Nhóm nhân tố phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụsản phẩm bóng đèn tiết kiệm điện

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại sản phẩm bóng đèn tiết kiệm điện năng của Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (Trang 30)

a. Những nhân tố nguồn lực của CT

2.1.2.2.Nhóm nhân tố phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụsản phẩm bóng đèn tiết kiệm điện

bóng đèn tiết kiệm điện

a.Qui mô thị trường tiêu thụ BĐ tiết kiệm điện của DN

Nhu cầu của người Việt Nam đối với những thiết bị tiết kiệm điện ngày càng tăng cùng với sự tăng lên của thu nhập bình quân đầu người. Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ra những tác động xấu đến đời sống, thu nhập, việc làm của một bộ phận người dân khiến họ phải cắt giảm chi tiêu. Điều này làm cho nhu cầu về bóng đèn tiết kiệm điện sụt giảm. Tuy nhiên những năm tiếp theo thu nhập của người dân đã dần được cải thiện. Năm 2008 thu nhập đạt 1024 USD/ người đến năm 2011 đạt 1300 USD/người kéo theo đó nhu cầu của họ có xu hướng chuyển dịch từ việc tiêu dùng những sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng sang những sản phẩm có giả cá đắt hơn nhưng chất lượng cao. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế cùng với quá trình đô thị hoá làm xuất hiện nhiều các toà nhà, các công trình xây dựng hiện đại, thiết kế đẹp, tiện nghi làm tăng nhu cầu của mặt hàng bóng đèn tiết kiệm điện.

Ở Việt Nam ngày nay, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ ở các đô thị; các thành phố lớn mà còn diễn ra ở nông thôn. Khoa học kỹ thuật hiện đại, quy trình sản xuất tiến tiến; đảm bảo chất lượng được ứng dụng rộng rãi trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi đặc biệt là các công nghệ ứng dụng chiếu sáng đã làm tăng sức mua các sản phẩm BĐ tiết kiệm điện.Có thể thấy rằng qui mô thị trường tiêu thụ các sản phẩm của CT là khá lớn do đặc điểm dân số và đặc điểm tiêu dùng của người Việt Nam. Do vậy, các sản phẩm bóng tiết kiệm điện của CT vẫn được sử dụng rộng rãi, được nhiều khách hàng tin dùng. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ các sản phẩm của CT vẫn chủ yếu là các tỉnh thành phía Bắc ( Hà Nội, Bắc Ninh) chiếm 70- 80%

lượng bóng được tiêu thụ.Quy mô thị trường tiêu thụ của CT lớn nhưng cơ cấu thị trường tiêu thụ chưa đồng đều.

b.Cấu trúc thị trường của DN

Các sản phẩm của DN vẫn chủ yếu phục vụ cho thị trường miền Bắc do cả hai trụ sở của CT đều nằm ở các tỉnh miền Bắc là Hà Nội và Bắc Ninh. Các hoạt động sản xuất sản phẩm, phát triển mạng lưới tiêu thụ, tổ chức bán hàng, quảng cáo sản phẩm… vẫn chủ yếu diễn ra và phục vụ cho nhu cầu của khách hàng ở thị trường này. Công ty chưa thực sự có những chiến lược tấn công mạnh vào thị trường miền Nam nhằm mở rộng, gia tăng thị phần ở thị trường đầy tiềm năng này.

Mặc dù CT đã tổ chức các hội chợ hàng hoá, đưa hàng có chất lượng về nông thôn nhưng các sản phẩm của CT vẫn chưa chiếm lĩnh được thị trường nông thôn do giá cả còn khá cao so với thu nhập trung bình của người dân.

