8. Bố cục của luận văn
2.4. Tiểu kết chương hai
Tư tưởng nhân học xã hội được Kinh Thánh đề cập tới rất nhiều khía cạnh khác nhau, như vấn đề vị trí con người trong xã hội, về mối con người giữa con người trong xã hội. Những nội dung tư tưởng ấy bên cạnh những mặt tích cực cần được nghiên cứu kế thừa phát huy để xây dựng xã hội mới, con người hiện nay ở nước ta, song do khác nhau về thế giới quan, nhân sinh quan, nó cũng bộc lộ những mặt hạn chế cần được khắc phục. Nổi bật lên trong các tư tưởng nhân học trong Kinh Thánh là tư tưởng đạo đức đề cao tình yêu thương tha nhân, đồng loại, hướng đến hoàn thiện con người về mặt nhân cách, mặc dù chủ đích cuối cùng của nó là hướng về Thiên Chúa và đạt tới hạnh phúc ở thế giới sau cái chết nơi Thiên đường. Nếu gặt bỏ đi những yếu tố duy tâm, trừu tượng, siêu hình thì nhiều giá trị về nhân học trong Kinh Thánh vẫn có vai trò nhất định, có những hạt nhân hợp lý mà chúng ta cần kế thừa và phát huy, góp phần vào việc xây dựng xã hội mới hiện nay.
Kết luận
Kinh Thánh là sản phẩm văn hóa kết hợp trong mình những giá trị của các nền văn hóa tồn tại trước nó - đó là văn hóa Do-thái giáo tối cổ, văn hóa Ai-cập cổ, văn hóa Lưỡng Hà cổ, văn hóa Ba-bi-lon cổ, hợp nhất trong mình các kiểu văn hóa đa dạng (văn hóa du mục, văn hóa nông nghiệp, văn hóa thành bang và văn hóa quân chủ). Chính vì vậy mà Kinh Thánh hàm chứa nhiều giá trị mang tính chất chung nhân loại. Song, thực tế đó không thể bác bỏ được tính chất độc đáo về mặt tư tưởng triết học, đạo đức học, nhân học,.. độc đáo của Kinh Thánh.
Kinh Thánh ra đời trong bối cảnh khủng hoảng của văn hóa Hy-lạp cổ đại, đặc biệt là văn hóa đa thần giáo như nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thiếu vắng một hệ giá trị thống nhất và duy nhất, phản ánh nhân cách toàn vẹn của con người. Tư tưởng triết học cơ bản của Kinh Thánh là tư tưởng về một Chúa duy nhất, như một hệ thống giá trị nhân văn toàn vẹn, chung đối với loài người. Hệ thống giá trị này phải bao hàm những giá trị biểu thị địa vị đặc biệt của con người trong vũ trụ: con người không chỉ là “tiểu vũ trụ”, trung tâm của vũ trụ, mà còn vợt lên trên, đứng trên vũ trụ, mang trong mình “tính thần thánh”, con người là sinh thể được tạo ra từ hư vô, do vậy, con người có tự do, trước hết là tự do sáng tạo ra bản chất của mình, tức những giá trị nhân văn, chỉ vốn có ở con người. Nhưng, con người còn có tính xác thịt, do vậy cần có một hệ thống giá trị lý tưởng, “mẫu lý tưởng” chung để con người hướng tới đó, có được định hướng giá trị cho lối sống của mình. Từ đó, niềm tin vào Chúa (hệ giá trị nhân văn chung nhân loại) trở thành một thành tố quan trọng bậc nhất đối với tồn tại ng- ười như một tồn tại văn hóa tinh thần. Thực chất của niềm tin này là thái độ đối với hệ giá trị nhân văn mang tên Chúa, do vậy nó cần được bộc lộ ra là tình yêu tha nhân. Đây là mấu chốt của triết lý Kitô giáo, là cái phân biệt nó với hệ giá trị văn hóa duy lý, chủ trí về đạo đức của người Hy-lạp.
Xuất phát từ những luận điểm nhân học triết học như vậy, Ki-tô giáo xác lập hàng loạt nguyên tắc ứng xử giữa người với người trong cộng đồng, trong xã hội, tức là xây dựng một nhân học xã hội độc đáo tương ứng.
