Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI BÌNH THUẬN ĐẾN

Một phần của tài liệu Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013 (Trang 35 - 40)

TẠI BÌNH THUẬN ĐẾN 2030

3.1. Định hướng xu hướng phát triển đô thị hóa tại Bình Thuận đến 2030

Trong thời gian tới, tỉnh Bình Thuận có tốc độ công nghiệp hóa cao, nhu cầu lao động công nghiệp, dịch vụ du lịch cũng tăng đáng kể. Diện tích đất công nghiệp tập trung dự kiến khoảng 12.000 ha và các khu du lịch có quy mô lớn đang được xây dựng. Như vậy, tác động quá trình công nghiệp hóa sẽ tạo tiền đề cho quá trình đô thị hóa của tỉnh phát triển.

Với nhận thức như vậy, định hướng phát triển đô thị hóa và xây dựng hệ thống khung sườn đô thị của Bình Thuận được xem là một nội dung quan trọng trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến 2030, được thực hiện bởi Phân viện quy hoạch đô thị - nông thôn Miền Nam.

Theo đó, quá trình đô thị hóa tại Bình Thuận sẽ diễn ra với những đặc điểm sau: Dự báo tỷ lệ đô thị hóa của Bình Thuận đến năm 2015 là 45-50%, năm 2020 là 50- 55%, năm 2025 là 55-60% và năm 2030 là 60-65%.

Về chỉ tiêu dân số đô thị: Đến năm 2015: khoảng 650.000 – 700.000 người. Đến năm 2020: khoảng 750.000 - 800.000 người. Đến năm 2025: khoảng 900.000 – 950.000 người. Đến năm 2030: khoảng 1.000.000 - 1.100.000 người.

Về phân bố lãnh thổ hệ thống đô thị: Năm 2015: có 18 đô thị; trong đó có 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV và 15 đô thị loại V, trên cơ sở nâng cấp mở rộng 13 đô thị hiện có, xây dựng mới 5 đô thị. Năm 2020: có 20 đô thị; trong đó có 1 đô thị loại II, 2 đô thị loại III, 2 đô thị loại IV và 15 đô thị loại V. Năm 2025: có 21 đô thị; trong đó có 1 đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 3 đô thị loại IV và 15 đô thị loại V. Năm 2030: có 21 đô thị; trong đó có 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại III, 4 đô thị loại IV và 14 đô thị loại V.

Hình 3.1. Sơ đồ phân bố hệ thống đô thị đến 2030.

Trong đó, TP. Phan Thiết đóng vai trò vừa là đô thị hạt nhân của tỉnh Bình Thuận vừa là đô là đô thị trung tâm cấp vùng, trung tâm phía Nam của vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB).

Thị xã La Gi là trung tâm tiểu vùng phía Nam tỉnh Bình Thuận, là đô thị loại II trực thuộc tỉnh, trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của vùng phía Nam tỉnh Bình Thuận, là trung tâm công nghiệp tập trung, trung tâm khai thác, chế biến hải sản của tỉnh Bình Thuận và khu vực, là trung tâm du lịch sinh thái biển, du lịch văn hóa, lịch sử cấp vùng.

3.2. Giải pháp phát triển đô thị hóa tại Bình Thuận đến 2030

3.2.1. Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhằm tạo sức hút vào các đô thị

Đẩy nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước, tốc độ tăng GDP thời kỳ 2011-2015 khoảng 13,5-14,3% và thời kỳ 2016-2020 khoảng 12,0- 12,8%. GDP/người năm 2015 tăng khoảng 1,78 lần so năm 2010 và năm 2020 tăng khoảng 1,7 lần so với năm 2015.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tiến bộ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng GDP khu vực công nghiệp - xây dựng tăng lên 39,9% năm 2010 và trên 48,0% năm 2020; của khu vực dịch vụ theo các mốc trên sẽ là 39,6% và khoảng 44,0%; GDP khu vực nông nghiệp giảm dần xuống 20,5% năm 2010 và khoảng 7,8-8,0% năm 2020.

Phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa; ưu tiên các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn, chú trọng các ngành, lĩnh vực Tỉnh có lợi thế về tiềm năng và vị trí địa lý kinh tế như công nghiệp năng lượng, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến lương thực - thực phẩm, công nghệ sinh học, công nghiệp cơ khí, chế tạo phục vụ kinh tế biển, phát triển nông nghiệp - nông thôn cùng các ngành công nghiệp bổ trợ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Tỉnh. Duy trì tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân cả thời kỳ đạt 16 - 18%/năm, tăng trưởng về lượt khách du lịch bình quân 10 - 12%/năm.

Phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, trong đó tập trung vào du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và thể thao, du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo. Đẩy mạnh xúc tiến và tiếp thị du lịch, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Bình Thuận ra thị trường thế giới, tìm kiếm mở rộng thị trường mới. Xây dựng các khu du lịch trọng điểm tại Tiến Thành - Phú Hài - Mũi Né - Hòn Rơm - Hoà Thắng - Bình Thạnh - Vĩnh Hảo, Thuận Quý - Kê Gà - La Gi... một số khu, điểm du lịch tầm cỡ quốc tế, có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước trong khu vực. Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, dịch vụ phục vụ du lịch. Tổ chức các tuyến du lịch và nối các tuyến du lịch trong tỉnh với các tuyến du lịch của cả nước. Từng bước nâng cao tiêu chuẩn của ngành du lịch ngang tầm quốc tế.

3.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị

Từng bước hoàn thiện, nâng cấp hệ thống giao thông đô thị đồng bộ, hiện đại, liên hoàn, thông suốt, quy mô phù hợp với từng vùng, từng địa phương trên địa bàn tỉnh theo

tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại đường. Nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn kỹ thuật và thảm bê tông - nhựa, đồng bộ với kết cấu kỹ thuật hạ tầng khác.

Nâng cấp hệ thống cấp điện cho Bình Thuận, tăng nguồn điện cấp cho tỉnh chủ yếu từ các trạm biến áp 220/110 KV, với công suất hiện tại 2x25 MVA, điện áp 110/35/22 KV và sẽ tăng dần lên vào năm 2010, đảm bảo đủ công suất phụ tải cho nhu cầu sử dụng điện của tỉnh với chất lượng cao. Đến năm 2011-2020, nâng công suất lên (25+40) MVA, điện áp 220-110/22 KV và xây dựng và cải tạo 9 lộ 22 KV. Như vây trạm trên địa bàn tỉnh sẽ có 9 lộ 22 KV cấp điện cho mạng lưới điện toàn bộ tỉnh.

Nguồn cung cấp điện cho Bình Thuận được cân đối trong mạng lưới điện quốc gia đến năm 2020, dự kiến sẽ đưa vào vận hành các nhà máy: Thuỷ điện Đại Ninh (300 MW) và thuỷ điện Bắc Bình (33 MW), La Ngâu (36 MW), Đan Sách (6 MW), Sông Dinh (5 MW), Bom Bi (4 MW), Kapét (4,5 MW), Suối Tỵ (2 MW).

Nhiệt điện than Vĩnh Tân (Tuy Phong) với công suất 4.400 MW, bắt đầu phát điện tưg năm 2012 (giai đoạn 1 là 1.200 MW, giai đoạn 2 CS 1.200 MW và giai đoạn 3 CS 2.000 MW). Nhiệt điện Sơn Mỹ: Giai đoạn 1 dự kiến công suất 3.000 MW (4 x 750 MW) bắt đầu phát điện từ năm 2012 (Phương án 1); Giai đoạn 2 dự kiến nâng tổng công suất lên gấp đôi (6.000 MW) theo Phương án 2.

Điện gió với tổng công suất 500-3.000 MW (dự kiến Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam) và Phú Quý với công suất 7,4 MW.

Đảm bảo cấp nước cho các đô thị, khu, cụm công nghiệp và các khu dịch vụ du lịch. Nâng cấp, cải tạo hệ thống cấp nước đô thị hiện có, kết hợp với xây dựng mới khai thác nguồn nước ngầm, kết hợp sử dụng hệ thống khai thác bằng nguồn nước hồ chứa. Nâng cao chất lượng các dịch vụ cấp nước đô thị, đảm bảo đến năm 2010 có 90-95% dân số đô thị được cấp nước sạch (nước máy) với tiêu chuẩn 120-150 lít/người/ngày đêm; đến năm 2020 đạt 100% dân đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 180-200 lít/người/ngày đêm. Tiếp tục đầu tư nâng công suất nhà máy nước và mở rộng hệ thống mạng dẫn cấp nước đô thị đảm bảo nhu cầu cấp nước sinh hoạt liên tục ổn định. Nâng công suất hệ thống cấp nước ở TP Phan Thiết, thị xã La Gi, các thị trấn huyện lỵ Hàm Tân, Bắc Bình, Tuy Phong. Xây dựng hệ thống cấp nước ở các thị trấn huyện lỵ Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Đức

Linh, Tánh Linh và trên huyện đảo Phú Quý. Huy động các nguồn vốn và có chính sách khuyến khích để xây dựng các hệ thống cấp nước tập trung tại các cụm điểm dân cư tập trung (quy mô trên 2.000 dân). Nâng cấp nhà máy nước Phan Thiết nâng công suất thiết kế sản xuất nước lên 36.000 m3/ngày đêm. Cải tạo mạng truyền dẫn nước, tuyến ống cấp nước chính, tuyến cấp nhánh và các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng. Tăng cường năng lực quản lý cấp nước và kiểm soát sử dụng nước. Xây dựng các nhà máy nước chuyên dùng đảm bảo cấp nước cho các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ - du lịch, các khu đô thị mới.

