Mục tiêu của học thuyết Mác - Lênin là đưa loài người đến một xã hội dân chủ, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột. Với cách tiếp cận duy vật biện chứng và khoa học, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã chứng minh rằng, dù sớm hay muộn, loài người tất yếu sẽ vượt qua mọi rào cản để đi đến xã hội đó. Hiện nay, không một dân tộc nào lại không đặt ra cho mình những mục tiêu phát triển nhưng chưa hẳn là đều hướng đến sự giải phóng, phát triển của con người. Tính chất của thời đại ngày nay đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ học thuyết Mác mới ra đời. Vì vậy, những mục tiêu cụ thể về phát triển con người cần phải được bổ sung thêm cho đầy đủ. Nhưng tựu trung lại, những mục tiêu ấy, về nguyên tắc, không khác với học thuyết Mác. Có thể nói, những nội dung về phát triển con người mà C.Mác đưa ra vẫn là tinh thần cơ bản xuyên suốt trong chiến lược phát triển con người của nhiều nước trờn thế giới, mặc dự cỏc nước đú khụng núi rừ như vậy. Vỡ vậy, theo chỳng tôi, quan điểm của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) về phát triển con người không phải tự nó xuất hiện từ hư vô, chẳng những không mâu thuẫn mà nó ít nhiều đã có sự kế thừa những thành tựu của học thuyết Mác:
Mác coi sự phát triển tự do của mỗi người và mọi người là mục tiêu tối thượng, còn UNDP thì coi phát triển con người là mục tiêu cần đạt tới của các quốc gia thuộc Liên hợp quốc.
Trong số các nội dung của phát triển con người, xóa đói nghèo là một trong những nội dung quan trọng. Trong nhiều thập kỷ qua, tình trạng đói nghèo luôn là sự nỗi ám ảnh nhiều quốc gia trên thế giới. Nhân loại vẫn hằng mong ƣớc một cuộc sống ngày càng đầy đủ, sung túc hơn. Vì vậy, mở rộng năng lực sản xuất, phát triển kinh tế trở thành mục tiêu phấn đấu của các quốc gia. Sự khác biệt về đời sống giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển và chậm phát triển đã chứng minh tầm quan trọng của sự tăng
trưởng kinh tế. Ở các nước có thu nhập thấp, người dân luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, với tình trạng nghèo đói phổ biến. Trong bối cảnh đó, tăng trưởng kinh tế đã được xem như là chiếc chìa khóa của quá trình phát triển. Tuy nhiên, một số nước vẫn có thái độ tuyệt đối hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mà coi nhẹ các mục tiêu xã hội khác dẫn đến sự phát triển phiến diện, không bền vững.
Thực tế cho thấy, ở một số quốc gia, kể cả những nước phát triển, mục tiêu phát triển con người đã bị xem nhẹ, không ít quốc gia đã lấy tăng trưởng kinh tế làm thước đo đánh giá sự phát triển xã hội và để đạt dược mục tiêu đó, người ta không quan tâm thỏa đáng đến vấn đề phát triển con người.
Nhiều người lại cho rằng, ngày nay, sự phân hóa giàu nghèo, sự bất bình đẳng, sự chênh lệch về trình độ… giữa các tầng lớp dân cƣ, các dân tộc, các nhóm người, được xem như là cái giá của sự phát triển kinh tế, thậm chí, một số người coi đó là điều tất yếu của xã hội hiện đại, là một nghịch lý hiển nhiên. Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm tiến bộ hơn, những quan điểm này thường nhấn mạnh đến các khía cạnh của sự phát triển xã hội, phát triển con người, thì cũng chỉ nhấn mạnh tới việc phân phối lại các kết quả lao động cho con người thông qua sự điều hành của nhà nước, chính phủ, nghĩa là chú ý đến việc xem xét vị trí, vai trò của nhà nước trong việc nâng cao đời sống vật chất, chú ý đến sự công bằng của nhà nước trong phân phối thu nhập cho các tầng lớp dân cư, các nhóm người trong xã hội hay giữa các dân tộc với nhau.
