Giá trị của tư tưởng nhân học xã hội trong Kinh Thánh

Một phần của tài liệu Tư tưởng Nhân học xã hội trong Kinh Thánh (Trang 93)

8. Bố cục của luận văn

2.3.1. Giá trị của tư tưởng nhân học xã hội trong Kinh Thánh

Như đã trình bày, Kinh Thánh là một trong số những tác phẩm có quá trình biên soạn, tuyển chọn kéo dài hàng chục thế kỷ, trải qua nhiều thời đại và nhiều nền văn minh, văn hóa phương Tây cổ trung đại. Do đó, những vấn đề nhân học trong Kinh Thánh chứa đựng nhiều yếu tố mang giá trị tích cực cho nhân loại. Trong đó nổi bật nhất là những quy phạm về mặt đạo đức mà nêu lên và đòi hỏi tín đồ phải tuân thủ. Đó là một nền đạo đức dựa trên quan niệm tôn giáo siêu hình có nhiều dị biệt, thậm chí trái với quan niệm triết học, khoa học thực chứng. Nhiều người cho rằng, giả thuyết về Chúa không trụ vững trước sự phê phán từ phía lý tính khoa học. Tuy nhiên, ngoài những giá trị đặc thù nhằm bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng, Kinh Thánh cũng có những chuẩn mực cơ bản của đạo đức nhân loại, như tính hướng thiên, tránh ác, yêu thương tha nhân, yêu thương con người, lòng bác ái, tính vị tha, trung thực, nhân ái. Những giá trị cơ bản đó của nhân loại đã được Kinh Thánh tiếp thu, đồng thời thông qua sinh hoạt tôn giáo mà chuyển tải đến với tín đồ và in dấu ấn vào đời sống xã hội ở những nơi Ki-tô giáo truyền bá đến. Thực tế cho thấy, Ki-tô giáo đã góp phần tạo nên văn minh phương Tây tồn tại hàng chục thế kỷ. Đức bác ái của Ki-tô giáo đã để lại dấu ấn sâu đậm cho nền văn hóa, đạo đức phương Tây.

Kinh Thánh luôn coi trọng những giá trị nhân bản của con người được thể hiện ở tình bác ai yêu thương con người. Kinh Thánh hướng tín đồ vào miền tin một Thiên Chúa toàn năng, nhưng đầy lòng vị tha bác ái bằng cách thực hiện Mười điều răn của Chúa, yêu thương con người, làm việc thiện, thực thi tám mối phúc thật để nhận được hồng ân của Thiên Chúa, được đến gần Chúa và được giải thoát nơi Thiên đường cùng chung hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa mà người luôn hứa sẽ trao ban cho họ. Từ niềm tin vào Thiên Chúa, Ki-tô giáo đã

xây dựng nên hệ thống đạo đức của mình. Hệ thống đạo đức này chi phối, điều chỉnh hành vi của tín đồ và hướng họ đến với những yêu cầu mà Thiên Chúa đã đặt ra. Nhưng những hành vi đó được tín đồ tuân giữ và thực hiện ngay trong cuộc đời trên thế gian này. Do vậy, nó có tác dụng, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội. Trong đó, tính nhân bản, hướng thiện được Kinh Thánh đặc biệt đề cao. Đây cũng chính là chuẩn mực đạo đức xã hội mà nhân loại luôn hướng tới.

Tính nhân bản chứa đựng trong Kinh Thánh và trở thành chuẩn mực đạo đức của Ki-tô giáo đó chính là tình yêu thương. Tình yêu trong Kinh Thánh được đề cập đến ở ba bình diện quan hệ con người: với cái cao hơn mình (Thiên Chúa), với cái ngang mình (con người với con người) và với cái thấp hơn mình (thế giới vạn vật). Kinh Thánh cho rằng, con người trước hết phải yêu mến Thiên Chúa rồi yêu thương đến bản thân mình. Đây là cơ sở, là tiền đề và là điều kiện để thực hiện tình yêu tha nhân. Bên cạnh đó, thiên nhiên cũng như con người đều là tạo vật (thụ tạo) của Thiên Chúa, do vậy, yêu thiên nhiên, chăm sóc thiên nhiên cũng là nghĩa vụ của con người. Bởi vì, con người do Thiên Chúa sáng tạo để phụng thờ Thiên Chúa và thực hiện xứ mệnh cai quản, chăm sóc thế giới, muôn loài do Ngài tạo dựng, đưa chúng đến sự hoàn thiện như Chúa muốn. Bởi vậy, con người phải yên mến Thiên Chúa, yêu mến bản thân mình, yêu thương tha nhân, đồng loại và yêu thiên nhiên.

