Ngoại tệ quy đổi 2.307 3.266 4.225 7.524 17 8%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triền nhà đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 40)

Tổng cộng 10.639 13.896 16.685 20.541 123 %

(Nguồn: Báo cáo kế hoạch tổng hợp kinh doanh của MHB Hà Nội từ năm 2007 đến 2010)

Trong khi đó tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn > 12 tháng cũng luôn tăng qua các năm, cụ thể là năm 2007 tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn > 12 tháng chiếm 29.3% trong tổng nguồn vốn huy động thì năm 2010 tỷ lệ này là 36.92%. Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn huy động theo đơn vị tiền tệ thì đồng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động (trên 63%).

Với sự tăng trưởng cao và bền vững của nguồn vốn huy động cùng với cơ cấu nguồn vốn ổn định cho thấy tình hình tăng trưởng nguồn vốn của MHB Hà Nội trong những năm qua là tốt, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng.

Tốc độ tăng của nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2007 - 2010 được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Hình 2.2. Nguồn vốn huy động của MHB Hà Nội giai đoạn 2007 - 2010:

•Về công tác tín dụng:

Thị phần tín dụng ngày càng bị thu hẹp do tốc độ tăng trưởng từ năm 2007 đến nay và tốc độ tăng trưởng tín dụng thường xuyên thấp hơn mức tăng chung của ngành. Do chưa chú trọng đến công tác huy động tiền gửi nên khả năng mở rộng dư nợ của MHB HN còn hạn chế. Bên cạnh đó, do

vốn điều lệ tương đối nhỏ (chỉ chiếm 5,9% tổng tài sản, trong khi số bình quân của 37 NHTM CP không kể MHB là 6,7% năm 2010) nên MHB HN chỉ dành 42% tổng tài sản cho hoạt động tín dụng, và dành tỷ trọng khá lớn cho hoạt động liên ngân hàng và đầu tư chứng khoán nợ nhằm giảm hệ số rủi ro cho danh mục tài sản, đảm bao hệ số an tàn vốn (CAR). Tuy vậy, nhờ tang vốn điều lệ từ 823,3 tỷ lên 3000,6 tỷ trong năm 2010 và chiến lược chú trọng tăng trưởng huy động tiền gửi, khả năng tăng trưởng tín dụng của MHB HN trong những năm tới là rất khả quan.

Hình 2.3. Thị phần cho vay của MHB năm 2008 – 2010

Đến 31/12/2010, tổng dư nợ của khách hàng đạt 9.051 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2009, đặc biệt dư nợ năm 2009 tăng 69,4% so với năm 2008 - năm diễn ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong đó dư nợ nội tệ năm 2010 chiếm 97% tổng dư nợ, dư nợ ngoại tệ chiếm 3 %tổng dư nợ.

Trong cơ cấu tổng dư nợ, cho vay hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao (chiếm trên 60% tổng dư nợ), tiếp đến là cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm trên 20% tổng dư nợ), điều này thể hiện đúng chủ trương và định hướng phát triển của MHB trong những năm vừa qua là chú trọng và phát triển các doanh nghiệp SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ). Bên

cạnh đó, dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước có tốc độ tăng trưởng cả về dư nợ và tỷ trọng không cao vì đây là thành phần kinh tế được xem là hoạt động không hiệu quả trong giai đoạn vừa qua.

MHB HN hướng tới nhóm khách hàng SME như là nhóm khách hàng chiến lược do đặc thù về quy mô vốn (quy mô vốn điều lệ vầ tổng tài sản nhỏ), bên cạnh đó MHB HN cũng xác định đây là thị trường tiềm năng và khả năng tăng trưởng còn rất lớn. Với định hướng đó, năm 2006 ngân hàng đã thành lập riêng phòng chăm sóc khách hàng SME. Nhóm khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất chế biến và lĩnh vực phân phối bán lẻ, truyền thông.

Các sản phẩm chủ yếu là cho vay vốn lưu động, cho vay đầu tư các dự án lưu động, cho vay đầu tư các dự án xây dựng trong đó MHB tham giá sâu vào quá trình quản trị dự án.

Việc hướng tới khách hàng cá nhân và SME giúp MHB phân tán rủi ro tốt hơn và cải thiện hiệu quả kinh doanh do tỷ suất lợi nhuận từ phân khúc này cao.

Bảng 2.3. Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế g.đoạn 2007-2010

(Đơn vị tính: Triệu đồng.)

Năm

T.phần kinh tế 2007 2008 2009 2010 1. Doanh nghiệp nhà nước 209,086 275,610 396,197 514,131 2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 940,640 1,187,290 2,369,550 2,917,688 - Công ty cổ phần và công ty TNHH 596,527 748,021 1,715,387 2,176,661 - Doanh nghiệp tư nhân 334,178 424,113 645,869 741,026 - Doanh nghiệp có vốn đầu tư NN 9,936 15,157 8,295 - 3. Hộ sản xuất kinh doanh 3,284,068 3,525,340 5,677,859 5,572,979 4. Cho vay khác 3,611 4,568 16,679 46,679

Tổng cộng 4,437,406 4,992,809 8,460,285 9,051,477

Dưới đây là biểu đồ tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế trong năm 2010 của MHB

Hình 2.4. Tỷ trọng cho vay MHB HN theo thành phần kinh tế năm 2010

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2007-2010 của MHB Hà Nội ở mức cao. Năm 2007 và 2008, dư nợ của MHB Hà Nội còn thấp do ảnh hưởng từ khủng khoảng kinh tế toàn cầu. Sang năm 2009, 2010 nền kinh tế đã có sự phục hồi nên dư nợ cho vay của MHB tăng lên rõ rệt.

* Về chất lượng tín dụng và vấn đề trích lập dự phòng và quản lý rủi ro. Trong những năm qua, chất lượng tín dụng của MHB Hà Nội luôn được cải thiện, cụ thể là năm 2009 tỷ lệ nợ xấu chiếm 2.03% trong tổng dư nợ, sang năm 2010 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 1.94%.

Bảng 2.4. Chất lượng hoạt động tín dụng của MHB từ năm 2008 đến Quý I / 2011

Năm

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 QuýI/2011

Tổng dư nợ 4,992,809 8,460,285 9,051,477 9,075,253 Các khoản Nợ quá hạn 130 187 268 347

Trong đó:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triền nhà đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 40)