Những giải pháp cơ bản nâng cao ý thức tự giáo dục cho sinh viên

Một phần của tài liệu Xây dựng ý thức tự giáo dục cho sinh viên Trường Đại học Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay (Trang 73)

Đối với sinh viên, sự trưởng thành về nhân cách (tài năng và đạo đức) một phần do tác động của giáo dục, đặc biệt là giáo dục nhà trường, song về cơ bản phụ thuộc vào ý thức tự giáo dục của chính bản thân người sinh viên. Vì vậy, để việc tự học, tự rèn luyện của sinh viên được thực hiện tự giác, tích cực và có hiệu quả, cần đáp ứng những điều kiện vật chất tối thiểu đồng thời cần phải có một cơ chế hợp lý trong phương thức dạy học “Học sinh là trung tâm, giáo viên là chủ đạo”, một nội dung giáo dục toàn diện với những hình thức đa dạng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và sự kiểm tra đánh giá khoa học, thực chất.

2.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học - Áp dụng yếu tố tích cực của phương thức đào tạo theo tín chỉ

Có thể nói: phương pháp dạy - học nào, kết quả ấy.

Phương pháp dạy học (PPDH) là hệ thống những cách thức hoạt động (bao gồm các hành động và thao tác) của giảng viên và sinh viên nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học xác định.

PPDH bao gồm phương pháp giảng dạy (gọi tắt là phương pháp dạy) và phương pháp học tập (gọi tắt là phương pháp học).

Phương pháp dạy là phương pháp tổ chức hoạt động nhận thức cho người học, phương pháp điều khiển các hoạt động trí tuệ và thực hành như dạy tự học, dạy học kiểu tìm hiểu, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp giáo dục ý thức và thái độ đúng đắn cho sinh viên.

Phương pháp học là phương pháp tự điều khiển hoạt động nhận thức và rèn luyện khả năng thu thập thông tin để hình thành hệ thống tri thức và kỹ năng thực hành, hình thành nhân cách của người hoc và thành đạt mục tiêu học tập.

Hai phương pháp này không tồn tại độc lập, tách rời nhau mà liên quan và phụ thuộc nhau, vừa là mục đích vừa là nguyên nhân tồn tại của nhau.

Đổi mới PPDH được hiểu là đổi mới nội dung, giáo trình, cách tiến hành các phương pháp dạy và phương pháp học, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp truyền thống và vận dụng linh hoạt một số phương pháp dạy-học tiên tiến nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, nâng cao các kỹ năng cần thiết về nghề nghiệp, kỹ năng làm việc với người khác, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng trình bày, thuyết phục, kỹ năng tự phát triển.

Trong các mục tiêu, ý nghĩa của việc sử dụng PPDH phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ có những nội dung phục vụ trực tiếp việc xây dựng ý thức tự học của sinh viên:

- Tăng cường vai trò tổ chức, hướng dẫn, định hướng, điều khiển của giảng viên đối với hoạt động tự học, hoạt động tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng của sinh viên;

- Nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu; phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, nâng cao kỹ năng làm việc với người khác, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng trình bày, thảo luận cho sinh viên.

Theo PPDH này, sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ:

Giờ lý thuyết:

Lập kế hoạch chi tiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ đối với từng giờ học mà giảng viên giao: tìm, đọc, ghi chép những tài liệu liên quan, hoàn thành bài

tập, chuẩn bị bài trình bày tại các buổi thảo luận, chuẩn bị các nội dung làm việc theo nhóm, các vấn đề cần hỏi để trao đổi với giảng viên, ôn bài, đọc bài mới...;

Thực hiện thật tốt kế hoạch chi tiết nói trên để tích luỹ được kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu từng bài học;

Trước khi đến lớp: xem xét lại việc hoàn thành kế hoạch học tập của mình để chắc chắn đã hoàn thành “khối lượng kiến thức” mà giảng viên đã yêu cầu hoặc các vấn đề cần trao đổi nhằm giải đáp những khúc mắc, chưa rõ;

Ghi chép trên lớp: mục tiêu và cấu trúc nội dung của bài học; những kiến thức cốt lõi của bài học định hướng tư duy và cho việc lập kế hoạch hoàn thành “khối lượng kiến thức” theo yêu cầu; các hướng dẫn của giảng viên.