Trong quan niệm của Kinh Thánh, yêu tha nhân là trọng tâm của quan niệm đạo đức về tình yêu. Giới răn yêu thương nhau được coi là nền tảng chung của tất thảy mọi hành vi bắt trước Đức Ki-tô của các Ki-tô hữu. Bởi theo họ, chính Chúa Giê-su đã ban cho họ giới răn này trước lúc Người chịu cuộc khổ nạn, rằng: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,34-35), [38, tr.1847]. Tình yêu này đã bao hàm cả tình yêu đôi lứa, vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em, làng xóm, cộng đồng và rộng ra nữa là nhân loại. Trong Cựu Ước, yêu tha nhân được mở rộng ra cho những người khác, dù

chỉ giới hạn về mức độ. Đó là những ngoại kiều cư ngụ trên đất Do-thái: “Khi có ngoại kiều cư ngụ với (các) ngươi trong xứ các ngươi, các ngươi đừng ức hiếp nó. (Các) ngươi phải đối xử với người ngoại kiều cư ngụ với các ngươi như với một người bản xứ, một người trong các ngươi; (các) ngươi phải yêu nó như chính mình, vì các ngươi đã từng là ngoại kiều tại đất Ai-cập” (Lv 19,33-34), [38, tr.201]. Đó là nhưng người nghèo khổ, mồ côi, góa bụa, những người nô lệ phải lao động vất vả quanh năm. Sách Xuất hành viết: “Mẹ góa con côi, các ngươi không được ức hiếp. Nếu ngươi ức hiếp mà nó kêu cứu tới Ta, ắt Ta sẽ nghe tiếng nó kêu cứu. Cơn giận Ta sẽ bốc lên, Ta sẽ cho gươm chém giết các ngươi: thế là vợ các ngươi sẽ thành góa bụa, và con các ngươi sẽ thành côi cút. Nếu ngươi cho một người trong dân Ta, một người nghèo ở với ngươi vay tiền, thì ngươi không được xử với nó như chủ nợ, không được bắt nó trả lãi. Nếu ngươi giữ áo choàng của người khác làm đồ cầm, thì ngươi phải trả lại cho nó trước khi mặt trời lặn. Nó chỉ có cái đó để đắp, để làm áo che thân; nó sẽ lấy gì mà ngủ? Nó mà kêu cứu Ta, Ta sẽ nghe nó, vì Ta vốn nhân từ (Xh 22,21-26), [38, tr.147].

Thể hiện tình yêu thương tha nhân được Kinh Thánh Cựu Ước nêu lên chủ yếu bằng sự công bằng, chính trực trong cách cư xử giữa người với người. Hãy xử án theo sự thật. Hãy theo tình nhân ái, yêu thương mà xử sự với nhau. Đừng ức hiếp người góa bụa và trẻ mồ côi, người ngoại kiều và kẻ nghèo hèn, người tàn tật và nô lệ, chớ để lòng mưu điều ác hại nhau. Giúp đỡ người túng thiếu là nhiệm vụ tích cực hàng đầu của tình yêu tha nhân. Sách Tô-bi-a liệt kê một số hành vi cụ thể để tỏ lòng thương xót đối với đời sống vật chất của người khác: “Hãy chia cơm sẻ áo cho người đói rách. Phàm là của dư thừa, con hãy lấy mà bố thí, và mắt con đừng có so đo trong việc bố thí của con” (Tb 4,16), [38, tr.682]. Cũng như Cựu Ước, yêu tha nhân được Tân Ước coi là giới răn và là một trong hai giới răn quan trọng nhất, vì mọi lề luật của Tân Ước đều quy hướng đến mục tiêu mến Chúa và yêu người.

Trong Mười điều răn của Chúa thì có tới 3/4 (7,5 điều) thuộc về con người buộc tín hữu phải tôn trọng người khác: thảo kính cha mẹ, không giết người, không tà dâm, không lấy của người khác, không làm chứng dối, không ham muốn vợ (chồng) người khác, không tham lam, ham muốn của trái lẽ.

