Nội dung của tự giáo dục trong giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Xây dựng ý thức tự giáo dục cho sinh viên Trường Đại học Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay (Trang 22 - 27)

Chương 1. Vai trò của tự giáo dục trong giáo dục đại học

1.1. Tự giáo dục và nội dung của tự giáo dục trong giáo dục đại học

1.1.2. Nội dung của tự giáo dục trong giáo dục đại học

Với tư cách là một bộ phận hợp thành của quá trình giáo dục, muốn tìm hiểu nội dung của tự giáo dục, thiết nghĩ chúng ta phải bắt đầu từ nội dung giáo dục.

Nội dung giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng phải căn cứ vào mục tiêu giáo dục và những yêu cầu khách quan do cuộc sống đặt ra. Nói cách khác, mục tiêu giáo dục và những đòi hỏi khách quan của đất nước và thời đại sẽ quy định nội dung giáo dục. Mục tiêu giáo dục là gì thì nội dung giáo dục phải căn cứ vào mục tiêu đó mà xây dựng nội dung, chương trình cũng như tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp.

Chẳng hạn, khi Phật giáo du nhập vào nước ta (khoảng thế kỷ thứ 3 SCN), Phật giáo đã thành lập một trường dạy học, mục đích là đào tạo những tăng ni, những thiền sư thông tuệ về kinh kệ, phục vụ cho việc truyền đạo. Do đó, nội dung giáo dục của nhà trường chủ yếu là kinh Phật, chứ không phải là toán học hay lý học; sinh học hay môi trường học...

Hoặc, mục tiêu hướng tới của nền giáo dục Nho giáo là việc giáo dục thành người "Quân tử" để phục vụ cho chế độ phong kiến. Sách "Đại học" có chú thích rằng: "Quân là vua là ngài, Tử là thầy. Quân tử nói chung là người

trong xã hội Hán học thuở trước được coi là có đức, có tài do đó mà có cương vị bề trên trong làng, trong nước, dẫn dắt số đông coi như người kém tài mọn ở bên dưới gọi là tiểu nhân" [4, tr.89].

Đề cao giá trị tinh thần, nội dung giáo dục của Nho giáo chủ yếu là các sách kinh điển Nho giáo, như "Tứ thư" (Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học, Trung Dung) và "Ngũ kinh" (Kinh thi, Kinh thư, Kinh Xuân thu, Kinh dịch, Kinh lễ).

Nho giáo dạy đạo làm người quân tử, dạy đạo trị nước. Nội dung và phương pháp dạy học Nho giáo khuyến khích người ta chạy theo công danh, học để làm quan. Nho học ít quan tâm đến giảng dạy, nghiên cứu các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật [14, tr.142].

Khác với mục tiêu giáo dục trên đây, mục tiêu chung của giáo dục nước ta là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2, Luật Giáo dục).

Từ mục tiêu chung đó, Luật Giáo dục tiếp tục cụ thể hoá mục tiêu giáo dục đối với từng cấp học. Theo đó mục tiêu của giáo dục đại học là “đào tạo ng- ười có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Tiếp đó Luật còn quy định: “Nội dung giáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển; bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản, ngoại ngữ và công nghệ thông tin với kiến thức chuyên môn và các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc; tương ứng với trình độ chung của khu vực và thế giới…

Đào tạo trình độ đại học phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn tương đối hoàn chỉnh; có phương pháp làm việc khoa học; có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn” [24, tr.31-32].

Như vậy, nội dung giáo dục đại học của chúng ta khá toàn diện, bao gồm:

Kiến thức khoa học cơ bản; kiến thức chuyên môn; các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục thể chất, quốc phòng, giáo dục môi trường - sinh thái; giáo dục dân số và giới tính v.v. theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương hai khoá VIII: "Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá" là: “Thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành” cho học sinh, sinh viên [5, tr.33].