Giờ thảo luận:

Nhận nội dung, vấn đề nghiên cứu, mở rộng, đi sâu vào bản chất, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chuẩn bị bài trình bày theo sự phân công và hướng dẫn của giảng viên;

Trình bày báo cáo theo phân công;

Theo dõi, bổ sung, góp ý bài trình bày của các bạn cùng lớp, hoàn chỉnh bài trình bày đó hoặc của mình;

Hỏi, đối thoại, tranh luận những vấn đề đã trình bày tại buổi thảo luận; Theo dõi sự nhận xét, tổng kết của giảng viên để hoàn chỉnh bài trình bảy tại buổi thảo luận;

Sắp xếp tài liệu có được sau từng buổi thảo luận theo kế hoạch nghiên cứu, học tập của bản thân để dễ sử dụng cho các mục đích khác như làm bài tập nhóm, bài tập lớn học kỳ, kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ... Hình thức học tập này rèn luyện và nâng cao ý thức tự giáo dục của sinh viên, buộc sinh viên phải tự tìm tòi, suy nghĩ, tự tìm ra mâu thuẫn và tìm cách giải quyết mâu thuẫn.

Giờ thực hành, thực tập, thí nghiệm

Hoàn thành công tác chuẩn bị cho thực hành, thực tập, thí nghiệm theo yêu cầu của giảng viên, đề xuất vấn đề, câu hỏi cần hỏi giảng viên;

Làm các bài tập thực hành, thực tập, thí nghiệm theo yêu cầu môn học và hướng dẫn của giảng viên.

Viết báo cáo thực hành, thực tập, thí nghiệm và nộp cho giảng viên;

Hoàn chỉnh báo cáo thực hành, thực tập, thí nghiệm theo góp ý, đánh giá của giảng viên.

Tự học, tự nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vận động là một quá trình tự thân, do đó, nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên trở thành vấn đề có tính “nguyên tắc”.

Nhận và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu mà giảng viên giao, khuyến khích sinh viên nghiên cứu mở rộng hơn những nội dung và vấn đề được giao;

Thực hiện thật tốt kế hoạch nói trên (mạnh dạn liên hệ với giảng viên để được tư vấn, hỗ trợ về vấn đề đang tự học, tự nghiên cứu)

Viết báo cáo thu hoạch theo các tiêu chí đánh giá của giảng viên, tranh thủ những ý kiến góp ý của bạn, tư vấn của giảng viên trước khi nộp bài;

Hệ thống hoá, lưu giữ tài liệu, kết quả tự học, tự nghiên cứu thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng sau này.

Việc đổi mới PPDH (bước đầu là áp dụng các yếu tố tích cực của đào tạo theo tín chỉ) không thể tách biệt với đổi mới quy trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ. Thực chất, kiểm tra - đánh giá là một bộ phận cấu thành của mọi phương pháp dạy học và rèn luyện các kiến thức và kỹ năng mà giảng viên mong muốn sinh viên phải đạt được. Trong quy trình đào tạo, kiểm tra - đánh giá là khâu cuối cùng và đặc biệt quan trọng, cung cấp thông tin về mức độ đạt được mục tiêu và thông tin phản hồi, giúp giảng viên điều chỉnh cách dạy và giúp sinh viên chủ động tổ chức quá trình học của mình để đạt mục tiêu một cách hiệu quả nhất; kiểm tra - đánh giá kết quả học tập phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ thúc đẩy việc dạy và học theo

phương pháp tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phương thức đào tạo theo tín chỉ, nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế.

2.2.2. Đổi mới cách học ở đại học - tự học của sinh viên là cơ bản

Chúng ta đều biết rằng tự học ở đại học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản. Nó là hình thức hoạt động nhận thức cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tr thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp; có thể theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được quy định ở các ngành đào tạo khác nhau. Có thể nói tự học là một hoạt động của chủ thể nhận thức mang đậm sắc thái cá nhân trong quá trình tự giáo dục, nó gắn bó chặt chẽ với quá trình dạy học. Nhưng lại có tính độc lập cao của cá nhân người học (sinh viên). Có thể nói vấn đề tự học được đặt ra có ý nghĩa rất lớn, rất thời sự khi chúng ta chủ trương khẩu hiệu của thời đại: Học thường xuyên, học suốt đời.

