Nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triền nhà đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 59)

- Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày 18,903 41,818 38,300 39,

2.3.3.Nguyên nhân.

5 Nợ có khả năng mất vồn Quá hạn trên 360 ngày hoặc quá hạn trên 180 ngày sau khi được cơ cấu lạ

2.3.3.Nguyên nhân.

Cạnh tranh trong huy động vốn diễn ra ngày càng quyết liệt, lãi suất chưa phải là điều kiện đủ để thu hút nguồn vốn huy động, khách hàng gửi tiền ngoài mục đích sinh lời ra họ còn quan tâm đến tính đa dạng, tiện ích và mức độ an toàn của sản phẩm mà ngân hàng đưa ra. Điều này MHB chi nhánh Hà Nội chưa có lợi thế. Các loại sản phẩm huy động vốn của MHB HN hiện nay đang áp dụng như tiết kiệm thông thường, tiết kiệm dành cho người cao tuổi, kỳ phiếu… mặc dù với tên gọi khác nhưng nội dung vẫn giống như các sản phẩm mà các NHTM khác đang cung ứng nhưng có phần kém hấp dẫn hơn (nhất là so với các NHTM CP).

Tiện ích của sản phẩm còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, các nhu cầu của khách hàng về dịch vụ internetbanking, phonebanking, homebanking…đã trở thành phổ biến, tuy nhiên những tiện ích này MHB HN vẫn chưa triển khai được, có chăng vẫn chỉ dừng lại ở mức độ triển khai, thử nghiệm. Do vậy, chưa tạo được sức hút cho khách hàng khi lựa chọn giao dịch.

Bên cạnh đó, các chính sách hậu mãi của MHB vẫn chưa hoàn chỉnh, các chương trình khuyến mại, tặng quà….vẫn chỉ dừng lại ở một mức độ nào đó, chưa có sự linh hoạt trong việc giữ chân khách hàng hay bán chéo sản phẩm của ngân hàng.

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, các ngân hàng không ngừng tăng về số lượng và mở rộng quy mô, điều này càng làm cho sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng và thị phần của ngân hàng ngày càng nhỏ hẹp. Bên cạnh đó, hiện tượng “tín dụng tự phát” của các cá nhân, tổ chức hiện nay đang khá phổ biến, hoạt động công khai nhưng không bị chế tài nào từ phía cơ quan quản lý nhà nước, điều này làm cho hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng khó khăn hơn.

Kết luận chương 2.

Từ những cơ sở lý thuyết về các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM trong chương 1, chương 2 khái quát sơ lược quá trình hình hình và phát triển, điểm qua kết quả hoạt động kinh doanh của MHB HN trong những năm qua.

Kế tiếp đánh giá năng lực cạnh tranh của MHB HN với các đối thủ khác, dựa trên những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM trong chương một, để đi đến những tóm tắt về năng lực cạnh tranh của MHB HN và đi đến giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của MHB HN trong chương 3

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triền nhà đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 59)