Thực trạng xây dựng ý thức tự giáo dục cho sinh viên Trường Đại học

Một phần của tài liệu Xây dựng ý thức tự giáo dục cho sinh viên Trường Đại học Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay (Trang 44)

học Hùng vương những năm qua (2003 đến 2007)

2.1.2.1. Đặc điểm sinh viên trường Đại học Hùng Vương

Sinh viên trường Đại học Hùng Vương cũng ở vào độ tuổi như sinh viên cả nước với tất cả các đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi thanh niên. Họ giàu hoài

bão, ước mơ, ham hiểu biết và tràn đầy sức khỏe. Song họ thiếu kinh nghiệm sống, thiếu phương pháp, kỹ năng trong mọi hoạt động và non nớt về tri thức. Từ năm 2003, trường Đại học Hùng Vương thực hiện tuyển sinh đào tạo các ngành trong và ngoài sư phạm với số lượng lớn sinh viên đến từ nhiều địa phương vùng Trung Bắc bộ và một số ít từ các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Điểm tuyển sinh của nhà trường các năm vừa qua thuộc tốp dưới của các trường công lập. Như vậy có thể nhận thấy, sinh viên Đại học Hùng Vương đại đa số sinh ra và lớn lên ở vùng trung du, miền núi và gắn bó hoặc gần gũi với môi trường nông thôn, lao động chân tay; lực học những năm học phổ thông không giỏi nhưng ở các em có những phẩm chất rất đáng quý, đó là sự hồn nhiên, mộc mạc, giản dị, sự lễ phép và sống hoà đồng. Hơn nữa, ngành đào tạo chủ yếu của trường là ngành sư phạm, sinh viên sư phạm chiếm số đông trong tổng số sinh viên toàn trường, các em là những sinh viên sớm định hình tính cách, có thể nói “chín chắn”, “già dặn”, “chững chạc” hơn so với lứa tuổi.

Đại học Hùng Vương đào tạo nhiều trình độ (đại học, cao đẳng, trung cấp) và nhiều loại hình đào tạo (đào tạo tập trung, đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo tại trường, đào tạo ngoài trường...). Điều đó đã quy định tính đa dạng về trình độ, tính phong phú, phức tạp của đối tượng sinh viên của nhà trường. Quy mô đào tạo được mở rộng nhanh quy định đặc điểm về số lượng sinh viên gia tăng nhanh cũng đưa lại những thuận lợi và khó khăn nhất định trong giáo dục đào tạo của nhà trường. Xin đơn cử:

Năm học 2004-2005

Đào tạo tập trung tại trường: 1414 sinh viên với 28 lớp của 18 ban đào tạo (01 lớp liên kết với trường Đại học Sư phạm Hà Nội đào tạo hệ Đại học).

Đào tạo không tập trung ngoài trường: 2993 học viờn, giỏo sinh với 50 lớp của 11 ban đào tạo (liên kết đào tạo với các Trung tâm Giáo dục thường xuyên trong tỉnh).

Năm học 2006-2007

Đào tạo tập trung tại trường: 2302 sinh viên (1190 sinh viên đại học và 1112 sinh viên cao đẳng)

Đào tạo không tập trung ngoài trường: 3629 sinh viên (887 sinh viên đại học sư phạm và 2742 sinh viên trung học sư phạm)

Năm học 2007-2008

Đào tạo tập trung tại trường: 2840 sinh viên với tổng số 57 lớp của 30 ngành đào tạo.

Đào tạo không tập trung ngoài trường: 3672 học viên, sinh viên với 60 lớp (Hệ đại học vừa làm, vừa học có 26 lớp với 1357 học viên; hệ cao đẳng có 6 lớp với 330 sinh viên; hệ trung cấp sư phạm có 28 lớp với 1985 học sinh)

2.1.2.2. Những kết quả đạt được của việc xây dựng ý thức tự giáo dục của sinh viên trường Đại học Hùng Vương trong thời gian qua

Kế thừa truyền thống tốt đẹp của trường Cao đẳng Sư phạm Phú thọ với hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, bước vào giai đoạn mới với yêu cầu và nhiệm vụ chính trị mới đặt ra đã tạo nhiều thời cơ và thuận lợi cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên của nhà trường. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Hùng vương đã chủ động xây dựng nhiều chương trình hoạt động phong phú, đa dạng từng bước đáp ứng nhu cầu của đoàn viên thanh niên, vai trò và vị trí của tổ chức Đoàn trong nhà trường ngày càng được khẳng định qua đó nâng cao ý thức tự giáo dục trong rèn luyện, học tập của sinh viên.