Xét về cấu trúc thị trường tiêu thụ theo mức thu nhập, các sản phẩm bóng tiết kiệm điện của CT tuy phong phú nhiều, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, giá thành nhưng chủ yếu phục vụ người dân có thu nhập khá. Đối với phân khúc thị trường các sản phẩm bóng tiết kiệm điện cao cấp phục vụ các nhà hàng, trung tâm thương mại lớn, khu đô thị cao cấp… thì chủ yếu vẫn là các sản phẩm của CT nước ngoài như Philips, Osram..

c. Sức cạnh tranh của CT trên thị trường

Thị trường thiết bị chiếu sáng hiện nay đã có sự phân chia cụ thể: DN trong nước chiếm giữ thị trường dân dụng, còn phục vụ cho khối công nghiệp thuộc về các DN nước ngoài. Hiện nay, thị trường các thiết bị chiếu sáng tại Việt Nam được phân chia theo tỷ lệ: 60% hàng nội và 40% hàng ngoại. Trong đó, các thiết bị chiếu sáng dân dụng hầu như thuộc về Việt Nam.

Với đèn Compact và huỳnh quang thì đang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa ba DN Điện Quang, Rạng Đông và Philips. Cùng với đó là một lượng không nhỏ các sản phẩm nhập từ Trung Quốc. Theo thống kê, hiện hàng Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường ở phân khúc cấp thấp với các loại đèn huỳnh quang. Ở phân khúc cấp trung, các DN trong nước đang phải cạnh tranh với nhiều thương hiệu nước ngoài đến từ Đức, Hà Lan, Mỹ...Mặc dù chất lượng sản phẩm trong nước ngang ngửa với hàng nước ngoài nhưng DN vẫn còn khó khăn vì tâm lý sính ngoại của một bộ phận người

tiêu dùng. Ở phân khúc cấp cao là công nghệ L.E.D thì DN nước ngoài gần như chiếm lĩnh. Nhà sản xuất thiết bị chiếu sáng của Đức là Osram cũng đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam từ nhiều năm nay. Thị phần của thương hiệu này là phân khúc của các sản phẩm chiếu sáng cao cấp phục vụ cho các công trình lớn như nhà hàng, trung tâm thương mại, bệnh viện, các dự án chiếu sáng đường phố...Tuy đang có thị phần của tương đối trong các lĩnh vực chiếu sáng dân dụng nhưng các DN trong nước như Rạng Đông, Điện Quang, Paragon, Duhal...vẫn liên tục đầu tư, cải tiến đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao nhất.

Có thể thấy rằng cạnh tranh trên thị trường kinh doanh BĐ tiết kiệm điện giữa các DN trong và ngoài nước đang diễn ra vô cùng gay gắt. Sự cạnh tranh gay gắt một mặt thúc đẩy các DN nâng cao chất lượng, đẩy mạnh hoạt động thương mại để giữ vững và mở rộng thị phần, một mặt có thể làm hoạt động kinh doanh của CT khó khăn hơn, nguy cơ mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh nếu CT không có chiến lược phát triển thương mại sản phẩm hiệu quả, kịp thời.

2.1.2.3. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

a. Luật pháp

Luật pháp của Việt Nam: các quy định của pháp luật liên quan đến quá trình nhập khẩu và lưu thông hàng hoá như Luật Thương mại, luật xuất nhập khẩu hàng hoá, các điều luật quốc tế khi gia nhập các tổ chức kinh tế, thương mại thế giới…đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động phát triển thương mại sản phẩm của công ty. Nếu các quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng thuê hàng hoá, các quy định điều chỉnh hoạt động quản lý thương mại, mua bán hàng hoá qua sở giao dịch...được xây dựng hợp lý, rõ ràng, thủ tục hành chính đơn giản, khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại của DN. Ngược lại, các quy định không hợp lý, khó hiểu, thủ tục rườm rà sẽ cản trở sự phát triển của các DN.

b. Các chính sách của Nhà nước

-Các chính sách của Nhà nước: bao gồm chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách thuế. Các chính sách tài khoá, tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến quá trình quay vòng vốn của DN. Riêng chính sách thuế ta cần chú ý đến thuế nhập khẩu và thuế thu nhập DN.

