Tầm quan trọng của ý thức tự giáo dục trong giáo dục đại học hiện nay

Một phần của tài liệu Xây dựng ý thức tự giáo dục cho sinh viên Trường Đại học Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)

rộng lẫn chiều sâu, khi mà sinh viên cùng toàn thể nhân loại đang phải đối mặt với những thách thức trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nội dung giáo dục - theo đó tự giáo dục - cũng có những thay đổi, bổ sung để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn.

Những vấn đề có tính chất toàn cầu như : môi trường - sinh thái; dân số; giới tính; dịch bệnh v.v. đang đòi hỏi sự quan tâm của giáo dục. Thực tế cấp bách đó làm xuất hiện một số nội dung giáo dục mới đồng thời cũng đặt ra những đòi hỏi hết sức nghiêm túc đối với vấn đề "tự giáo dục". Đó là, giáo dục môi trường, giáo dục dân số, giáo dục giới tính... Tự giáo dục không thể lẩn tránh những vấn đề bức xúc mà cuộc sống đang đặt ra này. Thực tế đó đòi hỏi sinh viên một mặt phải nâng cao ý thức tự giáo dục, mặt khác và quan trọng hơn là phải biến ý thức (theo nghĩa nhận thức, hiểu biết...) thành hành động thực tiễn, là cụ thể hoá ý thức thành hành vi mang tính tự nguyện, tự giác.

1.2. Tầm quan trọng và yêu cầu của việc xây dựng ý thức tự giáo dục trong giáo dục đại học hiện nay trong giáo dục đại học hiện nay

1.2.1. Tầm quan trọng của ý thức tự giáo dục trong giáo dục đại học hiện nay hiện nay

Thứ nhất, Con người có ý thức. Chính nhờ có ý thức mà con người không chỉ nhận thức được thế giới mà còn cải tạo được thế giới theo mục đích, mong muốn của mình, làm tăng thêm quyền lực của con người trước giới tự nhiên. V.I.Lênin từng viết rằng: "Trí tuệ con người đã tìm thấy nhiều điều kỳ diệu trong tự nhiên và sẽ còn tìm thấy nhiều hơn nữa, do đó làm tăng thêm quyền lực của mình đối với tự nhiên" [18, tr.348].

Trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, con người đồng thời cũng tự nhận thức bản thân mình. Đó chính là tự ý thức. Tự ý thức là ý thức của con người về những hành vi, những tình cảm, tư tưởng, động cơ, lợi ích và về địa vị của mình trong xã hội.

Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân, là sự hướng nội thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài. Thông qua phản ánh thế giới bên ngoài mà con người ý thức về mình như một cá nhân đang tồn tại, đang sống, hoạt động, giao tiếp, có tư duy, có cảm giác, có các hành vi đạo đức và có địa vị nhất định trong xã hội.

Trong giáo dục, tự ý thức chính là ý thức "tự giáo dục" của đối tượng được giáo dục. Tự ý thức có vai trò to lớn trong việc nhận thức và điều chỉnh hành vi của bản thân chủ thể nhận thức. Ở đây ý thức tự giáo dục cũng có vai trò tương tự - đó là đối tượng được giáo dục tự nhận thức, tự suy nghĩ về những hành vi, tư tưởng, động cơ, lợi ích và cả nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trước bản thân mình và trước xã hội, tức tự đánh giá mình về mọi mặt.

Sự suy ngẫm này càng sâu sắc, càng đúng đắn bao nhiêu thì chủ thể nhận thức càng có hành động hợp quy luật bấy nhiêu, và kết quả của nó là đem lại nhiều điều tốt đẹp cho bản thân và cho xã hội.

Đối với sinh viên, tự ý thức về bản thân mình trên phương diện đời sống đạo đức cũng như năng lực tư duy và năng lực thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi lẽ nhân cách sinh viên là nhân cách chưa hoàn chỉnh, nó đang trong quá trình "hình thành", do đó mọi khiếm khuyết, thiếu hụt cần được bù đắp, lấp đầy

bằng sức mạnh, nghị lực của chính bản thân mình, mình tự hoàn thiện mình, tự mình vươn lên trong cuộc sống.

Trình độ tự ý thức của sinh viên hay ý thức tự giáo dục của họ nói lên trình độ hoàn thiện và phát triển nhân cách, trình độ làm chủ bản thân của sinh viên.

Bên cạnh đại bộ phận sinh viên có sự phát triển nhân cách đúng hướng, cũng còn không ít sinh viên do ý thức tự giáo dục chưa cao, dẫn đến sự phát triển lệch chuẩn nhân cách, thậm chí dẫn đến phạm pháp. Hiện nay, tình trạng học “lấy lệ”, nạn sinh viên thi hộ, thi kèm đã trở nên "phổ biến" trong nhiều kỳ thi; mắc tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc..., thậm chí gây tội ác cướp của giết người... là sinh viên không phải hiếm.

Thực trạng lệch chuẩn nhân cách ở một bộ phận đáng kể trong sinh viên hiện nay đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục và nâng cao ý thức tự giáo dục phẩm chất đạo đức cho sinh viên, phải xem vấn đề tu dưỡng đạo đức, tư tưởng là công việc thường xuyên, liên tục không chỉ trong quá trình còn theo học ở nhà trường đại học mà cả sau này, khi họ thực sự trở thành những người trí thức xã hội chủ nghĩa.

Trên thực tế, như nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trong bài phát biểu tại Đại hội VI Hội Sinh viên Việt Nam (ngày 22/12/1998) có nhận định, hiện nay "vẫn còn không ít sinh viên định hướng chính trị và định hướng cho cuộc đời mình chưa thật rõ... nên ý chí phấn đấu không cao, không chăm chỉ học tập, rèn luyện... Một số khác chạy theo lối sống thực dụng, đua đòi, xa hoa".

