gia đình Việt Nam trước đây chưa được đề cao, chủ yếu dựa trên hai phương diện là: “Giáo dục bản sắc giới tính” và “giáo dục giao tiếp giới tính”. “Giáo dục bản sắc giới tính là làm cho mỗi giới ý thức được bản sắc riêng của mình” [83, tr. 56] và “giáo dục giao tiếp giới tính là làm cho cá nhân giới này hiểu bản sắc giới tính của giới tính kia tạo ra sự thuận lợi trong tiếp xúc, trao đổi quan hệ với người khác giới trong giao tiếp tạo ra văn hóa giao tiếp giữa những người khác giới” [83, tr. 58]. Những nội dung này thực chất là giáo dục đạo đức, lễ nghĩa. Về phương diện nào đó, giáo dục giao tiếp giới tính lại là giáo dục phản giao tiếp, bởi lẽ thay vì trang bị cho trẻ những hiểu biết về giới tính thì người ta lại lên án những tri thức đó, tạo ra những rào cản cấm đoán trong quan hệ khác giới.

Chính sự thiếu hiểu biết về giới tính nên các bậc cha mẹ mới chỉ quan tâm được một số khía cạnh, chưa hiểu rõ, nhìn thẳng vào vấn đề tế nhị này để giáo dục con mà vẫn còn né tránh, điều này đã hạn chế hiểu biết của con cái cũng như kĩ năng ứng xử trước những hành vi giới tính.

Giáo dục giới tính trong gia đình Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể khi Đảng và Nhà nước quan tâm đến các vấn đề giới tính trong hàng loạt chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt khi bước vào thập niên 90, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã dự báo nguy cơ phải đối mặt của loài người với bốn vấn đề lớn: Bảo vệ hòa bình, dân số, ô nhiễm môi trường

đề còn lại, liên quan đến mọi chính sách kinh tế, xã hội của mọi quốc gia, liên quan đến hạnh phúc của gia đình và các cá nhân trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã coi giáo dục dân số là công tác thuộc chiến lược con người, bên cạnh đó, giáo dục giới tính cũng bắt đầu được quan tâm.

Mới đây nhất, ngày 12/4/2013, tại Hội thảo “Phổ biến kết quả về giới và sức khỏe sinh sản cho thanh niên, học sinh, sinh viên” tổ chức tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý nhấn mạnh: “cần phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng; nâng cao chất lượng dạy và học, hoạt động ngoại khóa về giáo dục giới tính, truyền thông về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, giáo dục kĩ năng sống”.

Những chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với sự tuyên truyền của hệ thống thông tin đại chúng đã làm thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh. Họ nhận thấy cần phải cung cấp cho trẻ vị thành niên những kiến thức về giới tính, để trẻ có thể đối mặt với những khó khăn của lứa tuổi.

Để trở thành những bậc cha mẹ ai cũng phải trải qua thời kỳ trưởng thành với những thay đổi, biến đổi về tâm sinh lí. Vì vậy, cha mẹ nào cũng có những hiểu biết nhất định về vấn đề này, đó không phải là những kiến thức học được trong sách vở, báo chí mà còn là những trải nghiệm thực tế từ bản thân mỗi người.

Giáo dục giới tính là một quá trình xuyên suốt trong quá trình phát triển của trẻ, ngay từ khi quá trình nhận thức của trẻ bắt đầu hình thành cần được giáo dục chứ không nên chờ đến khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì mới đề cập, dạy dỗ. Thực tế cho thấy trẻ tiếp cận các kiến thức về giới tính từ những sinh hoạt hàng ngày, đó là những điều trẻ thấy và được trải nghiệm. Khi trẻ 6, 7 tháng tuổi, trẻ bắt đầu chơi trò chơi, đồ chơi được gia đình mua cho, trong ý thức của cha mẹ đã giàng buộc những đồ chơi cho trẻ theo giới. Đối với bé gái thường là những con búp bê, mẫu len, bông hoa, … còn bé trai là ô tô, quả bóng, … Như vậy, chính gia đình là nơi hình thành sự phân biệt về giới ở

trẻ. Lớn lên cha mẹ giao cho trẻ các công việc dựa vào giới, các vật dụng đồ dùng mua cho trẻ cũng dựa vào giới, đặc biệt là trang phục và kiểu tóc. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày các bậc cha mẹ cũng gặp phải sai lầm khi có những hành động như: để trẻ tè ở những nơi đông người, cho con ăn mặc quá mát mẻ, hay cho trẻ tắm chung với trẻ khác giới, sinh hoạt vợ chồng chung không gian với con trẻ, … Điều này sẽ ảnh hưởng đến các hành vi, suy nghĩ giới tính của trẻ. Theo Thạc sĩ – bác sĩ Lan Hải (Cố vấn Hội quán các bà mẹ) cho hay: “những hành động tưởng như vô ý đó dẫn đến rất nhiều hậu quả, có thể dẫn bé nẩy sinh ý muốn khám phá, nhìn chộm hoặc sợ hãi, từ đó có những hành vi lệch lạc tình dục hay có những đánh giá sai lầm về người khác” [58].