Giai đoạn 2003 - 2007 có nhiều ngày kỷ niệm lớn, đó là dịp thuận lợi cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên của nhà trường phát triển, hơn nữa công tác Đoàn và phong trào thanh niên thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Lãnh đạo trường, sự phối hợp của các đơn vị trong trường, sự chỉ đạo kịp thời, thường xuyên của Đoàn cấp trên. Do vậy, chất lượng hoạt động Đoàn đã đi vào chiều sâu, hình thức đã dần dần được cải tiến, thu hút được đông

đảo đoàn viên thanh niên tham gia, công tác giáo dục của Đoàn ngày càng phát huy được hiệu quả. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường đã nhiều lần được Trung ương Đoàn, tỉnh Đoàn tặng Cờ thi đua. Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tặng Bằng khen về thành tích hoạt động.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống trong thanh niên sinh viên của nhà trường rất được chú trọng, cùng với sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, đoàn viên nên công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường Đại học Hùng Vương trong những năm qua đã đạt được những thành tích đáng kể trên tất cả các mặt hoạt động, trong đó có việc nâng cao ý thức tự giáo dục của sinh viên nhà trường.

Công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn thanh niên nhà trường nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện của sinh viên

Với nhiều nội dung và hình thức hoạt động phong phú, thiết thực, trong giai đoạn 2003 - 2007 công tác tuyên truyền và giáo dục của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Hùng Vương bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Trên cơ sở đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, các chương trình của Đoàn cấp trên, Ban chấp hành Đoàn trường đã cụ thể hóa từng nội dung để tuyên truyền theo chủ đề từng tháng, từng quý. Qua các đợt sinh hoạt này, ý thức tự giáo dục của sinh viên từng bước được nâng lên.

Vào đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Đoàn thanh niên đã phối hợp với phòng TCCB&CTCT và Bộ môn Mác- Lênin & Tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức tốt "Tuần lễ sinh hoạt chính trị đầu năm" cho sinh viên toàn trường. Thông qua đó Đoàn trường đã truyền đạt những nội dung và định hướng trong chương trình công tác năm học của Đoàn trường các cấp, động viên đoàn viên học tập và tiếp thu tốt các nội dung như: Nội dung cơ bản của các nghị quyết Trung ương, tư tưởng Hồ Chí Minh; các vấn đề chủ yếu về thực hiện Luật An

toàn giao thông, quy chế đánh giá điểm rèn luyện cho sinh viên. Tuyên truyền cho sinh viên hiểu được về Hội Chữ thập đỏ, về giáo dục giới tính và hiểu thêm được các hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Ngay sau đợt học tập chính trị, 100% đoàn viên đã ký cam kết "Không vi phạm các tệ nạn xã hội". Điều này thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức tự giáo dục của sinh viên nhà trường.

Công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống, nếp sống trong sinh viên luôn được nhà trường coi trọng. Thông qua những hoạt động lớn

"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nhà trường đã triển

khai phát động phong trào "Tuổi trẻ Đại học Hùng Vương sống - chiến đấu - lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” với diễn đàn: "Tuổi trẻ sống đẹp - sống có ích". Kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11) và trong dịp Giao lưu sư phạm cụm Trung Bắc (2006), nhà trường đã tổ chức tuyên truyền và viết bài thi tìm hiểu, tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Tôn vinh nghề dạy học". Đặc biệt Đoàn trường cũng đã phát động đoàn viên thanh niên trong toàn trường tổ chức và tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề về "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Các hình thức hoạt động này đã có tác dụng to lớn trong việc nâng cao ý thức tự giáo dục của sinh viên.