Hệ thống thoát nước và chất thải rắn: Đầu tư hệ thống thoát nước đồng bộ ở Thành phố Phan Thiết và Thị xã La Gi, thị trấn huyện lỵ nhằm giải quyết triệt để tiêu thoát nước trong khu vực đô thị. Xây dựng nhà máy xử lý, chế biến rác thải cho thành phố Phan Thiết và vùng phụ cận xung quanh, thị xã La Gi.

3.2.3. Phát triển đô thị bền vững

Nhân tố quan trọng trong định hướng phát triển đô thị tại Bình Thuận là xây dựng đội ngũ các nhà chuyên môn, những người làm qui hoạch đầy đủ về số lượng và chất lượng để đảm trách các khâu trong qui hoạch, xây dựng, phát triển đô thị đang đạt tốc độ cao như hiện nay. Hiện nay, lực lượng đội ngũ làm công tác này đang rất thiếu, mỏng và yếu. Lực lượng cán bộ chuyên môn hiện nay không đủ để giải quyết các công việc phức tạp và đa dạng của qui hoạch xây dựng, quản lí đô thị. Cán bộ làm việc trong đội ngũ thanh tra xây dựng, kiểm soát môi trường... đôi khi không am tường về công việc qui hoạch xây dựng đô thị. Đây là một thiếu hụt lớn cần được bổ sung.

Vì thế, Bình Thuận cần có kế hoạch đào tạo nhanh, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác qui hoạch, xây dựng đô thị với đủ năng lực chuyên môn, để cập nhật những thông tin, thay đổi mới trong công tác qui hoạch và quản lí. Những người này càn nắm bắt và am tường các văn bản pháp luật về qui hoạch quản lí đô thị mới để áp dụng trong thực tiễn một cách chính xác, nhằm nâng cao hiệu quả ứong việc lập và quản lí qui hoạch. Ngoải ra, đội ngũ này phải có khả năng xây dựng chiến lược qui hoạch, thực hiện và giám sát việc thực hiện các dự án đúng tiến độ và kê hoạch đã lập ra.

Cần có qui hoạch chiến lược, định hướng cụ thể để phát triển đô thị trên cơ sở điều tiết hài hoà giữa phát triển trước mắt và lâu dài, bảo vệ và tôn trọng tài nguyên thiên nhiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cũng như khai thác hiệu quả, hợp lí, phục vụ nhu cầu trước mắt và cho lâu dài là việc làm hết sức cần thiết.

3.2.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý và tăng cường hiệu lực bộ máy quản lý đô thị, đổi mới cơ chế và chính sách phát triển đô thị: chính sách phát triển đô thị:

Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ bộ máy quản lý trong nền kinh tế thị trường, từ đó tổ chức bộ máy, đổi mới cơ cấu bộ máy chính quyền đô thị là một biện pháp quan trọng để quản lý đô thị. Chức năng bộ máy quản lý đô thị hiện này phải tạo ra một hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân hoạt động theo pháp luật. Để thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ chính trị cũng như các kế hoạch KT - XH, bộ máy quản lý đô thị cần có đủ quyền và lực, nghĩa là Nhà nước giao quyền, phân bố hợp lý các nguồn tài chính, còn chính quyền đô thị phải đủ mạnh để nắm quyền và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính để thực hiện các chức năng của mình và thực hiện chiến lược phát triển của đô thị. Trong nội dung đó, xác định đúng nội dung công tác quản lý, phân công đúng người đúng việc, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ là những nội dung cụ thể và quan trọng.

Hướng sự hoạt động của chính quyền đô thị vào việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là quản lý hành chính nhà nước theo lãnh thổ, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả ba công cụ chủ yếu là quy hoạch, pháp luật và kế hoạch vĩ mô để vùng đô thị TP.HCM phát triển có trật tự, kỷ cương, có trọng tâm, trọng điểm theo các chương trình dự án đúng với định hướng phát triển KT - XH của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013 (Trang 35 - 40)