Có thể thấy, trên thế giới, trong những năm 50 của thế kỷ XX, phần lớn các quốc gia trên thế giới chú trọng nhiều đến tăng trưởng kinh tế, vô tình đồng nhất phát triển với phát triển kinh tế. Nghĩa là chú ý, chăm lo đến thu nhập, cho rằng, tăng trưởng kinh tế là chìa khóa duy nhất sẽ đem lại phồn vinh, hạnh phúc cho con người. Nhiều nước trên thế giới lấy thước đo thu
nhập quốc dân để đánh giá trình độ phát triển của kinh tế, xã hội. Công cụ GDP đƣợc coi nhƣ là công cụ hữu hiệu mà các quốc gia vẫn sử dụng. Tuy nhiên, công cụ này đã thể hiện nhiều hạn chế, nó mới chỉ chú ý đến góc độ của tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, đó chỉ là một khía cạnh của sự phát triển xã hội, chứ chƣa chú ý đến các khía cạnh xã hội - nhân văn của phát triển xã hội nhƣ sự công bằng, bình đẳng xã hội, đến giáo dục, y tế, sức khỏe cộng đồng,... Vì vậy, chƣa đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, chƣa hẳn đã nâng cao đời sống văn hóa cho con người… Chỉ riêng sự tăng trưởng kinh tế cũng không thể đảm bảo đƣợc yêu cầu cho sự phát triển công bằng, bình đẳng xã hội. Chạy theo mục tiêu đó, nhiều quốc gia đã phải trả giá cho sự phát triển của mình, đó là nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng tệ nạn xã hội phát triển tràn lan, xung đột xã hội thường xuyên nổ ra, đời sống văn hóa suy đồi…
Đến những năm 80, 90 của thế kỷ XX, loài người nhận thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh không có nghĩa là xã hội đã ổn định và phát triển; kinh tế tăng trưởng cao không có nghĩa là đời sống vật chất và tinh thần của con người theo đó mà được phát triển lành mạnh, phong phú; sự tăng trưởng kinh tế không đồng nhất với sự tiến bộ xã hội. Vì vậy, loài người đã chuyển sang quan điểm phát triển toàn diện và bền vững, nghĩa là sự phát triển phải bao hàm cả phát triển kinh tế và phát triển xã hội, mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, cũng như vì đời sống công bằng, tiến bộ, văn minh và hạnh phúc cho nhân dân. Tăng trưởng kinh tế phải gắn với phát triển văn hóa, phát triển xã hội và phát triển con người. Vì vậy, khái niệm "nguồn nhân lực", "vốn người" được xem là yếu tố quyết định nhất trong các yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
Song, ở khía cạnh này dễ rơi vào sự hiểu nhầm, coi con người như là công
cụ, là phương tiện cho phát triển kinh tế, xã hội và như vậy, con người vẫn chƣa phải là mục tiêu cuối cùng của phát triển xã hội.
Đến cuối những năm 1980, đầu những năm 90 của thế kỷ XX ra đời cách tiếp cận mới của Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), quan điểm nền tảng của chương trình này là lấy con người làm mục tiêu tối thượng của sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, nghĩa là coi các nhân tố khác của xã hội chỉ như là phương tiện để phát triển con người, và lấy phát triển con người làm nhân tố cao nhất để đánh giá tính ưu việt và hạn chế của đường lối, chính sách và thực hiện cải tạo xã hội của các quốc gia.
Theo quan điểm của chương trình này, phát triển con người "là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt tới một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người" [40, tr. 13]. Edouard A.Wattez (điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam) viết: "Phát triển con người là quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn để con người có thể nâng cao chất lƣợng cuộc sống toàn diện của chính mình một cách bền vững"
[39, tr. 11].
Nội hàm của quan điểm này bao hàm hai khía cạnh, đó là mở rộng các cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn của con người, nâng cao đời sống con người về mọi mặt, có điều kiện phát triển toàn diện, có cuộc sống hạnh phúc và bền vững.