Yêu người, thương người được Kinh Thánh đòi hỏi phải cụ thể hóa thành những hành động thiết thực cứu giúp con người. Kinh Thánh còn nêu lên mười bốn mối phúc dạy tín hữu yêu thương người khác như chính bản thân mình, rằng: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách mặc, cho khách ở nhờ, chuộc kẻ làm tôi, cho người làm thuê, thăm viếng người hoạn nạn, chăm sóc người ốm đâu, bệnh tật, đối xử tốt với người dưới, tha thứ kẻ làm mất lòng, khuyên can người lầm lỗi, bảo ban kẻ dốt nát, chôn xác kẻ chết… Đó là hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức mà Kinh Thánh đặt ra để tín hữu hoàn thiên bản thân mình và tình yêu thương tha nhân, đồng loại.

Trong Kinh Thánh, đức ái nhất thiết phải được thể hiện bằng những việc làm có hiệu quả trong khả năng có thể của mỗi người. Chúa Giê-su luôn răn dạy tín đồ của mình đừng chỉ yêu thương bằng đầu môi chót lưỡi mà phải chân thật bằng những việc làm cụ thể: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1 Ga 3,18), [38, tr.2154]. Cũng chính từ việc đề cao tình yêu thương con người, Kinh Thánh không chấp nhận bất cứ điều gì làm phương hại đến danh dự, sự sống của con người. Vì vậy, Kinh Thánh rất đề cao giới răn không giết người, không thù hận mà phải là tha thứ, yêu thương con người. Không giết người và tha thứ có thể suy rộng ra là lên tiếng bảo vệ hòa bình, lên án chiến tranh và những gì làm tổn hại đến nhân cách, phẩm giá của con người. Chúa Giê-su thậm chí còn lên án tội giết người từ trong gốc rễ của nó. Ngài nói: “Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra tòa. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội

Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hỏa ngục thiêu đốt” (Mt 5,21-22), [38, tr.1591].

Mặc dù còn có những hạn chế nhất định song những giá trị nhân bản trong đạo đức của Kinh Thánh nêu lên có giá trị nhất định trong cuộc sống xã hội hiện nay và những giá trị đó cần thiết phải được kế thừa, phát huy trong việc xây dựng con người và nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay.

Một trong những nội dung quan trọng có giá trị tích cực khác mà Kinh Thánh nêu lên đó là hướng con người vào việc thiện, bài trừ cái ác. Thiện và ác là hai cặp phạm trù đối lập nhau trong mọi thời đại, mặc dù quan niệm về nó có sự khác nhau. Thiện và ác cũng là cặp phạm trù cơ bản làm ranh giới hay thước đo đời sống đạo đức của mọi cá nhân. Trong đạo đức Ki-tô giáo, Thiên Chúa là Đấng toàn năng, là hiện thân và là mẫu hình của cái thiện cho tín hữu noi theo. Chính vì vậy, Kinh Thánh kêu gọi: “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48), [38, tr.1594]. Do vậy, con người hướng thiện là con người biết noi gương Thiên Chúa, tuân theo những lời Thiên Chúa phán truyền mà trở nên thiện. Theo các nhà thần học Ki-tô, để đạt được mục đích này, con người không những phải không ngừng tự rèn luyên, tu dưỡng mà là họ phải đi tìm Thiên Chúa và tuân giữ theo con đường mà Thiên Chúa đã vạch sẵn. Đó cũng chính là con đường duy nhất để phát triển hoàn thiện cách của con người. Kinh Thánh cho rằng, Thiên Chúa sáng tạo nên con người theo hình ảnh của mình, cho nên khởi thủy con người là thiện, còn cái ác phát sinh trong xã hội loài người là ngoài ý muốn của Thiên Chúa và do con người gây ra. Ngay từ lúc tạo dựng, Thiên Chúa đã đặt con người trước cây “biết sự lành, sự dữ” và ban cho con người quyền lựa chọn, nếu phục tùng thì sẽ được hưởng cây sự sống, nếu không phục tùng thì sẽ bị đưa vào cõi chết. Đây được coi là một trong những thử thách khó khăn về tự do mà con người gặp phải trong cuộc sống chứ không phải Thiên Chúa không mong muốn họ có khả năng phân biệt được cái thiện và cái ác. Trong thử thách đó, nếu con người tránh sự ác, làm việc

lành, tuân giữ và vâng theo lời Thiên Chúa thì con người sẽ trở nên tốt lành, còn ngược lại, họ sẽ trở nên xấu xa, bất hạnh.

