2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển con người
2.1.1.2. Quan niệm của Đảng ta về phát triển con người trong thời kỳ đổi
Đại hội VI của Đảng mở ra đường lối đổi mới con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, thay đổi những nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, trong đó vấn đề con người luôn là sự quan tâm của Đảng, những chính sách xã hội nhằm phát huy vai trò của con người, chính sách xây dựng và đào tạo con người được thể hiện ngày càng sâu sắc hơn.
Việc chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa đa dạng về hình thức sở hữu đã giải phóng đƣợc sức sản xuất của xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện để phát huy sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, từ đó, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động.
Tư tưởng phát triển con người được Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", Đảng ta khẳng định, chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ xã hội "do nhân dân lao động làm chủ", "Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân" [10, tr. 9]. Quan niệm về phát triển con người của Đảng trong thời kỳ này không chỉ bao gồm khía cạnh về những điều kiện cho phát triển con người, tạo những cơ hội cho con người phát triển mà còn bao gồm mặt thứ hai của phát triển con người, đó là nâng cao năng lực cho con người trong xã hội, có nghĩa là xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội mà con người có đủ các điều kiện để
phát triển và nhằm mục tiêu giải phóng xã hội, "phát triển toàn diện" con người. Quan niệm này được coi là cơ sở cho Đảng, Nhà nước, các cơ quan đoàn thể và nhân dân nhận thức mục tiêu cao cả mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc về mục tiêu phát triển con người trong thời đại mới.
Đảng ta xác định, con người là động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội, là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội là vì con người, vì sự giải phóng và phát triển của chính bản thân con người. Vì vậy, nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nằm mục tiêu cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội bảo vệ môi trường sinh thái, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng xã hội, nâng cao đời sống văn hóa, giáo dục, y tế cho nhân dân
Đặt con người vào vị trí trung tâm, phát triển con người là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và của xã hội nói chung, mọi chính sách của Đảng và Nhà nước đều tập trung vào mục tiêu phát triển toàn diện con người xét cả về mặt cá nhân cũng nhƣ về mặt xã hội. Trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", Đảng ta khẳng định: "Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc của con người, là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội" [10, tr. 13]
Xuất phát từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn nước ta, Hồ Chủ tịch cho rằng: "Muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải xây dựng con người xã hội chủ nghĩa". Con người xã hội chủ nghĩa ở đây là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì "nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là con người Việt Nam; là sức mạnh nội sinh của chính dân tộc Việt Nam" [12, tr. 93]. Ngược lại, muốn có con người xã hội chủ nghĩa thì quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội phải chú ý đến đào tạo, xây dựng con
người, phải quan tâm đến "đầu tư cho con người", với kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui và hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình. Tuy nhiên, việc đầu tư đó không chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt mà phải chú ý đến tương lai, tức thế hệ mai sau. Có nhƣ vậy, mới đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững, sự phát triển ngày hôm nay mới tạo đà cho sự phát triển trong tương lai.
Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là xóa bỏ sự áp bức, bóc lột, bất công, thực hiện sự công bằng bình đẳng, hạnh phúc và văn minh cho con người, trong đó sự công bằng, bình đẳng là mục tiêu đồng thời là động lực cho sự phát triển con người. Vì vậy, tại Đại hội VIII, Đảng ta khẳng định:
Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển.
Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tƣ liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình [11, tr. 113].
Đây là một quan điểm đánh giá rất toàn diện về sự phát triển con người, nó bao hàm cả khía cạnh tạo những điều kiện xã hội cho con người phát triển, bao hàm cả khía cạnh nâng cao "năng lực", vai trò của con người trong xã hội với tính cách phát triển con người là vì con người và do con người thực hiện, trong đó Đảng giữ vai trò lãnh đạo đảm bảo cho sự phát triển bền vững, toàn diện cho con người.