Tất cả đó đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa ý thức tự giáo dục trong nhà trường đại học nước ta hiện nay.

Thứ hai, trong giáo dục, tự giáo dục vừa là kết quả của quá trình giáo dục, là sản phẩm của nhận thức và sự tạo lập các thói quen hành vi của sinh viên lại

dục đơn thuần hiểu theo nghĩa là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục (sự tác động của tri thức, văn hoá nhân loại thông qua nhà sư phạm đến đời sống của sinh viên; là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ đi trước...) thì chưa đủ sức mạnh, chưa thể tạo lập được cho sinh viên một niềm tin vững chắc vào những tri thức, kinh nghiệm mà mình lĩnh hội được trong nhà trường. Do đó phải coi trọng, đề cao "tự giáo dục".

Khác với phương pháp giáo dục truyền thống - tức là phương pháp thuyết trình, thầy truyền thụ kiến thức, trò tiếp thu, ghi nhớ một cách máy móc, không có sự phản hồi, sự liên hệ ngược từ phía sinh viên - phương pháp giáo dục hiện đại coi "học sinh là trung tâm, giáo viên là chủ đạo" trong mối tương quan vốn có của quá trình sư phạm. Quan điểm này đề cao, coi trọng tính độc lập, tự chủ, tự giác của người học. Điều 5 Luật Giáo dục nước ta có ghi: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên" [24, tr.9].

Cả lý luận và thực tiễn đều chứng tỏ rằng, trong giáo dục, ý thức tự giáo dục giữ một vai trò cực kỳ to lớn, nó có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của quá trình giáo dục. Cùng một lớp học (điều kiện học tập như nhau, số các thầy cô đứng lớp giống nhau...) nhưng kết quả học tập ở các sinh viên lại không giống nhau. Thậm chí có nhiều trường hợp từ chỗ là học lực trung bình, sau một thời gian do ý thức tự giáo dục của số sinh viên này cao, họ đã vươn lên hàng ngũ những sinh viên giỏi. Việc chúng ta khuyến khích, động viên những sinh viên "nghèo" nhưng "học giỏi" đã nói lên điều đó.

Ngược lại cũng không ít sinh viên từ chỗ học khá, giỏi, ngoan ngoãn, nhưng do ý thức tự giáo dục, tự tu dưỡng kém mà học tập xa sút, rơi vào con đường nghiện ngập, lừa đảo, cờ bạc, thậm chí giết người.

Trong truyền thống giáo dục Việt Nam, không ít những tấm gương sáng về việc nâng cao ý thức tự giáo dục, họ vượt lên chính mình, vượt lên hoàn cảnh (bệnh tật, kinh tế...) để chiếm lĩnh tri thức khoa học, để trở thành những con người có ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.

Vận động là quá trình tự thân chứ không thể dựa vào cái "hích" đầu tiên nào đó. Vì vậy, với sinh viên, con đường tự giáo dục để lập thân, lập nghiệp, vì hạnh phúc của bản thân và sự phồn vinh của đất nước là một tất yếu. Đặc biệt trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, khi mà lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia không phải là tài nguyên, khoáng sản hay bất cứ nguồn lực nào khác mà là "chất xám", là "trí tuệ" con người, là nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ cao và được đào tạo một cách có hệ thống... thì việc nâng cao ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện, tự nâng mình lên trong xã hội đầy biến động và ngày càng được làm "phẳng" bởi sự hội tụ của các sự kiện chính trị, các phát kiến (phát minh khoa học) và sự phát triển của các nền kinh tế khác nhau càng trở nên cần thiết.

Đánh giá về ý thức tự giáo dục, tự vươn lên của đại bộ phận sinh viên nư- ớc ta những năm qua, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VII (12/2003) khẳng định: "Đứng trước yêu cầu ngày càng cao của chất lượng nguồn lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từ nhận thức đúng đắn về rèn luyện phẩm chất đạo đức, vai trò của học vấn, kiến thức chuyên môn, khả năng thực hành, kỹ năng công tác nên đại bộ phận sinh viên chủ động tích cực học tập, tham gia nghiên cứu khoa học, sáng tạo, nỗ lực rèn luyện. Ngoài việc học tập những chuyên ngành chính, nhiều sinh viên còn phấn đấu học thêm ngoại ngữ, tin học và các môn bổ trợ khác... Đa số sinh viên có lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng, giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc, đoàn kết, tương thân tương ái, không để kẻ xấu lợi dụng, kích động gây mất ổn định chính trị xã hội" [13, tr.10].

Tự giáo dục không chỉ để rèn đức mà còn để luyện tài, cùng với quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp của từ này) tự giáo dục sẽ góp phần đắc lực trong việc xây dựng, hình thành những nhân cách sinh viên vừa "hồng", vừa "chuyên" đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do sự bùng nổ thông tin và sự đổi mới công nghệ một cách liên tục mà mô hình giáo dục truyền thống trở nên chật hẹp, cần được đổi mới, cần có cách nhìn hiện đại hơn với giáo dục, phải coi trọng tự giáo dục đối với sinh viên.

Để có được tri thức, để những hiểu biết của mình không trở nên lạc hậu, để biến tri thức nhân loại thành cái của mình, điều như V.I.Lênin nói là phải "biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra" [19, tr.362] thì vấn đề tự giáo dục phải được coi trọng một cách đúng mức như nó cần phải có.

Một phần của tài liệu Xây dựng ý thức tự giáo dục cho sinh viên Trường Đại học Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)