Kinh Thánh đề cập đến nhiều nhân đức là những hành vi đạo đức tốt đẹp của con người. Theo Kinh Thánh, nhân đức là biểu hiện cụ thể của cái thiện và nhân đức có ngồn gốc từ trong lòng con người. Khi con người bất lực, không làm chủ được bản thân mình, không chế ngự được dục vọng thì tội lỗi, tật xấu, cái ác xuất hiện và nhân đức sẽ lu mờ. Theo quan niệm của thần học Ki-tô giáo, có hai loại nhân đức là nhân đức đối nhân và nhân đức đối thần. Nhân đức đối nhân là cái thiện của con người trong quan hệ ứng xử với người khác, với bốn nhân đức cơ bản là khôn ngoan, tiết độ, chịu đựng công bằng và một số nhân đức khác như khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục (dành cho giới tu sĩ), thật thà…

Nhân đức đối thần là cái thiện trong mối quan hệ giữa con người và Thiên Chúa và điểm xuất phát của nhân đức đối nhân. Trong mối quan hệ này, con người lấy Thiên Chúa làm đối tượng hướng tới và chọn cách ứng xử để làm sao cho con người được hưởng hồng ân, ơn phúc đời đời của Thiên Chúa ban tặng. Kinh Thánh xác định có ba nhân đức đối thần, gồm đức tin, đức cậy và đức mến. Đức tin là sự chấp nhận vô điều kiện những điều răn dạy của Thiên Chúa (lời Chúa như Kinh Thánh) và những giáo huấn của Giáo Hội. Đức tin được coi là “ơn thiên phú” mà Thiên Chúa đã trao ban cho con người sau khi lĩnh nhận phép rửa tội. Chúa Giê-su nói: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án” (Mc 16,15-16), [38, tr.1716]. Không có đức tin thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa. Theo các nhà thần học Kitô giáo, đối với Thiên Chúa, đức tin là sự phó thác hoàn toàn cho Chúa, bao gồm việc chấp nhận giáo lý trong Kinh Thánh, tự nguyện phục tùng trước ơn Chúa và tin tưởng vào những lời Chúa hứa.

Đức cậy là hy vọng chắc chắn nhờ sự giúp đỡ của Thiên Chúa mà được hạnh phúc vĩnh cửu nơi Thiên đường. Theo thần học Ki-tô giáo, đức cậy gắn bó chặt chẽ với đức tin, nếu không có đức tin thì làm sao có thể hy vọng vào những việc

vượt qua. Nguồn gốc của đức cậy là Thiên Chúa, vì Ngài có lòng nhân từ, là Đấng toàn năng và luôn trung thành với lời hứa với tín đồ của mình cho đến tận muôn đời. Thánh Tông Đồ Phao-lô là người đầu tiên phân biệt giữa đức tin với đức cậy và liên kết ba nhân đức Tin, Cậy, Mến thành các nhân đức đối thần. Theo ông, đức cậy có nguồn gốc từ Thiên Chúa và mang lại kết quả như hạnh phúc, bình an. Đó là niềm hy vọng về một Nước Trời, sự sống lại của Chúa Giê- su để thực hiện lời phán quyết cuối cùng mang lại trời mới, đất mới, sự tha thứ, công lý, bình an, cứu độ. Để thực hiện đức cậy, Kinh Thánh cho rằng các tín hữu phải biết nhẫn nại chịu đựng những khó khăn gian khổ của đời sống thường nhật để đến ngày vinh quang Thiên Chúa đem lại.

Đức mến là lòng kính yêu Thiên Chúa bằng tất cả tấm lòng, sức lực, linh hồn. Đó là điều răn thứ nhất và là điều răn quan trọng nhất trong Mười điều răn của Chúa. Muốn vậy, trong cuộc sống, mỗi tín đồ phải hướng mọi hành vi, suy nghĩ của mình về Thiên Chúa và coi đó là mục tiêu tối cao. Giới răn kính yêu Thiên Chúa thường đi kèm với một lời hứa chúc phúc cho những ai tuân giữ, hoặc là một lời đe dọa, trừng phạt những ai bỏ qua giới răn này. Lòng kính yêu Thiên Chúa được tín đồ biểu bộ qua việc tuân giữ các giới răn và điều luật của Chúa. Đức mến chỉ được xác nhận khi con người biết kính sợ, lắng nghe, phục vụ, vâng lời và trung thành với Thiên Chúa. Đức mến không chỉ thể hiện trong lòng mà còn được biểu lộ ra thành hành động cụ thể. Điều ấy trước hết là tuân

Một phần của tài liệu Tư tưởng Nhân học xã hội trong Kinh Thánh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)