Nguyên nhân của những hạn chế về phát triển con người ở nước ta

Một phần của tài liệu Một số quan điểm cơ bản về phát triển con người (Trang 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.3.Nguyên nhân của những hạn chế về phát triển con người ở nước ta

nước ta

Trong giai đoạn hiện nay, ở nƣớc ta, sự phát triển con ngƣời còn nhiều hạn chế là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây:

* Về nguyên nhân khách quan

Chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh. Cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu rất thấp, trƣớc Cách mạng Tháng Tám 1945 nƣớc ta có trên 90% dân số mù chữ, trận đói năm 1945 cƣớp đi sinh mạng hơn 2 triệu ngƣời. Sau khi đất nƣớc thống nhất, mặc dù chúng ta đã xây dựng đƣợc cơ sở vật chất ban đầu cho chủ nghĩa xã hội. Song về cơ bản còn ở tình trạng kém phát triển, chƣa có đủ điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho nhân dân. Điều kiện khách quan đó chi phối sự phát triển kinh tế, xã hội, tới tiến trình phát triển con ngƣời ở nƣớc ta.

Trong những năm đổi mới vừa qua, mặc dù nền kinh tế có tăng trƣởng cao, song, "tốc độ tăng trƣởng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng; chất lƣợng tăng trƣởng thấp; các cân đối vĩ mô của nền kinh tế còn thiếu vững chắc; đời sống nhân dân ở nhiều vùng còn rất khó khăn" [14, tr. 112]. Khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi ngày càng doãng ra. Nền kinh tế ở các tỉnh miền núi tăng trƣởng chậm, vì vậy, không có đủ các điều kiện để đầu tƣ xây dựng các công trình văn hóa, trƣờng học, bệnh viện… để phục vụ nhu cầu văn hóa và tinh thần cho nhân dân.

Sự nghiệp phát triển con ngƣời ở Việt Nam là do chính ngƣời dân thực hiện dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhƣng với một nƣớc trên 80% là nông dân, chịu ảnh hƣởng của thói quen, phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân trí thấp là gánh nặng cho ngành giáo dục, đào tạo trong việc nâng cao trình độ tri thức cho nhân dân, đặc biệt, đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Việc xây dựng trƣờng lớp, tạo cơ sở vật chất ban đầu đã là khó khăn cho Nhà nƣớc, thì việc vận động đồng bào cho con em đi học lại càng khó khăn hơn. Tình trạng con em các dân tộc học hành bỏ dở giữa chừng thƣờng xuyên xảy ra ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, việc vận động con em đồng bào các dân tộc ít ngƣời đến trƣờng còn phải thực hiện chƣơng trình xóa mù chữ cho ngƣời lớn. Đây là một việc làm rất khó khăn cho Đảng và Nhà nƣớc ta, đặc biệt là đối với ngành giáo dục ở địa phƣơng.

Cùng với những khó khăn về giáo dục trong nâng cao trình độ cho nhân dân là những khó khăn về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho con ngƣời, với một quốc gia có dân số đông cũng là một gánh nặng đối với ngành y tế, đặc biệt là đối với vùng dân tộc thiểu số, nơi có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh lớn nhất. Do chịu ảnh hƣởng của lối sống cũ, đồng bào ở một số vùng thƣờng chữa bệnh tại nhà theo các biện pháp của những thầy mo nên số ngƣời tử vong vì những căn bệnh

thông thƣờng là rất lớn. Đây là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tử vong cao, đặc biệt là tình trạng tử vong ở bà mẹ và trẻ em. Vì vậy, chỉ số tuổi thọ ở các tỉnh miền núi luôn thấp hơn ở các tỉnh đồng bằng và thành thị.

