Nhóm giải pháp liên quan đến sản phẩm ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triền nhà đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 76)

- Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày 18,903 41,818 38,300 39,

3.2.3.Nhóm giải pháp liên quan đến sản phẩm ngân hàng

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.2.3.Nhóm giải pháp liên quan đến sản phẩm ngân hàng

3.2.3.1. Đẩy mạnh công tác huy động vốn

Để công tác huy động vốn có hiệu quả, việc trước hết là phải nâng cao thương hiệu tạo dựng lòng tin từ phía khách hàng.

Trước hết, từ những chuẩn mực về tương hiệu quy định của Hội sở, MHB Hà Nội nên xây dựng các chiến lược quảng bá thương hiệu theo cách riêng trên địa bàn như:

Thứ nhất, Quảng bá hoạt động của MHB qua các chương trình cố

định (gameshow, tài trợ, từ thiện…), không nhất thiết phải đóng góp một số tiền lớn vào các quỹ, thay vào đó là thực hiện chương trình tài trợ lâu dài (như tài trợ học bổng cho học sinh - sinh viên, tài trợ vốn cho nhóm một số tiểu thương,...)

- Quảng bá thương hiệu từ những vật dụng hàng ngày của nhân viên (bút viết, sổ tay, trang phục…), trang trí nội thất, quầy giao dịch, phương tiện vận tải…

- Tạo phong cách làm việc mới mẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả: xây dựng đội ngũ nhân viên có kỹ năng giao tiếp tốt và nắm vững nghiệp vụ, chịu trách nhiệm tư vấn cho KH qua điện thoại; bố trí đội ngũ giao dịch viên có đủ năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm giao dịch nhanh chóng, chính xác, thể hiện phong cách chuyên nghiệp với thái độ ân cần.

Thứ hai, chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ bán

chéo và biểu phí phù hợp trong điều kiện cạnh tranh nhằm thu hút KH tham gia thanh toán qua NH, biểu phí cũng tuỳ theo đối tượng áp dụng một cách linh hoạt.

Thứ ba, tăng cường đưa CNTT vào tiện ích của sản phẩm, đồng thời

cải tiến và mở rộng các tiện ích của thẻ ATM:

- Thẻ ATM rút được tiền từ tài khoản tiết kiệm và tài khoản thanh toán. - Thực hiện thanh toán qua thẻ các hoá đơn thông thường như một số NH đã thực hiện trên địa bàn.

- Triển khai ứng dụng chương trình thông báo số dư và biến động giao dịch qua internet (Internetbanking)

- Mở rộng đối tượng thực hiện thấu chi qua thẻ.

- Đối với số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ ATM, nên trả lãi suất tăng dần trên số dư tài khoản và số ngày thực tế, đặc biệt là có thể thưởng một tỷ lệ nhất định đối với thẻ có số dư lớn để thu hút số tiền nhàn rỗi trong dân cư.

- Bên cạnh đó, cần chú ý đầu tư phát triển tiện ích của thẻ POS.

- Việc hình thành và phát triển đại lý ngân hàng là một mô hình khá nổi tiếng ở các nước phát triển, đây cũng là một kênh huy động khá hiệu quả thông qua các đại lý này. MHB chi nhánh Hà Nội cần xem xét vấn đề này và đưa vào chiến lược hoạt động.

3.2.3.2. Cung cấp các sản phẩm dịch vụ, các tiện ích mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

So với thực trạng các sản phẩm dịch vụ truyền thống mà các ngân hàng thương mại đang sử dụng như tiền gửi, cho vay, dịch vụ tà khoản… thì tính chất đa dạng về sản phẩm truyền thống của MHB còn thấp. Bên cạnh đó, các NHTM CP luôn tung ra thị trường những dòng sản phẩm mới, mang tính công nghệ cao, đáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu của khách hàng

như: quản lý ngân quỹ, homebanking, cho thuê két sắt… Vì thế việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của MHB là cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp để phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của MHB:

Thứ nhất, thành lập phòng nghiên cứu thị trường và phát triển sản

phẩm bên cạnh phòng Marketing nhằm nghiên cứu nhu cầu thị trường và xu hướng của khách hàng trên cơ sở những lợi thế vốn có của MHB để đưa ra những dòng sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Thứ hai, đa dạng hóa các dòng sản phẩm mới trên nền tảng của sản

phẩm truyển thống để thích ứng với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, phân khúc thị trường để cung ứng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng là lợi thế của MHB.

Thứ ba, phát triển những sản phẩm mới (đối với MHB) dựa trên

những lợi thế có sẵn của MHB hay trên cơ sở có sẵn của các TCTD khác đang áp dụng

Thứ tư, nâng cao chất lượng bộ phận Marketing, xây dựng một chiến

lược Marketing phù hợp với từng sản phẩm để giúp khách hàng hiểu và tiếp cận dòng sản phẩm mới một các hiệu quả. Đặc biệt là nâng cao khả năng tiếp thị trong mỗi cán bộ ngân hàng, chứ không chỉ riêng bộ phận Marketing.

Thứ năm, hoàn thiện tốt nhất cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin đảm

bảo sự phát triển được các dòng sản phẩm mang tính công nghệ cao. Đảm bảo sự đồng bộ về mặt công nghệ giữa các chi nhánh và phòng giao dịch, tránh tình trạng tắc nghẽn trong đường truyền, gây tâm lý không tốt cho khách hàng, cũng như làm nền tảng cho sự phát triển những dòng sản phẩm mới.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triền nhà đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 76)