Mở rộng cơ hội lựa chọn cho con người nghĩa là mở rộng các điều kiện, môi trường xã hội để con người tham gia vào các hoạt động xã hội một cách tự do, bình đẳng, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo… Sự bình đẳng về cơ hội là điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, trong đó, thu nhập là yếu tố rất quan trọng, là yếu tố đầu tiên. Tuy nhiên, thu nhập mới chỉ là điều kiện đầu tiên cho sự tồn tại của con người;
ngoài yếu tố này, con người còn cần phải được tiếp cận đến các dịch vụ khác của xã hội như: dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa… Phát triển vì con người phải nhấn mạnh đến việc mở rộng không gian lựa chọn cho con người để mỗi người có thể đạt được một cuộc sống tốt đẹp nhất và có ý nghĩa nhất.
Tăng cường năng lực lựa chọn của con người:. Năng lực của con người có thể hiểu là trình độ tri thức, sức khỏe, trình độ thẩm mỹ, đạo đức, văn hóa… Con người có năng lực mới có khả năng tham gia vào xã hội với tính cách như là người chủ xã hội, tạo ra những cơ hội mới để con người tham gia vào xã hội một cách chủ động. Năng lực của con người là điều kiện cần thiết và tất yếu để mỗi người có thể tham gia vào xã hội, để tiếp cận với xã hội, tham gia vào xã hội.
Để tham gia vào các hoạt động xã hội, con người cần có nhiều loại năng lực nhƣ: năng lực tham gia, năng lực tổ chức, thực hiện các công việc và năng lực hưởng thụ các kết quả lao động, và các kết quả khác trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Để có các năng lực này thì đòi hỏi con người phải có thể lực, trí lực ở mức tối thiểu và cần thiết. Vì vậy, các hoạt động chăm sóc con người về y tế, giáo dục, văn hóa… có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các năng lực cho con người, phải có một chiến lược toàn diện về xây dựng và phát triển con người.
Quan niệm về phát triển con người bao hàm các khía cạnh chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, mục tiêu của phát triển là vì con người, vì việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần một cách hiệu quả, bền vững. chứ không phải là sự gia tăng đơn thuần về mặt của cải vật chất. Ở đây, tăng trưởng kinh tế chỉ là một trong những điều kiện cần, là một phương tiện cực kỳ quan trọng để phát triển con người, song nó vẫn không phải là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển. Nhìn vào thực tế nhiều nước trên thế giới, ta thấy, tăng trưởng
kinh tế không đồng nhất với việc phát triển con người, bản thân sự tăng trưởng kinh tế đã chưa hẳn kích thích sự phát triển con người mà vấn đề có ý nghĩa quyết định, đó là vấn đề sử dụng những thành quả của tăng trưởng kinh tế để đầu tư vào cho con người như thế nào mới là chìa khóa cho sự ổn định xã hội và phát triển con người bền vững.
Phát triển con người là mục tiêu tối thượng của xã hội, mục tiêu đó đƣợc thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa… nghĩa là mục tiêu của tất cả các lĩnh vực này lấy phát triển con người là cơ sở đề ra đường lối, quy định con đường phát triển cho nó, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của toàn bộ quá trình phát triển này.
Thứ hai, phát triển con người phải được xem xét một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cách tiếp cận này đề cập đến sự mở rộng các điều kiện, không gian xã hội cho sự lựa chọn của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế… trong mối liên hệ và tác động qua lại giữa các yếu tố này, chứ không chỉ giới hạn trên phạm vi kinh tế.
Cách tiếp cận toàn diện còn chú ý đến tất cả các tầng lớp người, không phân biệt chủng tộc, giai cấp, tôn giáo, giới tính... nó hướng tới việc tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người, đồng thời nó quan tâm đến việc phân bổ năng lực công bằng hơn trong toàn bộ dân cƣ. Chính vì vậy, cách tiếp cận này chú ý đến những nhóm người thiết yếu có số lượng đông đảo nhất trong xã hội. Ngoài ra, cần phải chú ý đến cả những lớp người dễ bị tổn thương như người nghèo, người tàn tật, người dân tộc thiểu số, cư dân vùng miền núi, hải đảo… để từ đó tạo điều kiện để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của đời sống nhƣ ăn, ở mặc, chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục cơ bản để họ có thể hòa nhập vào cộng đồng xã hội một cách tự giác và bình đẳng với các lớp người khác trong xã hội.