Một học giả đã nói: "Tự học là một đức tính mà phải tự tập mới có". Vấn đề tự học của mọi người nói chung và của sinh viên đại học hiện nay còn là một vấn đề đáng suy nghĩ, cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Bởi vì thực tế hiện nay việc tự học của sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học nói chung còn chưa làm tốt cả hai phía: phía nhà trường và phía sinh viên.

Để làm tốt nhiệm vụ là người học - sinh viên cần phải quan tâm đến những vấn đề sau: phương pháp (cách) nghe giảng bài, cách đọc giáo trình, sách, tài liệu tham khảo, tự xây dựng quản lí kế hoạch học tập cá nhân.

Tự học ở đại học có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giáo dục và tự giáo dục, nó thể hiện rõ nét ý thức tự giáo dục của sinh viên trong cuộc sống, đặc biệt là trong quá trình lập thân, lập nghiệp. Nó giúp cho sinh viên tự lực nắm vững tri thức, kỹ năng kỹ xảo về nghề nghiệp tương lai. Trong quá trình tự học mỗi sinh viên tự vận động, từng bước chuyển hóa vốn kinh nghiệm, vốn tri thức của loài người đã tích lũy trong quá trình lịch sử thành vốn tri thức riêng của bản

thân. Trong quá trình đó sinh viên đã thể hiện vai trò chủ thể nhận thức của mình, kết hợp và thống nhất một cách hài hòa vài trò chủ thể với vai trò đối tượng điều khiển trong dạy học.

Tự học không những giúp sinh viên không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường đại học mà trong tương lai, người sinh viên đã trở thành người cán bộ khoa học kỹ thuật cần phải có năng lực, hứng thú, thói quen và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thường xuyên, nhất là trong thời đại kinh tế tri thức, xã hội học tập... hiện nay. Nó sẽ giúp chủ thể nhận thức thường xuyên cập nhật kiến thức giải quyết được các yêu cầu bức xúc của cuộc sống đặt ra tránh được sự lạc hậu trước sự phát triển ngày càng gia tăng của xã hội trong thời đại ngày nay.

Tự học - một hoạt động của sinh viên giúp cho chính họ vươn lên trong cuộc sống, tự khẳng định mình bằng các đức tính kiên trì, chịu khó. Xây dựng được ý chí phấn đấu vì sự nghiệp, vì cuộc sống, sớm xác định được định hướng, niềm tin và lòng say mê nghiên cứu khoa học....

Tự học ở đại học có nội dung đa dạng, phong phú vì vậy nó đòi hỏi sinh viên phải rất chủ động trong mọi việc xây dựng kế hoạch khoa học, cụ thể với ý thức trách nhiệm cao.

Nội dung tự học bao gồm toàn bộ những công việc học tập do cá nhân và có thể do tập thể sinh viên tiến hành ngoài những giờ học chính khóa, có khi là chính bản thân sinh viên độc lập tiến hành ngay cả trong giờ học trên lớp như: ghi nhớ bài (thuộc bài), chỉnh lý bút ký bài giảng, làm bài tập, chuẩn bị xêmina; chuẩn bị cho thực hành... Có thể nói khối lượng công việc tự học của sinh viên là rất lớn, tính chất hoạt động đa dạng. Thời gian dành cho sinh viên tự học tương đối nhiều (tỷ lệ thường là 1/1 tương ứng 24 - 30 tiết/tuần). Vì vậy, trong thời gian biểu của sinh viên thường nảy sinh nhiều khó khăn do mâu thuẫn khó giải quyết giữa các vấn đề sau:

- Thời gian học và thời gian tự học;

- Thời gian tự học và thời gian thực hiện các hoạt động khác (vui chơi, thể thao, sinh hoạt văn hóa - xã hội...);

- Khối lượng công việc và chất lượng công việc; - Khối lượng công việc và sức khỏe;

- Khối lượng, chất lượng công việc và điều kiện vật chất.

