PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013 (Trang 40 - 41)

1. Đô thị hóa là một vấn đề mang tính tất yếu khách quan và có tính phổ quát. Đó là sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến văn hóa, v.v... là sự chuyển đổi từ nông thôn sang thành thị, từ nền sản xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp với sự tập trung cao độ về sản xuất và dân cư. Theo nghĩa rộng, đô thị hóa được hiểu là quá trình tập trung dân cư vào các đô thị, phát triển quy mô và số lượng đô thị, phổ biến lối sống thành thị và không ngừng hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật đô thị. Đó chính là một quá trình biến đổi và phân bố lại lực lượng sản xuất và các hình thức tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v… và sự mở rộng không gian đô thị.

2. Biểu hiện của của đô thị hóa: Dân số đô thị ngày càng tập trung đông vào các đô thị, quá trình tập trung dân sổ ngày càng đông vào các đô thị lớn và cực lớn, lãnh thổ đô thị không ngừng mở rộng và Phổbiến rộng rãi lối sống đô thị vào nông thôn.

3. Quá trình đô thị hóa ở Bình Thuận đã diễn ra từ khá sớm, nhưng từ khi hình thành đến cuối thế kỉ XX vẫn mang nặng tính hành chính. Quá trình đô thị hóa ở Bình Thuận thật sự diễn ra theo đúng nghĩa của nó và phát triển nhanh chóng hơn cả chính là từ năm 1999 – năm Phan Thiết được nâng từ thị xã lên thành phố (đô thị loại III) cho đến nay. Trong 15 năm qua, từ năm 1999 đến năm 2013, quy mô dân số đô thị của Bình Thuận đã tăng từ 254,7 nghìn người (năm 1999) lên 402,6 nghìn người (năm 2005) và đạt 472,2 nghìn người vào năm 2013. Chính sự gia tăng nhanh chóng quy mô dân số đô thị trong tỉnh đã khiến tỉ lệ đô thị hóa, tức tỉ lệ thị dân trong tổng dân số toàn tỉnh tăng nhanh. Trong toàn giai đoạn 1999 – 2013, tỉ lệ dân thành thị tăng 15,8%, trung bình tăng thêm 1%/năm, từ 24,23% (năm 1999) lên đến 39,31% (năm 2013). Tốc độ đô thị hóa của Bình Thuận giảm từ 2,6% (năm 1999) xuống còn 0,7% (năm 2013). Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp của Bình Thuận giai đoạn 1999 – 2013 tăng 18,77% trong vòng 15 năm, trung bình tăng thêm 1,25%/năm, từ 31,03% (năm 1999) lên đến 49,8% (năm 2013), thể hiện quá trình đô thị hóa ở đây đã diễn ra khá tích cực, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu lao động trong đô thị. Tỉ lệ thất nghiệp trong đô thị ở Bình Thuận giảm từ 10,76% (năm 1999) xuống còn 5,04% (năm 2013), mức giảm đạt 5,72% trong vòng 15 năm, thể hiện trình độ đô thị hóa ở khu vực đô thị tại Bình Thuận đã được nâng cao.

Như vậy, qua các nhóm tiêu chí đánh giá về dân số đô thị, lao động đô thị và kinh tế đô thị, có thể thấy quá trình đô thị hóa ở Bình Thuận đa diễn ra theo đúng với xu hướng chung của cả nước, tuy vậy nó diễn ra còn khá chậm.

Một phần của tài liệu Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w