Trong những năm gần đây, Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt.Việc thực hiện giải pháp chính sách tiền tệ thắt chặt đã được ngân hàng Nhà nước triển khai theo đúng Nghị quyết của Chính phủ. Với việc thực hiện chính sách này, 4 tháng đầu năm, tín dụng tăng trưởng trên 5%, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,5%. Tuy nhiên chính sách tiền tệ thận trọng và thắt chặt này gây khó khăn cho các DN, đặc biệt là các DN có hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc lớn vào nguồn vốn vay. Việc thắt chặt tín dụng dưới mức 20% (năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng gần 30%) buộc các ngân hàng phải lựa chọn những DN có thể đáp ứng được điều kiện vay vốn. Như vậy, việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% khiến cho nguồn vốn tín dụng ít hơn, lãi suất cao hơn, gây khó khăn cho khả năng tiếp cận và sử dụng vốn của công ty Rạng Đông.

Năm vừa qua, nhà nước thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước với mục tiêu giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 xuống dưới 5 %, thực hiện cắt giảm đầu tư công. Chính sách tài khoá thắt chặt không gây ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do công ty đã cổ phần hoá từ năm 2004 và có mức tích trữ nguồn vốn khá lớn và ổn định nên luôn chủ động được nguồn vốn kinh doanh mà không phụ thuộc vào nhà nước.

Việc điều chỉnh tỷ giá và lãi suất tiết kiệm USD đã tạo khả năng giải quyết cung cầu USD, tính thanh khoản ngoại tệ tăng lên, góp phần chống nhập siêu, hạn chế việc găm giữ và đầu cơ USD. Việc điều chỉnh tỷ giá đã giúp tỷ giá sát với giá thị trường và việc mua bán ngoại tệ minh bạch và lành mạnh hơn. Điều này giúp công ty cũng như các DN khác sẽ dễ dàng trong việc mua USD để thanh toán. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ gây ra việc tăng chi phí đối với các DN phải sử dụng nhiều ngoại tệ nhập khẩu vật tư, nhiên liệu, thiết bị làm tăng giá thành, giá vốn hàng nhập khẩu, không chỉ các DN nhập khẩu mà cả những DN xuất khẩu phải nhập nhiều nguyên liệu từ nước ngoài. Trong khi đó hiện nay, công ty vẫn phải nhập khẩu một số nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài mà chủ yếu là dầu FO dùng cho vận hành máy móc. Việc điều chỉnh tăng tỷ giá đã đòi hỏi công ty phải nhìn lại và điều chỉnh cơ cấu sản xuất kinh doanh hợp lý, tăng tỷ lệ hàng nội địa, sử dụng những nguyên, vật liệu có chất lượng tương đương với nguyên vật liệu ở nước ngoài.

Thuế nhập khẩu được quy định có 3 mức là mức thuế ưu đãi, thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt để áp dụng trong những trường hợp khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước, tạo điều kiện đàm phán về thuế, phù hợp với các quy định quốc tế mà nước ta cam kết thực hiện. Từ đó tạo thuận lợi cho công ty trong việc nhập khẩu các máy móc thiết bị mới, hiện đại phục vụ sản xuất, tạo điều kiện cho việc nhập những nguyên liệu đầu vào mà trong nước chưa có hoặc có nhưng giá thành đắt với mức giá hợp lý hơn. Việc giảm được chi phí nhập nguyên liệu đầu vào giúp DN giảm tổng chi phí sản xuất, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đây chính là một trong những nội dung của phát triển thương mại sản phẩm.

Mức thuế thu nhập DN là 25% là vẫn còn khá cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn, tích luỹ vốn của DN. Nhà nước nên có chính sách điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế thu nhập DN theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư, tạo điều kiện để DN có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ để đẩy mạnh đầu tư phát triển thương mại sản phẩm.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại sản phẩm bóng đèn tiết kiệm điện năng của Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (Trang 30)