Xuất phát điểm của nhân học Ki-tô giáo là quan điểm về cá nhân, địa vị của cá nhân trong xã hội. Cá nhân là tạo phẩm của Chúa, do vậy nó là trung tâm của đời sống xã hội. Tất cả mọi hoạt động xã hội, xét đến cùng, đều phải hướng vào cá nhân, phát triển nhân cách toàn vẹn của cá nhân như một thực thể văn hóa. Không một lực lượng xã hội nào có thể biến cá nhân thành phương tiện để đạt tới bất kỳ mục đích nào, vì cá nhân là giá trị lớn nhất. Luận điểm này cũng khẳng định vị trí của tôn giáo trong xã hội là hạt nhân của văn hóa nhân văn, vì nó tích tụ trong mình những giá trị quan trọng nhất về nhân tính. Song, điều này cũng dẫn tới lập trường thụ động của tôn giáo trong việc cải biến xã hội và đấu tranh chống lại cái ác.
Tôn trọng nhân cách của mỗi cá thể người cũng quy định quan điểm của Ki- tô giáo về địa vị ngang nhau của mỗi người trong xã hội, tức là nó định hướng giải pháp cho vấn đề công bằng xã hội. Công bằng xã hội đòi hỏi mỗi người đều phải được đối xử một cách công minh, không có sự phân biệt đối xử. Như vậy, con người trong nhân học xã hội Ki-tô giáo đã được đặt lên địa vị làm chủ thể và mục đích của mọi hoạt động xã hội. Đây là nội dung nhân văn sâu xa của Kinh Thánh, khẳng định sự trường tồn của nó, vì quan điểm như vậy cho phép loại bỏ mọi ảo tưởng phản nhân văn (duy khoa học, duy kỹ thuật, kỹ trị, v.v.), bắt buộc mọi định hướng hoạt động của xã hội phải lấy cá nhân làm xuất phát điểm và mục đích tối hậu.
Mặc dù chủ yếu định hướng cá nhân vào những giá trị tinh thần, song Ki-tô giáo cũng không bỏ qua một vấn đề nhân học xã hội quan trọng khác là vấn đề thái độ đối với lao động. Nhân học Ki-tô giáo chủ yếu quan tâm đến thái độ đối với lao động và sản phẩm lao động làm ra, xử sự mối quan hệ với người khác trong lao động như môi trường hình thành và phát triển các mối quan hệ xã hội. Nhân học Ki-tô giáo nêu bật sự cần thiết của lao động là: đem lại phương tiện
sinh tồn, loại bỏ cảnh nhàn rỗi như nguyên nhân của cái ác, giáo dục thể chất và tạo ra của cải để làm việc thiện. Lao động bắt nguồn từ chính bản chất tương tự với Chúa của con người, do vậy nghiêm cấm việc người này tước đoạt sản phẩm lao động của người khác mà không lao động. Song, cũng không nên bị những giá trị vật chất do lao động tạo ra mà quên mất sứ mệnh tinh thần thiêng liêng của mình. Từ đó, tư hữu được xem là một trong cở sở quan trọng nhất để con người bảo vệ các quyền tự do và các nhân quyền của mình, né tránh cảnh tranh giành của cải một cách bất chính do lạm dụng tư hữu như phương tiện. Nhưng, của cải dư thừa cũng cần được đem phân chia cho những người nghèo đói, vì xét đến cùng, chúng cũng là tạo phẩm, ân sủng của Chúa. Đây là một luận điểm có ý nghĩa rất quan trọng xét trên phương diện nội dung nhân học xã hội. Vì nó khẳng định vai trò của cá nhân con người trong việc sử dụng sở hữu riêng của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất của bản thân, qua đó góp phần giải phóng khỏi sự lệ thuộc vật chất vào tự nhiên và vào người khác. Nói cách khác, sự lệ thuộc vật chất chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng người áp bức người, do vậy vấn đề sở hữu có liên hệ mật thiết với một trong những nội dung của sự nghiệp giải phóng con người về mặt xã hội.
Quan điểm nhân học xã hội này của Ki-tô giáo còn phản ánh một trong những giải pháp tối ưu cho vấn đề quan hệ giữa phần xác và phần hồn của con người trong quan hệ với tha nhân. Theo quan điểm nhân học xã hội Ki-tô giáo, việc bảo vệ chế độ tư hữu còn có ý nghĩa quan trọng vì nó không những xuất phát từ sự thống trị của con người đối với tự nhiên, mà còn gắn liền quyền tư hữu với những chuẩn tắc đạo đức chung nhân loại, như “không ham muốn của người”, “không lấy của người”, “không ăn trộm”, “không tham của trái lẽ”. Chính điều này khẳng định tính chất tự nhiên, hợp pháp của quyền tư hữu.