Vị thành niên là giai đoạn tính dục đặc biệt – thời kỳ nụ hoa tính dục, trẻ rất ngây thơ nhưng người lớn không được vô tư thái quá. Giáo dục giới tính chính là giúp trẻ biết trân trọng, giữ gìn, đề cao giá trị của bản thân và tôn trọng người khác. Cha mẹ không nên la mắng trẻ hay hù dọa khi trẻ có những câu hỏi về giới tính mà cần chia sẻ với con bằng một thái độ ôn hòa, tự nhiên, không cần quá tỉ mỉ mà nên tập trung hướng dẫn trẻ giữ gìn vệ sinh, cách bảo vệ bản thân không cho người khác xâm phạm, …

Như vậy, điều đầu tiên và quan trọng nhất trong giáo dục giới tính cho trẻ mà các bậc cha mẹ đều quan tâm đó là xây dựng những quan niệm đúng đắn về giới tính cho trẻ, tạo cho trẻ có một thái độ tích cực về vấn đề này.

Các bậc cha mẹ đừng chờ đợi con em mình đặt ra những câu hỏi, điều đó có thể không bao giờ xẩy ra vì trẻ không dám hoặc không biết có thể hỏi được cha mẹ những điều tế nhị này không. Vì vậy, ngay khi trẻ bắt đầu tuổi vị thành niên cha mẹ cần chủ động nói chuyện, tâm sự với trẻ về những biến đổi cơ thể, những biến đổi trong tâm sinh lí của con khi con bước đến tuổi dậy thì. Như tâm lí muốn thoát ra khỏi sự kiểm soát của gia đình, muốn tự

tác động từ các yếu tố xã hội, đặc biệt các yếu tố tiêu cực. Khẳng định cho trẻ rõ đây là một giai đoạn phát triển bình thường của con người. Cha mẹ cần học cách nói về những biến đổi trên cơ thể và những xúc cảm tâm lý của lứa tuổi này một cách tự nhiên, thoải mái, không rụt rè. Như vậy, khi xuất hiện dấu hiệu của tuổi dậy thì trẻ đã có tâm thế sẵn sàng đón nhận. Đồng thời, có những khúc mắc cần giải đáp, thì cha mẹ luôn được con cái lựa chọn đầu tiên và tin theo tuyệt đối.

Những kiến thức về cấu tạo, chức năng cơ quan sinh dục giúp trẻ có tâm lí thoải mái, tự tin đó là một hiện tượng bình thường tránh tâm trạng lo lắng, khủng hoảng khi thấy những hiện tượng bất thường trên cơ thể. Lúc này, cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến tình trạng sức khỏe của trẻ, xây dựng cho trẻ nếp sinh hoạt hợp lí, cung cấp những kiến thức chăm sóc sức khỏe.

Tuổi vị thành niên các cơ quan sinh dục phát triển và dần hoàn thiện thì cũng là khi nhu cầu tình dục xuất hiện, nếu không được định hướng rõ ràng, để trẻ tự nhận thức thì có thể trẻ sẽ hành động theo bản năng tính dục, xa vào các tệ nạn xã hội mà không cần biết tới hậu quả. Cha mẹ phải giáo dục trẻ theo hướng: “Giữ mình, nói không với tình dục” (nhằm khuyến khích trẻ biết kiên nhẫn chờ đợi “chuyện ấy” cho tới lúc hôn nhân) . Việc quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên sẽ gây ra nhiều hậu quả cho chính bản thân cơ thể, tâm lí của các trẻ, đồng thời đây cũng là những hành vi vi phạm luân lí đạo đức xã hội. Vì vậy, cha mẹ hãy dạy trẻ phân biệt giới hạn tình dục và nguy cơ của tình dục sớm. Giúp trẻ nhận biết và tránh giao lưu với những người bạn có lối sống buông thả. Đồng thời, để trẻ có khả năng tự bảo vệ mình, cha mẹ cần đưa ra những hoàn cảnh có khả năng dẫn đến quan hệ tình dục sớm: những cuộc vui nhiều cám dỗ, tác dụng của rượu, thử dùng ma túy và nhất là xem băng hình khiêu dâm, đồi trụy. Trong những hoàn cảnh đó, lí trí lu mờ khó kiểm soát được nhu cầu thể chất, càng dễ ngả theo tâm lý đám đông, áp lực

bạn bè. Ngoài ra, còn cần cảnh giác với các loại thuốc có thể hòa vào bia rượu để đưa người uống đến quan hệ tình dục một cách vô thức.