Chính vì vậy mà hoạt động tự học cần phải có kế hoạch khoa học, thời gian biểu hợp lý thì mới đem lại hiệu quả, chất lượng, đồng thời nó góp phần thúc đẩy chất lượng tự nghiên cứu, tự giáo dục như chúng ta mong muốn.

Chúng ta đã biết rằng "thời gian là vàng ngọc", “thời gian khi đã trôi qua không bao giờ trở lại". Cho nên khi xây dựng thời gian biểu chúng ta phải quan tâm đến một số vấn đề có tính nguyên tắc sau:

Một là, trên cơ sở quỹ thời gian nói chung và quỹ thời gian tự học nói riêng, sinh viên cần xây dựng được kế hoạch học tập, trong đó xây dựng được kế hoạch chi tiết thời gian tự học và phải bảo đảm một số yêu cầu:

- Không bất hợp lý: Đảm bảo thời gian tự học cho những môn phù hợp với khối lượng thông tin tương ứng.

- Không ức chế: Đảm bảo xen kẽ, luân phiên một cách hợp lý các dạng tự học, các môn có tính chất khác nhau.

- Chống mỏi mệt và tái sản xuất sức khỏe: Đảm bảo xen kẽ, luân phiên giữa tự học và nghỉ ngơi một cách hợp lý

- Đảm bảo tính mềm dẻo và tính thực tế của kế hoạch và thời gian biểu tự học.

Hai là, vấn đề thực hiện kế hoạch và thời gian biểu tự học. Muốn thực hiện được nghiêm túc và mang lại hiệu quả cao trong tự học, sinh viên phải:

Hoạt động tự học đòi hỏi sinh viên phải nắm được cách thức làm việc độc lập trong các hoạt động như đọc sách, tự lực hoàn thành các loại bài tập... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tất nhiên, cách thức làm việc độc lập không phải là có sẵn, tự nó đến với con người mà phải "tự tập mới có" nhất là hoạt động trí óc, là loại hoạt động phức tạp, đòi hỏi phải đầu tư rèn luyện, nó sẽ được hình thành dần trong quá trình luyện tập kiên trì và có hệ thống, trên cơ sở tự giác học tập, rèn nghề. Người ta thường nói: "hành vi tạo nên thói quen, thói quen tạo nên bản lĩnh và bản lĩnh sẽ quyết đinh vận mệnh".

- Biết tập trung tư tưởng

Tập trung tư tưởng để làm việc là một vấn đề khó, thậm chí là nan giải đối với nhiều người hiện nay trong xã hội công nghiệp, lao động trí óc lại càng yêu cầu cao sự tập trung tư tưởng. Đây cũng là thói quen tốt phải rèn luyện rất nhiều thì mới nâng cao được hiệu suất làm việc, chất lượng tự học mới được như mong muốn. Một nhà giáo dục học nổi tiếng đã nói "Mơ mộng thì thật là dễ dàng, thú vị, còn suy nghĩ mới thật là khó". Đây chính là sự nặng nhọc của lao động trí tuệ khi đã tập trung tư tưởng.

Để tập trung tư tưởng, trước hết cần phải:

Gây được sự say mê, hứng thú, tạo được cảm giác thoải mái, phấn khởi khi học tập rèn luyện.

Kiên trì rèn luyện, không dao động, nản lòng. Loài trừ kiên quyết các yếu tố chi phối tư tưởng (nhiễu)

Ý thức đầy đủ về trách nhiệm bản thân về rèn nghề, lập thân, lập nghiệp... - Biết tiết kiệm thời gian

Vấn đề này có quan hệ chặt chẽ với tập trung tư tưởng. Tập trung tư tưởng tốt thì sẽ tiết kiệm thời gian. Để tiết kiệm thời gian, cần phải:

Làm việc một các tự giác, tránh học tập lơ là, hời hợt (tức là không đến nơi đến chốn).

Tổ chức ngăn nắp nơi tự học, tạo điều kiện dễ dàng nhanh chóng tìm kiếm

Một phần của tài liệu Xây dựng ý thức tự giáo dục cho sinh viên Trường Đại học Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay (Trang 73)