Nhân học xã hội Ki-tô giáo quan tâm đặc biệt đến vấn đề “xã hội hóa” như việc tăng cường quan hệ giữa các hình thức sinh hoạt và hoạt động tập thể khác nhau với sự chế định chúng về mặt pháp lý trong cuộc sống cộng đồng của con người, làm gia tăng vai trò của các thể chế nhà nước và các thể chế xã hội khác.
Song, luận điểm rất quan trọng ở đây là cảnh báo phương diện nguy hiểm của quá trình này - hạn chế tự do của con người, thậm chí còn biến con người thành những cỗ máy tự động. Luận điểm này trở nên đặc biệt cấp bách trong điều kiện xã hội công nghệ, khi mà con người đã đánh mất các cội nguồn văn hóa tôn giáo của mình, trở thành đám đông bị giới cầm quyền nhào nặn thành những kẻ nô lệ về mặt tinh thần. Nói cách khác, đây chính là quá trình tha hóa tinh thần – một trong những vấn đề trầm trọng nhất của nền văn minh hiện đại.
Cốt lõi của nhân học xã hội Kitô giáo chính là những giá trị đạo đức, văn hóa tinh thần đóng vai trò nền tảng cho lối sống của con người trong cộng đồng, xã hội, định trước vị trí ưu tiên của nhân tính so với xã hội tính. Đó là những giá trị cơ bản được bản thân Đức Ki-tô giảng trước khi rời thế gian: tính hướng thiện, tránh ác, yêu thương tha nhân, yêu thương con người, lòng bác ái, tính vị tha, trung thực, nhân ái. Những giá trị cơ bản đó của nhân loại đã được Kinh Thánh tiếp thu, đồng thời thông qua sinh hoạt tôn giáo mà chuyển tải đến với tín đồ và in dấu ấn vào đời sống xã hội ở những nơi Ki-tô giáo truyền bá đến. Thực tế cho thấy, Ki-tô giáo đã góp phần tạo nên văn minh phương Tây tồn tại hàng chục thế kỷ. Đức bác ái của Ki-tô giáo đã để lại dấu ấn sâu đậm cho nền văn hóa, đạo đức phương Tây. Cần phải nhấn mạnh rằng, yêu tha nhân là trọng tâm của quan niệm nhân học Ki-tô giáo, yêu tha nhân được coi là một trong hai giới răn quan trọng nhất, vì mọi lề luật của Tân Ước đều quy hướng đến mục tiêu mến Chúa và yêu người, qua đó nó định trước sức sống của nó ở mọi thời đại lịch sử, làm cho nó trở nên gần gũi với mọi người thuộc tất cả các nền văn hóa khác nhau.
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, trong đó Ki-tô giáo (Công giáo và Tin lành) là tôn giáo lớn, có số lượng tín đồ đông đảo (Công khoảng khoảng 6 triệu tín đồ, Tin lành khoảng 1 triệu tín đồ). Tuyệt đại bộ phận tín đồ Ki-tô giáo ở nước ta là nhân dân lao động, có lòng yêu nước, cần cù, chăm chỉ trong làm ăn kinh tế và tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, ủng hộ sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
văn minh”. Thực tế hiện nay, đồng bào Ki-tô giáo đã và đang tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt hoạt động từ thiện bác ái nhằm hạn chế những tiêu cực do mặt trái của cơ chế thị trường. Các vùng Công giáo, Tin lành tập trung, tình hình chính trị, xã hội khá ổn định, ít có các tệ nạn xã hội nảy sinh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do đồng bào Ki-tô giáo ở nước ta đã biết sống Phúc Âm, đem tinh thần của Phúc Âm vào xây dựng xã hội mới ngày nay.
Nghiên cứu vấn đề nhân học xã hội trong Kinh Thánh là một vấn đề rộng lớn và rất khó, luận văn này mới chỉ bước đầu tìm hiểu một số nội dung cơ bản, như quan hệ giữa con người và xã hội trên các phương diện: vị trí của con người trong xã hội, vấn đề lao động, quan niệm giàu nghèo, vấn đề giai cấp; quan hệ giữa con người với con người cũng như nội dung tư tưởng đạo đức cơ bản trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, do khả năng có hạn, nên luận văn này khó tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được chỉ giáo của các nhà khoa học trong hội đồng.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bách khoa thư phổ thông về Kinh Thánh (1989), Côntral.