Với đặc điểm của nhà trường có sinh viên sư phạm chiếm số đông và đa số là nữ sinh nên trong dịp các ngày kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ (8/3), Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10) Đoàn trường đã phối hợp với Công đoàn và Ban nữ công trường tổ chức các buổi sinh hoạt với nữ sinh, như: trao đổi, nói chuyện chuyên đề: "Vẻ đẹp nữ sinh", "Chăm sóc sức khỏe sinh sản"; chương trình tư vấn: "Chăm sóc sức khỏe và vẻ đẹp học đường"; tổ chức các diễn đàn: "Sinh viên - Sự nghiệp - Tình yêu", "Công - Dung - Ngôn - Hạnh thời nay"; tổ chức các cuộc thi: "Duyên dáng nữ sinh" đã thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Một số khoa còn tổ chức Hội thảo với chủ đề: "Chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam

trong thời đại mới”. Thông qua các hoạt động phong phú trên, các nữ đoàn viên đã nhận thức thêm sâu sắc vai trò cũng như những yêu cầu căn bản đối với người phụ nữ xưa và nay, được trang bị kỹ năng sống. Từ đó nữ sinh tự xây dựng cho mình ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nguồn nhân lực.

Phong trào văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao (VHVN - TDTT) luôn được quan tâm xây dựng và là thế mạnh của Đoàn trường, đóng góp cho phong trào chung của nhà trường và các phong trào của địa phương nhân ngày lễ lớn cùng với các hoạt động khác.

Các hoạt động VHVN - TDTT luôn được tổ chức thường xuyên, tạo không khí tươi vui, sôi nổi trong sinh viên toàn trường. Điển hình như: “Đêm nhạc sinh viên” (dịp 09/01, 20/11); mở lớp dạy khiêu vũ quốc tế và bài hát về Đoàn thanh niên; Tổ chức chương trình "Giai điệu mùa hè"; tổ chức tuần học các ca khúc cách mạng. Có thể nói, tất cả các hoạt động đó đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao tính tích cực của sinh viên trong học tập, rèn luyện.

Bên cạnh đó, Đoàn trường còn tổ chức cho sinh viên tham gia các sân chơi như tham gia cuộc thi "Tiếng hát sinh viên", tham gia thi đấu giao hữu TDTT với các trường bạn, tham gia các giải thi đấu do trường, thị xã, tỉnh tổ chức (riêng năm 2006-2007, trong các cuộc thi, sinh viên đạt 01 giải vàng về văn nghệ; thể dục thể thao: 10 huy chương vàng, 8 huy chương bạc, 7 huy chương đồng). Đồng thời tham gia các hoạt động phục vụ các sự kiện chính trị của địa phương. Khoa Nhạc - Họa vừa khai trương phòng triển lãm tranh" Ánh mắt trẻ" do 2 sinh viên năm thứ ba là tác giả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hoạt động nhân đạo từ thiện trong nhiều năm qua luôn được đoàn viên tự giác hưởng ứng. Toàn trường đã phát động ủng hộ đồng bào bị bão lụt năm 2006 - 2007 là gần 6 triệu đồng; ủng hộ 3 triệu đồng để xây nhà tình nghĩa cho cựu thanh niên xung phong của thị xã Phú Thọ; Hội chữ thập đỏ của trường

đi thăm, tặng 05 suất quà và biểu diễn văn nghệ phục vụ thương, bệnh binh nặng khu Điều dưỡng thương, bệnh binh và người có công tỉnh Phú Thọ; tổ chức tuyên truyền và cho sinh viên đăng ký tham gia hiến máu nhân đạo...

Đoàn trường tổ chức thành lập Tiểu ban phát thanh tuyên truyền (02 buổi/tuần). Tiểu ban hoạt động rất tích cực và được đông đảo sinh viên đón nghe.

Với định hướng và các hoạt động cụ thể, thiết thực, gần gũi phù hợp với đối tượng thanh niên sinh viên của các phong trào trên, thanh niên sinh viên trường Đại học Hùng Vương đã hưởng ứng mạnh mẽ với các hoạt động sôi nổi. Nhiều đoàn viên thanh niên đã vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, giá trị văn hoá của dân tộc trong việc xây dựng ý thức học tập và tu dưỡng rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp.

Thông qua các hoạt động giáo dục toàn diện, đa dạng, phong phú trên, đoàn viên thanh niên hiểu sâu sắc hơn về lịch sử truyền thống dân tộc, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, xây dựng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong công cuộc đổi mới; bồi dưỡng lối sống, nếp sống mới mang tính nhân văn, văn hoá.