Hành động răn đe, cấm đoán trẻ thái quá là không nên vì sẽ kích thích tính tò mò của trẻ, cha mẹ hãy như những người đi trước có kinh nghiệm nói chuyện, trao đổi với con tác hại của quan hệ tình dục tuổi vị thành niên, đặc biệt là quan hệ tình dục không an toàn, có thể dẫn tới mang thai ngoài ý muốn. Cơ chế mang thai, nguy cơ mang thai cũng là điều trẻ tò mò, muốn khám phá, cha mẹ cần trao đổi cho con. Mang thai ở tuổi vị thành niên gây tổn hại về sức khỏe, tâm lý cho chính người mẹ và sức khỏe của bào thai, mà còn làm mất đi tiềm năng của các em, rút ngắn cơ hội học hành, đánh mất hoặc hạn chế sự lựa chọn của các em hay khiến chính trẻ và cộng đồng nơi trẻ sinh sống chìm trong cảnh đói nghèo. Bản thân các trẻ chưa đủ khả năng sinh con và nuôi con khi cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh, chưa đủ chín chắn để làm cha mẹ, nhất là chưa thể tự lập về kinh tế. Đồng thời đó là hành động bị lên án về đạo đức, với tâm lý xấu hổ với gia đình, bạn bè và xã hội, trẻ thường lựa chọn giải pháp nạo phá thai, gây nên những hệ lụy về sau.

Hiện nay, sự phát triển của kinh tế xã hội đã ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống ở nước ta, tạo điều kiện được sống trong môi trường tốt hơn. Bởi vậy, độ tuổi dậy thì của trẻ ngày càng thấp đi, cộng với những tác động từ môi trường sống, điều kiện sống hiện nay khiến trẻ em có xu hướng quan hệ tình dục sớm. Do đó các bậc phụ huynh cần có sự quan tâm chăm sóc trẻ chu đáo, định hướng cuộc sống lành mạnh cho trẻ; đồng thời khéo léo cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ.

Tuy nhiên, việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên ở nước ta hiện nay chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ phá thai và sinh con trong độ tuổi vị thành niên vẫn còn rất cao - “chiếm khoảng 30% tổng số ca phá thai và sinh con. Trung bình, mỗi năm, ở nước ta có khoảng

19 trong đó 60 - 70% là học sinh, sinh viên. Với con số này Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ nạo, phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Thực trạng này rất đáng lo ngại cho sức khỏe sinh sản của trẻ vị thành niên. Mà nguyên nhân chủ yếu là do các em thụ động, thiếu kiến thức về giới tính, thiếu sự dạy dỗ, giúp đỡ một cách đầy đủ của gia đình” [29], Tỉ lệ trẻ vị thành niên nạo phá thai còn có xu hướng tăng trong những năm gần đây: “Năm 2010 chỉ có 2% trường hợp tuổi vị thành niên trong tổng số ca nạo thì 2 năm gần đây tỉ lệ này đã tăng lên 4% (khoảng hơn 3.000 ca mỗi năm)” [29]. Như vậy, sai lầm có thể nối tiếp sai lầm, để ngăn chặn điều này thì không ai khác ngoài cha mẹ hãy xây dựng cho con em mình lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Một nguy cơ lớn khi quan hệ tình dục, trẻ vị thành niên có khả năng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vì trẻ đang trong tuổi vị thành niên nên việc trao đổi về các bệnh lây qua đường tình dục thường bị các bậc cha mẹ bỏ qua mà chỉ tập trung dạy trẻ việc vệ sinh thân thể, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, đây là nội dung quan trọng và cần thiết trong giáo dục giới tính, giúp trẻ nhận biết được nguyên nhân, triệu chứng, cách lây truyền và tác hại của các bệnh lây qua quan hệ tình dục, đồng thời trẻ hiểu được khả năng chữa trị và cách phòng chống thông thường các bệnh này. Những kiến thức trên giúp trẻ giữ gìn sức khỏe, tự bảo vệ mình và góp phần cùng cộng đồng ngăn chặn và phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh HIV/AIDS hiện nay ở Việt Nam. Như vậy, có thể khẳng định giáo dục giới tính đã góp phần giáo dục sức khỏe con người.

Cha mẹ cần xây dựng cho trẻ quan niệm, thái độ đúng đắn về vấn đề sinh sản, sức khỏe sinh sản, quyền sinh sản. Khi mà hiện nay, nhiều người vì vẻ đẹp hình thể mà thuê sinh con, không sinh con. Sinh sản là nghĩa vụ của mọi công dân đối với xã hội, đó là hành vi văn hóa nhằm duy trì giống nòi.

Một phần của tài liệu Gia đình với vai trò giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên ở Việt Nam hiện nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)