Theo quan điểm toàn thể, phát triển con người phải đảm bảo tính bền vững, sự phát triển hiện tại phải là cơ sở cho tương lai, được duy trì và nâng cao hơn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là sự quan tâm đến lợi ích của thế hệ này không được bỏ qua thế hệ tương lai, đảm bảo các điều kiện cao hơn cho sự phát triển của thế hệ sau. Vì vậy, vấn đề môi trường và tài nguyên cũng là một khía cạnh đƣợc đặc biệt chú ý khi xem xét sự phát triển xã hội một cách bền vững. Quan điểm phát triển xã hội bền vững cho rằng tài nguyên là vốn tài sản quý báu, là của cải chung của tất cả mọi người, của thế hệ hiện tại và của cả tương lai. Quan điểm này phê phán gay gắt sự khai thác một cách bừa bãi làm cạn kiệt, hủy hoại môi trường sống, coi thế hệ hiện tại đã vay mượn của cải của các thế hệ tương lai. Vì vậy, việc khai thác phải gắn với việc bảo vệ và và cải tạo môi trường sinh thái như là giữ lại phần tài sản thiết yếu cho thế hệ sau, có nhƣ thế sự phát triển hiện tại mới là cơ sở cho sự phát triển của tương lai.
Thứ ba, phát triển con người phải do chính con người thực hiện. Con người với tính cách là chủ thể của xã hội, phát triển con người là một quá trình nâng cao đời sống con người về mọi mặt, để đảm bảo sự phát triển bền vững thì một mặt không chỉ mở rộng cơ hội lựa chọn cho con người mà còn nâng cao khả năng lựa chọn của con người trong xã hội, đến lượt nó, khi con người có năng lực cao sẽ trở thành chủ thể của chính bản thân mình và của xã hội sẽ là lực lƣợng để nâng cao đời sống của chính bản thân mình.
Tuy nhiên, phát triển con người không phải là quá trình phát triển tự phát, mà Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng, tạo điều kiện để người dân tham gia tích cực, đầy đủ vào quá trình này, đó là một quá trình mang tính xã hội hóa cao với vai trò chủ đạo của nhà nước nhằm làm hạn chế tình trạng bất bình đẳng, bất công… do sự tác động của các yếu tố xã hội gây nên.
Tuy nhiên, ngày nay, không ít người vẫn thường bị nhầm lẫn và hiểu không chính xác khái niệm phát triển con người theo nội dung của các quan điểm và khái niệm phát triển dưới đây:
- Các lý thuyết về việc xây dựng vốn người và sự phát triển nguồn nhân lực, coi con người chỉ là phương tiện để tăng thu nhập và của cải chứ không phải là mục đích. Các lý thuyết này xem con người chỉ như là đầu vào của quá trình sản xuất xã hội.
- Quan điểm quá chú trọng nhu cầu cơ bản theo hướng tập trung vào một tập hợp hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu cho những tầng lớp dân cư thiếu thốn lương thực, thực phẩm, quần áo, nước sạch... Quan điểm này tập trung vào việc đảm bảo có đƣợc các hàng hóa, dịch vụ cho con người hơn là sự tác động của chúng đến khả năng lựa chọn của con người, tức là chưa thực sự xem con người với tính cách như là chủ thể của việc nâng cao đời sống cho bản thân họ.
- Các quan điểm quá chú trọng phúc lợi xã hội lại xem xét con người chỉ là những chủ thể hưởng lợi ích hơn là những yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất.
Như vậy, theo UNDP, mục tiêu của mọi sự tăng trưởng, phát triển về mặt xã hội là sự phát triển con người, phát triển con người là thước đo đánh giá mọi quan điểm, chính sách của các quốc gia. Phát triển con người là một quá trình phát triển toàn diện; tính toàn diện đƣợc thể hiện cả về mặt không gian, thời gian, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần của phát triển con người. Đó là một quá trình do người dân thực hiện, với tính cách, phát triển con người là sự nghiệp của con người, do con người và vì con người, trong đó nhà nước giữ vai trò quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Với quan điểm coi con người là mục tiêu tối thượng của mọi sự phát triển, quan điểm phát triển