Giáo dục toàn diện vừa là mục tiêu vừa là phương hướng chủ yếu của nền giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục đại học. Với tư cách là bộ phận hợp thành, là bước tiếp theo của toàn bộ quá trình giáo dục, "tự giáo dục" của sinh viên không thể là phiến diện, mất cân đối... mà là toàn diện, cân đối. Không được chú trọng lĩnh vực này mà xem nhẹ lĩnh vực kia. Phải kiên quyết chống tư tưởng

"tuyệt đối hoá" một mặt, một lĩnh vực, một phương diện nào đó mà xem nhẹ mặt khác, lĩnh vực khác, vì như vậy sẽ đào tạo ra những con người "què quặt".

Nhưng làm thế nào để thực hiện giáo dục một cách "toàn diện" trong khi mọi nguồn lực đều có hạn, nhất là về khả năng nhận thức của con người. Đấy là một thực tế mà chúng ta đang phải đối mặt. Ph.Ăngghen từng nói rằng: "Tư duy của con người vừa là tối cao vừa là không tối cao, và khả năng nhận thức của con người vừa là vô hạn vừa là có hạn" [29, tr.127]. Do tính "không tối cao", "có hạn" không chỉ của khả năng nhận thức mà còn của các nguồn lực khác, điều đó đòi hỏi trong giáo dục cũng như "tự giáo dục" cần phải có sự ưu tiên nhất định.

Theo quan điểm và lôgíc của Hồ Chí Minh: "Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức... chẳng những không làm được gì lợi ích cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa" và "có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước", thì trong "tự giáo dục" trước hết là tự giáo dục về đạo đức, về tư tưởng, về lập trường giai cấp, về tình yêu đối với quê hương, đất nư- ớc, về tình yêu thương đối với con người (chủ nghĩa nhân đạo cộng sản)...

Trong ý nghĩa đích thực của thuật ngữ "tự giáo dục" đã hàm chứa những nội dung trên. "Tự giáo dục", "tự tu dưỡng đạo đức, tư tưởng"... đi liền với nhau.

Theo cách nói của Khổng Tử là "tu thân". Theo cách nói của Xôcrát là "tự nhận thức mình". Còn Hồ Chí Minh thì gọi "tự mình phải trong sáng".

Đạo đức chỉ có được bằng con đường rèn luyện, tu dưỡng, vì nó “không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" (Hồ Chí Minh).

Vậy, vì sao tự giáo dục trước hết lại phải tự giáo dục về đạo đức tư tưởng, bởi lẽ, trong cấu trúc nhân cách một con người nói chung, sinh viên nói riêng,

"Đức" bao giờ cũng là yếu tố nền tảng. Tài năng chỉ được phát huy tác dụng trên nền tảng đạo đức vững chắc: hướng thiện, vì sự phát triển và tiến bộ của con người. Cuộc sống luôn luôn chứng tỏ rằng, không có nền tảng đạo đức vững chắc dựa trên một tinh thần nhân đạo và nhân văn cao cả, không thể trở thành một nhân cách hoàn thiện.

Nói chuyện với giáo viên tại lớp học chính trị năm 1959, Hồ Chí Minh khẳng định: "Chính trị là linh hồn, chuyên môn là thể xác. Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn. Phải có chính trị trước rồi có chuyên môn... Nói tóm lại, chính trị là đức, chuyên môn là tài. Có tài mà không có đức là hỏng... Đức phải có trước tài"...

Có thể khẳng định rằng, trong toàn bộ di sản tinh thần mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta, Người luôn luôn nhấn mạnh: Trong mối quan hệ giữa "đức" và

"tài" thì "đức" bao giờ cũng đặt trước "tài"; "đức" bao giờ cũng là “ gốc”.

Câu nói nổi tiếng của người xưa: "Tiên học lễ, hậu học văn" mà ngày nay chúng ta vẫn dùng để nhắc nhở, giáo dục học sinh, sinh viên của chúng ta, cũng trên tinh thần đó. Trước hết, con người cần phải có đức, phải học tập, tu dưỡng cái đức. Cùng với tu dưỡng cái đức, rèn luyện cái đức là tu dưỡng và rèn luyện tài năng - một thành tố không thể thiếu được trong cấu trúc của nhân cách.

