lao động đô thị
Cùng với sự phát triển của dân số đô thị, các tiêu chí về lao động đô thị ở Bình Thuận cũng đã có sự biến động trong quá trình phát triển đô thị tại địa phương này giai đoạn 1999
– 2013, biểu hiện rõ hơn quá trình đô thị hóa tại đây. Một trong những tiêu chí về lao động đô thị biểu hiện rõ rệt nhất quá trình đô thị hóa chính là tỉ lệ lao động phi nông nghiệp. Bảng 2.5 cho thấy tỉ lệ lao động phi nông nghiệp của Bình Thuận giai đoạn 1999 – 2013 tăng 18,77% trong vòng 15 năm, trung bình tăng thêm 1,25%/năm, từ 31,03% (năm 1999) lên đến 49,8% (năm 2013), thể hiện quá trình đô thị hóa ở đây đã diễn ra khá tích cực, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu lao động trong đô thị. Nếu so sánh với sự gia tăng tỉ lệ thị dân, có thể thấy mức tăng tỉ lệ lao động phi nông nghiệp khá tương xứng với mức tăng tỉ lệ thị dân (trung bình trên 1%/năm). Tuy nhiên, nếu xem xét trong thời thời kì sẽ thấy giữa chúng có sự lệch pha trong quá trình chuyển dịch: Trong thời kì 1999 – 2005, mức tăng tỉ lệ lao động phi nông nghiệp thấp hơn mức tăng tỉ lệ thị dân và mức tăng đột biến của tỉ lệ lao động phi nông nghiệp diễn ra chậm hơn một năm so với mức tăng đột biến của tỉ lệ thị dân, tức là vào năm 2001 (so với năm 2000 cua tỉ lệ thị dân). Điều này có thể lý giải thông qua sự chuyển đổi dần dần lĩnh vực hoạt động kinh tế của người dân từ nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp sang hoạt động công nghiệp và dịch vụ (du lịch, buôn bán lẻ hàng hóa, v.v…) sau khi Phan Thiết được mở rộng phạm vi địa giới hành chính và nâng cấp từ thị xã lên thành phố loại III vào năm 1999. Tuy nhiên, do sự chuyển đổi ngành nghề lao động là một quá trình nên tỉ lệ lao động phi nông nghiệp không thể tăng lên đột biến đồng thời so với tỉ lệ thị dân, mà phải chậm đi một chút. Hơn nữa, sự phát triển kinh tế đô thị trong những năm 1999 – 2000 (thời gian Phan Thiết mở rộng phạm vi và nâng cấp) với các loại hình dịch vụ, công nghiệp còn chậm, chưa đủ đáp ứng số lượng vị trí việc làm và tạo điều kiện cho người lao động chuyển đổi ngành nghề. Cụ thể, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tăng thêm 10,17%, trung bình tăng 1,45%/năm, từ 31,03% (năm 1999) lên đến 41,2% (năm 2005). Trong đó trong năm 2000 – 2001, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tăng đột biến với 10,4%, sau đó tiếp tục tăng lên đỉnh điểm của thời kì 7 năm đầu với 44,1% vào năm 2003, nhưng sau đó lại giảm chỉ còn 41,2% vào năm 2005. Qua đó có thể thấy quá trình chuyển dịch tỉ lệ lao động phi nông nghiệp qua nhiều khúc uốn quanh co và phức tạp hơn nhiều sơ với quá trình chuyển dịch của tỉ lệ dân thành thị trong thời kì 1999 – 2005.
Bước sang thời kì 2005 – 2013, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tăng thêm 8,6%, trung bình 1,1%/năm, từ 41,2% (năm 2005) lên đến 49,8% vào năm 2013. Quá trình chuyển dịch tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong thời kì này tuy diễn ra chậm hơn so với thời kì đầu
nhưng lại theo chiều hướng tích cực, không quanh co, tăng liên tục ở tất cả các năm. Nếu đối sánh với mức tăng của tỉ lệ thị dân trong cùng thời kì 2005 – 2013, có thể thấy mức tăng của tỉ lệ lao động phi nông nghiệp cao hơn gấp gần 2,3 lần so với mức tăng thêm của tỉ lệ thị dân, chứng tỏ nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự gia tăng liên tục của tỉ lệ lao động phi nông nghiệp không phải chỉ do quá trình di dân nông thôn – thành thị, mà chủ yếu là do quá trình chuyển đổi ngành nghề từ ngư nghiệp, nông nghiệp sang các hoạt động công nghiệp – dịch vụ trong nội bộ thị dân.
Bảng 2.5. Quy mô và tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
Năm Lao động
phi nông nghiệp (người)
Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp (%)
1999 130.909 31,03 2000 149.529 32,2 2001 198.085 42,6 2003 220.240 44,1 2005 216.247 41,2 2007 245.415 44,0 2009 276.546 46,7 2011 309.738 49,3 2013 323.985 49,8
(Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lí số liệu)
Bên cạnh chỉ tiêu tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, quá trình đô thị hóa còn được đánh giá thông qua tiêu chí tỉ lệ thất nghiệp trong khu vực đô thị. Về đại thể, tỉ lệ thất nghiệp trong đô thị ở Bình Thuận giảm từ 10,76% (năm 1999) xuống còn 5,04% (năm 2013), mức giảm đạt 5,72% trong vòng 15 năm, thể hiện trình độ đô thị hóa ở khu vực đô thị tại Bình Thuận đã được nâng cao. Tuy nhiên, bảng 2.6 cũng cho thấy tỉ lệ thất nghiệp trong khu vực đô thị ở Bình Thuận giai đoạn 1999 – 2013 diễn biến khá quanh co, có sự biến thiên tăng giảm. Cụ thể, có thể thấy chỉ số này giảm liên tục trong 13 năm đầu của giai đoạn (1999 – 2011), từ 10,76% (năm 1999) xuống còn 3,1% (năm 2011). Đây là sự nỗ lực rất lớn của địa