Quá trình đô thị hóa ở Bình Thuận giai đoạn 1999 – 2013 thông qua các tiêu chí về kinh tế đô thị

Một phần của tài liệu Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013 (Trang 32)

nghèo ở đô thị như tạo điều kiện cho người dân đô thị vay vốn, phát triển mạnh kinh tế đô thị nhằm tạo số lượng vị trí việc làm, v.v…

Tuy nhiên, do ảnh hưởng và hệ quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế từ 2009 đã tác động tiêu cực đến kinh tế đô thị ở Bình Thuận, dẫn đến sự cắt giảm nhân công của các doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng thất nghiệp diễn biến phức tạp trở lại trong những năm cuối giai đoạn 1999 – 2013. Do vậy, từ 2011, tỉ lệ thất nghiệp trong khu vực đô thi tại Bình Thuận tăng trở lại và đạt 5,04% vào năm 2013.

Bảng 2.6. Tỉ lệ thất nghiệp khu vực đô thị của Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013

Năm Tỉ lệ thất nghiệp chung (%) Tỉ lệ thất nghiệp khu vực đô thị (%)

1999 6,12 10,76 2000 6,60 8,03 2005 4,60 5,15 2009 4.36 4.91 2011 2.74 3.10 2013 4,19 5,04

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lí số liệu)

2.3.4. Quá trình đô thị hóa ở Bình Thuận giai đoạn 1999 – 2013 thông qua các tiêu chí về kinh tế đô thị thị

Tốc độ tăng trưởng GDP cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ đô thị hóa cũng như là chỉ tiêu đo lường mức ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế tại địa phương. Trong 15 năm của giai đoạn 1999 – 2013, tốc độ tăng trưởng GDP của Bình Thuận luôn đạt mức cao, nhiều năm liền đạt mức tăng trưởng hai con số (trên 10%). Về đại thể, tốc độ tăng trưởng GDP toàn giai đoạn 1999 – 2013 nhìn chung tăng từ 6,6% (năm 1999) lên 8,6% (năm 2013) và có sự biến động: tăng liên tục từ 6,6% vào năm 1999 lên đến 13,4% vào năm 2005, sau đó giảm dần xuống còn 8,6% vào năm 2013. Nguyên nhân của việc sụt giảm từ năm 2008, đặc biệt là việc tốc độ tăng GDP đạt thấp nhất trong những năm 2011 – 2013 (chỉ đạt một con số, dưới 10%) phần lớn là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính vào cuối năm 2008 mà hệ quả của nó còn kéo dài cho đến những năm sau đó.

Trong cơ cấu GDP của Bình Thuận, sự tương phản giữa nông nghiệp – phi nông nghiệp thể hiện rõ nét với tỉ trọng GDP phi nông nghiệp luôn ở mức cao trên 50% và liên tục tăng, thể hiện sự nâng cao về mức độ đô thị hóa tại địa phương này, bởi đô thị hóa góp phần tạo ra sự gia tăng tỉ lệ phi nông nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh. Nhìn chung, tỉ lệ GDP phi nông nghiệp ở Bình Thuận trong giai đoạn 1999 – 2013 tăng nhanh và liên tục. Cụ thể, tỉ lệ GDP phi nông nghiệp trong tổng GDP của tỉnh tăng từ 56,33% vào năm 1999 lên đến 69,65% vào năm 2005 và đạt tỉ lệ 80,88% vào năm 2013. Như vậy, trong 15 năm, mức tăng thêm cỉa tỉ lệ GDP phi nông nghiệp tại Bình Thuận đạt 24,55%, trung bình tăng thêm 1,64%/năm. Đây là một sự chuyển dịch nhanh, thể hiện trình độ và sự phát triển của quá trình đô thị hóa tại Bình Thuận. Sự phát triển mạnh của kinh tế đô thị, mà chủ yếu là kinh tế phi nông nghiệp, đã đóng góp phần lớn vào sự gia tăng tỉ lệ phi nông nghiệp trong GDP một cách nhanh và mạnh như vậy.

Bảng 2.7. Tốc độ tăng trưởng GDP, tỉ trọng GDP phi nông ngiệp và tổng thu ngân sách trong tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013

Năm Tốc độ tăng trưởng GDP (%) Tỉ trọng GDP phi nông nghiệp (%) Tổng thu ngân sách (tỉ đồng) 1999 6,6 56,33 245,2 2000 10,7 58,04 279,4 2001 10,4 59,85 352,1 2003 12,2 63.55 532,8 2005 13,4 69,65 3.566,2 2007 12,1 74,40 4.983,1 2009 10,1 77,11 7.450,7 2011 9,4 78,79 8.928,3 2013 8,6 80,88 8.624,7

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lí số liệu)

Kinh tế đô thị tại Bình Thuận phát triển mạnh mẽ kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ về nguồn thu ngân sách Nhà nước. Nhìn chung, tổng thu ngân sách Nhà nước theo giá hiện hành của Bình Thuận trong giai đoạn 1999 – 2013 tăng nhanh và tăng liên tục, từ 245,2 tỉ

đồng vào năm 1999 lên đến 3.566,2 tỉ đồng vào năm 2005 và đạt con số 8.624,7 tỉ đồng vào năm 2013. Đây chính là động lực và là nguồn tài chính chủ yếu để chỉnh trang, tu bổ cảnh quan đô thị cũng như phục vụ quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị nói chung và hạ tầng đô thị tại các vùng ven đô đang đẩy mạnh quá trình đô thị hóa nói riêng nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hóa tại Bình Thuận, mở rộng địa giới hành chính các đô thị.

Bảng 2.8. Tỉ lệ hộ nghèo khu vực đô thị tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001 – 2013.

Năm Tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh (%) Tỉ lệ hộ nghèo khu vực đô thị (%) 2001 14,96 6,9 2002 13,2 5,3 2004 9,2 3,7 2008 6,9 3,5 2010 9,3 4,0 2013 4,9 3,1

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lí số liệu)

Tỉ lệ hộ nghèo cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ đô thị hóa. Bảng 2.8 cho thấy tỉ lệ hộ nghèo khu vực đô thị luôn thấp hơn tỉ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh khoảng 30 – 40%. Điều đó cho thấy mức đóng góp trong tỉ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh đa phần thuộc về khu vực nông thôn. Chính quá trình đô thị hóa đã biến các vùng nông thôn thành các vùng đô thị, cung cấp cho người dân vùng đô thị hóa những nguồn thu nhập dựa vào các hoạt động phi nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo. Trong những năm 2001 – 2013, tỉ lệ hộ nghèo tại khu vực đô thị ở Bình Thuận giảm tương đối khá những thiếu tính bền vững. Cụ thể, tỉ lệ hộ nghèo trong khu vực đô thị giảm từ 6,9% (năm 2001) xuống còn 3,1% (năm 2013), mức giảm đạt 3,8% trong vòng 13 năm. Điều đó thể hiện sự biến đổi trong thu nhập của hộ gia đình trong xu thế phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa tại Bình Thuận.

Một phần của tài liệu Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w