2. Ban Tôn giáo Chính phủ (1995), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội.
3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2000), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
4. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
5. Ban Tôn giáo Chính phủ (2003), Tập văn bản về tổ chức và đường hướng hành đạo của các tôn giáo tại Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
6. Betto (1988), Phi đen và tôn giáo, ủy ban đoàn kết Công giáo TP. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
7. H. Butterfield (2004), Kitô giáo và lịch sử, Luân Đôn.
8. W. C Cadman (1954), Thánh kinh từ điển, tập 1, Nhà in Tin Lành, Đà Lạt. 9. W. C Cadman (1954), Thánh kinh từ điển, tập 2, Nhà in Tin Lành, Đà Lạt. 10. W. C Cadman (1954), Thánh kinh từ điển, tập 3, Nhà in Tin Lành, Đà Lạt.
11. C. Bricket, L. Casson, C. Flowers, W. Murphy, B. Walker và B. Weisberger (2003), Đức Giêsu cuộc đời và thời đại, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
12. E. Charpentier (1992), Du lịch Kinh thánh, Nxb, Le Cert, ủy ban đoàn kết Công giáo TP. Hồ Chí Minh dịch.
13. Cuộc lữ hành đức tin (1990), ủy ban đoàn kết Công giáo TP. Hồ Chí Minh.
14. J.Cronin (1991), Các nguyên tắc xã hội Công giáo (Catholic Social Trinciples). Millwaukee.
15. Nguyễn Đình Diễn (2002), Từ điển Công giáo Anh-Việt, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
16. J. Dheilly (1964), Từ điển Kinh thánh, tập 1, Desclee (Pháp), Bản tiếng Việt. 17. J. Dheilly (1964), Từ điển Kinh thánh, tập 2, Desclee (Pháp), Bản tiếng Việt. 18. J. Dheilly (1964), Từ điển Kinh thánh, tập 3, Desclee (Pháp), Bản tiếng Việt. 19. J. Dheilly (1964), Từ điển Kinh thánh, tập 4, Desclee (Pháp), Bản tiếng Việt. 20. Marc Donzé (2004), Tư tưởng thần học của Mavice undil, Nxb Tôn giáo, Hà
Nội.
21. Dumortier, A. Gourmelen, R. Josse, J. M Labat, Landier, D. Pizivin, B. Raccosta, P. de Surgu, R. Varro (1995), Đi tìm lời Chúa trong Kinh thánh, tập 1: Cựu ước, ủy ban đoàn kết Công giáo TP. Hồ Chí Minh dịch.
22. Dumortier, A. Gourmelen, R. Josse, J. M Labat, Landier, D. Pizivin, B. Raccosta, P. de Surgu, R. Varro (1995), Đi tìm lời Chúa trong Kinh thánh, tập 2: Tân ước, ủy ban đoàn kết Công giáo TP. Hồ Chí Minh dịch.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, NXB Chính trị Quốc gia.
24. Điển ngữ thần học Thánh kinh (1973), tập 1, Phân khoa Thần học Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X, Đà Lạt, Việt Nam.
25. Điển ngữ thần học Thánh kinh (1973), tập 2, Phân khoa Thần học Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X, Đà Lạt, Việt Nam.
26. R. Garaudy (1960), Triển vọng của con người, Paris.
27. Philippe Ferlay (1993), Đường sống đạo, ủy ban đoàn kết Công giáo TP. Hồ Chí Minh dịch.
28. A. Frossard, J. Deilly, M. Halpem, R. Aron (1993), Để làm giàu kiến thức Kinh thánh, ủy ban đoàn kết Công giáo TP. Hồ Chí Minh dịch.
29. Mai Thanh Hải (2002), Từ điển Tôn giáo, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 30. J. A Hardon (1985), Từ điển Công giáo Phổ thông, tập I, Imace Book, New
31. J. A Hardon (1985), Từ điển Công giáo Phổ thông, tập II, Imace Book, New York, Bản tiếng Việt.
32. Thích Nguyên Hạnh (2007), Tôn giáo: Khái niệm và Lịch sử, Bản in Rôneô 33. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo và công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.