Do ảnh hƣởng bởi tƣ tƣởng cũ lạc hậu, "trời sinh voi, trời sinh cỏ", trọng nam khinh nữ, phải có "con trai để nối dõi tông đƣờng" đang làm cho tỷ lệ dân số tăng nhanh. Hiện nay tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở các hộ gia đình ở vùng nông thôn, miền núi vẫn là khá nhiều, họ chỉ chú ý đến việc sinh con trai và nhiều con chứ chƣa chú ý đến chăm sóc sức khỏe lâu dài và hơn nữa cũng không có điều kiện để đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh, chứ chƣa nói tới sự việc học hành và tham gia vào xã hội. Dân số tăng nhanh là thách thức đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế. Vì vậy, khó có đủ các điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

* Về nguyên nhân chủ quan

Trong những năm qua, nền kinh tế có sự tăng trƣởng nhanh, sự tăng trƣởng đó là do Đảng và Nhà nƣớc ta có đƣờng lối chính sách đúng đắn trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, sự tăng trƣởng đó chủ yếu là ở các tỉnh công nghiệp, các thành phố lớn, còn ở một số tỉnh đồng bằng, miền núi là rất chậm chạp.

Có nhiều lý do để đánh giá sự tăng trƣởng khập khiễng này, song trong những năm vừa qua, đầu tƣ của Nhà nƣớc vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn chƣa có hiệu quả cao. Điều này làm cho nền kinh tế ở các tỉnh chậm phát triển thì khó có thể thực hiện đƣợc mục tiêu xóa đói nghèo, nguy cơ tái nghèo xuất hiện, khó đảm bảo sự thành công và sự bền vững trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, điều này làm ảnh hƣởng đến việc thực hiện các mục tiêu về giáo dục, y tế cho nhân dân.

Chính phủ và các cơ quan ban ngành mới chú ý đến việc hoàn thành mục tiêu của chƣơng trình phổ cập giáo dục tiểu học chứ chƣa thực sự quan

tâm đến chất lƣợng giáo dục ở các tỉnh miền núi. Vì vậy, có nhiều hiện tƣợng học sinh miền núi học hết tiểu học mà chƣa biết đọc, chƣa làm đƣợc những phép tính thông thƣờng. Các con số báo cáo của các tỉnh đã hoàn thành chƣơng trình giáo dục tiểu học là con số thiếu chính xác, có nhiều số ảo, không đánh giá đúng thực tế. Do chất lƣợng giáo dục thấp, nên học sinh khi học hết cấp khó có thể học tiếp lên bậc cao hơn; mặc dù Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách ƣu tiên cho con em vùng dân tộc ít ngƣời, vùng sâu, vùng xa… nhƣng số học sinh thi đỗ vào các trƣờng đại học và cao đẳng là rất thấp. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do cơ quan chính quyền các tỉnh quá chạy theo bệnh thành tích nên đã không chú ý đến chất lƣợng giáo dục cho cho học sinh.

Một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục là chất lƣợng dạy và học còn hạn chế, phƣơng pháp dạy và học còn chƣa phù hợp, tài liệu học tập còn ít, đơn điệu. Đội ngũ giáo viên còn thiếu ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, xa, trình độ hạn chế. Điều này là do điều kiện làm việc và ƣu đãi cho giáo viên, chất lƣợng đào tạo chƣa phù hợp… Chất lƣợng giáo dục con ngƣời thấp, cùng với nó là trình độ học vấn, lối sống cũ của đồng bào các dân tộc thiếu số đang là một thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự phát triển con ngƣời nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Chất lƣợng y tế và chăm sóc sức khỏe của nhân dân còn thấp, công tác khám chữa bệnh chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, công tác xã hội hóa giáo dục chƣa có hiệu quả. Chính sách dân số chƣa đƣợc thực hiện một cách triệt để, tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn và đặc biệt là ở miền núi, tập trung ở các vùng dân tộc thiểu số vẫn cao. Công tác giáo dục dân số chƣa đƣợc xã hội hóa, chƣa đƣợc các cấp, các ngành và các cơ quan đoàn thể quan tâm thƣờng xuyên.

Một phần của tài liệu Một số quan điểm cơ bản về phát triển con người (Trang 64)