Phát triển con người là mục tiêu của xã hội, là thước đo đánh giá sự người dễ bị tổn thương lại những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng; khẳng định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội nước ta là "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; khẳng định, lấy chỉ số HDI làm thước đo về trình độ phát triển xã hội, làm công cụ đánh giá sự phát
triển của con người Việt Nam. Trong "Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006)", vấn đề phát triển con người đã đƣợc đánh giá tích cực qua tổng kết thực hiện mục tiêu của phát triển con người trong giai đoạn 2001-2010 là "nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta… Chất lượng đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần được nõng lờn rừ rệt trong mụi trường an toàn, lành mạnh; mụi trường tự nhiên đƣợc bảo vệ và cải thiện" [13, tr. 160]
Từ năm 1986, kể từ khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ra đời, vấn đề phỏt triển con người đó được Đảng ta nhận thức ngày càng rừ ràng hơn, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đã ngày càng đảm bảo tính định hướng rừ hơn nhằm mục tiờu phỏt triển con người. Những thành quả cách mạng trong thời gian vừa qua có thành quả lớn nhất mang tính nhân văn nhân đạo sâu sắc là thành quả về phát triển con người. Vận dụng sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu những thành quả của nhân loại trong nhận thức về phát triển con người và những kinh nghiệm của thế giới trong việc phát triển con người, Đảng ta đã lãnh đạo dân tộc tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế nâng cao đời sống mọi mặt cho con người Việt Nam.
Những thành quả mà chúng ta đạt đƣợc trong những năm vừa qua thể hiện tính đúng đắn, ƣu việt của Đảng và của chế độ ta trong quá trình lãnh đạo và trong hoạt động thực tiễn. Trong "Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006)", quan điểm về phát triển con người được lần nữa Đảng ta khẳng định và đề cao thể hiện tư tưởng cơ bản lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta:
Khẳng định con người là vốn quý nhất, phát triển con người với tư cách vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước; gắn vấn đề nhân tố con người với tinh thần nhân văn nhằm tạo điều
kiện cho con người phát triển toàn diện, sống trong một xã hội công bằng và nhân ái, với những quan hệ xã hội lành mạnh. Con người và sự phát triển con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội, mở rộng cơ hội, nâng cao điều kiện cho con người phát triển [14, tr. 79].
Nhƣ vậy, ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta luôn coi trọng vấn đề con người và phát triển con người, khẳng định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là vì sự giải phóng của con người. Trong các thời kỳ cách mạng, dù trong những thời kỳ khó khăn, gay go, quyết liệt, Đảng ta luôn chú trọng đến nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Nhờ có đường lối đúng đắn về phát triển con người, Đảng đã lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, ngày càng tạo những điều kiện thuận lợi cho phát triển con người. Ngày nay, trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trong xu thế hội nhập quốc tế, vấn đề phát triển con người được Đảng ta nhận thức ngày càng đầy đủ hơn và sâu sắc hơn, đường lối đó được thể hiện cụ thể trong các văn kiện của Đảng, trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, trong giáo dục, y tế… Với sự thừa nhận công cụ HDI là bộ công cụ hữu hiệu để đánh giá sự phát triển con người, với sự giúp đỡ của UNDP, các báo cáo phát triển con người được chính phủ nước ta tổng kết thường xuyên nhằm đánh giá thực trạng phát triển con người ở Việt Nam và từ đó rút ra những giải pháp cho sự phát triển con người Việt Nam toàn diện và bền vững.
Quan niệm của Đảng, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế, xã hội và của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung là kết quả của sự vận dụng sáng tạo những quan điểm về chủ nghĩa xã hội, về giải phóng, phát triển con người của chủ nghĩa Mác - Lênin. Quan niệm này về cơ bản là đồng nhất với quan niệm của Chương trình Phát triển
Liên hợp quốc (UNDP) về phát triển con người. Theo chúng tôi, định nghĩa sau đây phản ánh tương đối toàn diện về phát triển con người:
Phát triển toàn diện con người là khắc phục tình trạng tha hóa, phát triển toàn diện hài hòa, cân đối trí tuệ và thể lực, đức và tài, phát triển cá tính và sự phong phú của con người, phát triển một cách tự do, đầy đủ và làm chủ, thích ứng với sự di động chức năng xã hội của con người [16, tr. 32-33].
Định nghĩa này đã làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm phát triển con người, đồng thời, giúp chúng ta có cơ sở để thấy được sự khác nhau giữa quan niệm về phát triển con người với quan niệm về phát triển nguồn nhân lực hay nguồn vốn con người. Sự khác nhau giữa các khái niệm này là ở chỗ, phát triển nguồn nhân lực đƣợc nhìn nhận là nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực, còn phát triển con người là mục tiêu chứ không phải là phương tiện của sự phát triển kinh tế, xã hội.
Trong thời đại ngày nay, thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, con người dễ lâm vào tình trạng phát triển phiến diện. Vì vậy, phát triển con người phải được thực hiện một cách toàn diện. Phát triển con người, ngoài những mặt, những phẩm chất như: đức, trí, thể, mỹ, cũng cần phải quan tâm phát triển những yếu tố khác, nhất là khả năng thích ứng với sự phát triển và đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn.
2.1.2. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của sự phát