Đoàn trường đã thường xuyên đưa vào sinh hoạt chi đoàn các nội dung: Đoàn viên cam kết không vi phạm các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc...); Đoàn viên tự quản tốt lớp học, nơi ở (nội trú cũng như ngoại trú); Đoàn viên với việc rèn luyện nghiệp vụ (các khối ngành sư phạm tham gia học nghiệp vụ sư phạm 01 buổi/tuần). Đồng thời, Đoàn trường tổ chức "Đội thanh niên xung kích"

hoạt động tự quản tại khu vực ký túc xá, tại lớp và thư viện; Ban tự quản, xung kích an ninh kết hợp với lớp trực tuần và Phòng quản lý sinh viên & ký túc xá thường xuyên kiểm tra ký túc xá, đôn đốc sinh viên thực hiện nếp sống văn minh lịch sự, góp phần phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường; Tổ chức ban liên kết gồm lãnh đạo trường, Đoàn Thanh niên, Phòng Quản lý sinh viên, các Ông

(Bà) trưởng khu phố trên địa bàn sinh viên ở trọ, đôn đốc tình hình học tập cũng như sinh hoạt của sinh viên. Các tổ chức trên đã hoạt động tích cực, làm tốt công tác nội ngoại trú, ngăn chặn và chấn chỉnh kịp thời mọi biểu hiện vi phạm nếp sống văn minh trong sinh viên. Chính lĩnh vực hoạt động này đã góp phần đáng kể trong việc rèn luyện ý thức tự giáo dục, tự học tập của sinh viên.

Công tác tuyên truyền pháp luật trong sinh viên cũng được chú trọng. Đoàn trường đã triển khai cho sinh viên viết bài dự thi "Tìm hiểu pháp lệnh phòng chống mại dâm"; thi tìm hiểu về: "Luật bảo vệ và phát triển rừng"; thi tìm hiểu: "An toàn giao thông đường sắt" được đông đảo đoàn viên tham gia.

Đoàn trường phối hợp với phòng Tổ chức chính trị (nay là phòng Công tác Chính trị & Học sinh sinh viên) tổ chức cho sinh viên học tập chính trị, học tập quân sự nhằm giáo dục cho sinh viên đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chống âm mưu "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.

Phong trào tình nguyện của sinh viên

Phong trào thanh niên tình nguyện là một phong trào được phát động trong những năm gần đây và đã được đoàn viên thanh niên trường Đại học Hùng Vương tham gia hưởng ứng một cách tích cực.

Trong dịp hè năm học 2006 - 2007, Trường Đại học Hùng Vương đã tổ chức các lớp xóa mù chữ và tái mù chữ tại 6 xã thuộc huyện miền núi Yên Lập (Lương Sơn, Xuân Viên, Đồng Thịnh, Ngọc Đồng, Đồng Lạc, Minh Hòa); tổ chức ôn tập văn hóa hè cho các em thiếu niên, nhi đồng, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các gia đình chính sách; củng cố các hoạt động đoàn - hội - đội trên địa bàn dân cư; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần cho thanh thiếu niên; khích lệ thanh niên địa phương tinh thần tình nguyện, xung kích vì cộng đồng, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu. Qua các hoạt động này, ý thức cộng đồng, tinh thần tập thể của sinh viên được củng cố và nâng cao.

Hoạt động "Tiếp sức mùa thi 2007" là một trong những hoạt động nổi bật của phong trào thanh niên tình nguyện. Các nhóm sinh viên tình nguyện đã chủ động tổ chức liên hệ, tư vấn và cung cấp các địa chỉ nhà trọ cho thí sinh và người nhà thí sinh trong thời gian nhà trường tổ chức thi. Tư vấn về các điều kiện sinh hoạt cho thí sinh, hướng dẫn giúp đỡ làm các thủ tục dự thi, địa điểm thi và các thông tin cần thiết khác và đạt kết quả cao.

Trong Hội giao lưu cụm sư phạm Trung Bắc lần thứ VI (11/2006), Đoàn trường và các đoàn viên thanh niên, đặc biệt thanh niên tình nguyện, là lực lượng

Một phần của tài liệu Xây dựng ý thức tự giáo dục cho sinh viên Trường Đại học Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay (Trang 44)