Nội dung "tự giáo dục" tài năng của sinh viên chính là quá trình tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi, tự sáng tạo, tự mình chiếm lĩnh tri thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn tương đối hoàn chỉnh theo yêu cầu của cấp học và trình độ đào tạo. Muốn vậy, sinh viên phải có lòng kiên nhẫn, với quyết tâm và nghị lực cao để tự mình vượt qua mọi khó khăn trở ngại trên con đường chiếm lĩnh tri thức khoa học. Trong "Lời tựa và lời bạt" viết cho bộ "Tư bản" (bản tiếng Pháp 18/3/1872), C.Mác có viết rằng: "Không có con đường cái quan nào ở trong khoa học cả, và chỉ những người nào không sợ chồn chân mỏi gối trèo lên những con đường nhỏ bé gập ghềnh của nó thì mới hy vọng đạt tới đỉnh cao xán lạn của khoa học mà thôi".

Chúng tôi muốn đề cập tới luận điểm này của C.Mác một cách nghiêm túc bởi lẽ căn cứ vào đặc điểm tâm - sinh lý của sinh viên: Hăng hái, nhiệt tình, sôi nổi, nhạy cảm với cái mới - cái tiến bộ, dễ thích nghi với hoàn cảnh và thích đư- ợc thể nghiệm mình trong cuộc sống... Tuy nhiên, sinh viên cũng có nhược điểm là: bồng bột, chuộng hình thức, thiếu thực tế, dễ nản lòng khi gặp phải khó khăn, vướng mắc... những đặc điểm tâm - sinh lý này gây không ít khó khăn trong quá trình "tự giáo dục" của sinh viên trên bước đường học tập.

Phương thức hoạt động cơ bản của sinh viên đại học là học tập có tính chất nghiên cứu dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giảng viên nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai của mình.

Hệ thống tri thức khoa học đòi hỏi sinh viên phải tiếp nhận bao gồm: tri thức cơ bản, tri thức cơ sở của chuyên ngành, tri thức chuyên ngành và tri thức công cụ, cùng với hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng theo chuyên ngành và trình độ đào tạo. Hệ thống tri thức này được bổ sung, tăng dần trong quá trình giáo dục và tự giáo dục theo hướng đồng thời thoả mãn các yêu cầu: cơ bản, hiện đại và thiết thực, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày một cao của thị trường sức lao động. Làm sao sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể được tiếp nhận làm việc ngay theo đúng chuyên ngành đào tạo.

Ngoài những nội dung giáo dục có tính chất truyền thống, trong điều kiện hiện nay, khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu, khi mà sinh viên cùng toàn thể nhân loại đang phải đối mặt với những thách thức trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nội dung giáo dục - theo đó tự giáo dục - cũng có những thay đổi, bổ sung để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn.

Những vấn đề có tính chất toàn cầu như : môi trường - sinh thái; dân số;

giới tính; dịch bệnh v.v. đang đòi hỏi sự quan tâm của giáo dục. Thực tế cấp bách đó làm xuất hiện một số nội dung giáo dục mới đồng thời cũng đặt ra những đòi hỏi hết sức nghiêm túc đối với vấn đề "tự giáo dục". Đó là, giáo dục môi trường, giáo dục dân số, giáo dục giới tính... Tự giáo dục không thể lẩn tránh những vấn đề bức xúc mà cuộc sống đang đặt ra này. Thực tế đó đòi hỏi sinh viên một mặt phải nâng cao ý thức tự giáo dục, mặt khác và quan trọng hơn là phải biến ý thức (theo nghĩa nhận thức, hiểu biết...) thành hành động thực tiễn, là cụ thể hoá ý thức thành hành vi mang tính tự nguyện, tự giác.

1.2. Tầm quan trọng và yêu cầu của việc xây dựng ý thức tự giáo dục

Một phần của tài liệu Xây dựng ý thức tự giáo dục cho sinh viên Trường Đại học Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)