BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH
3.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh.
bán hàng tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh.
Qua phần nhận xét ở trên, ta có thể nhận thấy được thực trạng công tác quản lý hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty, bên cạnh những mặt tích cực còn có những tồn tại không tránh khỏi của công tác hạch toán, để hoàn thiện công tác kế toán này trước hết cần phải đát ứng các yêu cầu sau :
_ Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính trong chế độ kế toán, kế toán không chỉ là công cụ quản lý tài chính của các đơn vị mà còn là công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước, việc tổ chức công tác kế toán ở đơn vị cụ thể được vận dụng và cải tiến nhưng phải tuân theo khuôn khổ của chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành.
_ Hoàn thiện công tác kế toán này phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh, đặc điểm tổ chức kinh doanh của đơn vị nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
_ Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, đem lại hiệu quả cao, tăng lợi nhuận cho Công ty.
_ Hoàn thiện phải đáp ứng được thông tin kịp thời, chính xác phù hợp với yêu cầu quản lý.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh, em đã đi sâu tìm hiểu công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ. Bằng vốn hiểu biết ở lý thuyết đã học cộng với công việc thực mà phòng
Sinh viên : Phạm Ngô Linh Lớp : TĐ – KT 10
đồng thời được sự hướng dẫn của cô giáo, thạc sỹ Nguyễn Ngọc Lan và các nhân viên phòng kế toán. Em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ như sau :
Ý kiến 1 : Kế toán cần hạch toán rõ ràng.
Kế toán Công ty cần có sự phân biệt rõ ràng giữa hàng xuất bán cho khách, thu tiền và hàng xuất sử dụng cho việc chào hàng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Việc xuất hàng để chào hàng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chính là một phần chi phí để đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá, mở rộng thị trường nên kế toán phải tính vào chi phí bán hàng và nên hạch toán như sau :
Nợ TK 641.
Có TK 156.
Ý kiến 2 : Đẩy mạnh biện pháp hạch toán.
Về phương thức thanh toán. Trong cơ chế thị trường như hiện nay, vốn là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đều quan tâm đến việc bảo toàn vốn, quay vòng vốn nhanh để sử dụng tối đa hiệu quả của đồng vốn. Đối với Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh, số vốn vay chiếm tới 60% vốn kinh doanh, hàng năm Công ty phải trả lãi tương đối lớn, do đó dẫn tới chi phí tăng lên đáng kể.
Với phương thức thanh toán của khách hàng với Công ty như hiện nay hầu hết là trả chậm thường là 15 ngày nhưng có khi đến 20 ÷ 30 ngày khách hàng mới thanh toán. Như vậy Công ty bị lỗ khoản lãi tiền vay trả cho ngân hàng do bị khách hàng chiếm dụng vốn. Do vậy, Công ty cần đẩy mạnh công tác thu hồi nhanh số tiền nợ. Đối với khách hàng gần đến hạn phải trả tiền, Công ty nên gửi giấy báo yêu cầu trả tiền trước khi đến hạn 2 – 3 ngày để
Sinh viên : Phạm Ngô Linh Lớp : TĐ – KT 10
nhắc nhở khách hàng thanh toán đúng hạn, hoặc có thể gửi thông báo yêu cầu thanh toán có tính lãi suất tiền vay trên số tiền trả chậm quá hạn trả theo lãi suất quá hạn do ngân hàng quy định (Điều này có thể ghi rõ trong hợp đồng kinh tế).
Ý kiến 3 : Thống nhất thời gian nộp báo cáo của các nhân viên bán hàng.
Công ty cần có thời gian quy định thống nhất việc nộp báo cáo về phòng kế toán. Theo em có thể là 1 tuần nộp báo cáo 1 lần để giúp cho kế toán có được những thông tin chính xác giúp cho Ban lãnh đạo Công ty đưa ra những quyết định sáng suốt trong thời gian ngắn và không bị bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh cũng như tránh được những rủi ro không đáng có.
Ý kiến 4 : Cần phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
cho hàng tồn kho.
Công ty cần phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho số hàng hoá còn tồn trong kho của Công ty. Theo chế độ kế toán hiện hành quy định thì khi số lượng hàng tồn kho giữa các kỳ có số lượng biến động lớn, liên quan đến những hàng tồn kho, các khoản chi phí phát sinh lớn cần phải được phân bổ cho lượng hàng tồn kho và hàng bán ra nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp khi so sánh giữa thu nhập và chi phí kinh doanh để xác định chính xác kết quả tiêu thụ trong kỳ.
Sinh viên : Phạm Ngô Linh Lớp : TĐ – KT10
KẾT LUẬN
Hàng hoá có vị trí rất quan trọng trong các doanh nghiệp thương mại với lượng vốn dự trữ hàng hoá chiếm khoảng 80- 90% trong tổng lượng vốn lưu động của doanh nghiệp. Vì vậy, bán hàng luôn giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
Hơn bao giờ hết, trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, bán hàng vừa là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vừa là phương tiện để doanh nghiệp đạt được mục đích kinh doanh của mình. Do đó việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng là một trong những đòi hỏi cấp thiết luôn được đặt ra đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Chỉ có như vậy kế toán mới có thể phát huy hết vai trò của mình trong việc phản ánh, giám sát một cách chặt chẽ toàn diện về tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp ở mọi khâu trong quá trình tiêu thụ nhằm cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời để lãnh đạo doanh nghiệp có được các quyết định đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành kinh doanh có hiệu quả.
Là một sinh viên chuyên ngành kế toán, qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại Phòng kế toán Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh, em nhận thấy công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quản lý của lãnh đạo công ty, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, trước đòi hỏi của tình hình mới khi doanh nghiệp ngày càng đa dạng hoá mặt hàng, mở rộng quy mô kinh doanh, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty cần tiếp tục được hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và trình độ kiến thức có hạn nên _______________________________________________________________
Sinh viên : Phạm Ngô Linh Lớp : TĐ – KT10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa Tài chính – Kế toán trường Đại học Công Đoàn để Bản Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo, thạc sĩ Nguyễn Ngọc Lan các phòng ban lãnh đạo, Phòng kế toán của Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành Chuyên đề thực tập chuyên ngành.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Sinh viên
Sinh viên : Phạm Ngô Linh Lớp : TĐ – KT10