Phân loại tín ng-ỡng dân gian

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa đồng bằng Bắc bộ (Trang 41)

Có rất nhiều cách phân loại tín ng-ỡng dân gian tuỳ vào góc độ tiếp cận. Nếu căn cứ vào đối t-ợng làm hình thành tín ng-ỡng, tín ng-ỡng đ-ợc phân thành:

- Tôn sùng tự nhiên (mặt trời, mặt trăng, n-ớc, gió, m-a, sấm, chớp...). Các loại cây trồng (bầu, bí, lúa, ngô, đậu...), vật nuôi (trâu, bò, lợn...).

- Tôn sùng vật tổ (vật tổ chim, cá, cây, trâu...), tôn sùng tổ tiên (quốc tổ, thành hoàng, tổ tiên, ông bà...).

- Tôn sùng sự sinh sản : sinh thực khí và các hoạt động tính giao.

- Tôn sùng mẫu: các nữ thần, tứ mẫu (Thiên phủ, Địa phủ, Nhạc phủ (Th-ợng ngàn), thuỷ phủ (Mẫu thoải), Bà chúa Xứ và thiên Yana.

- Tôn sùng các anh hùng dân tộc, anh hùng địa ph-ơng, ng-ời có công lớn với dân, với n-ớc: Thánh Gióng, Đức thánh Trần, Tản Viên sơn thánh, Bà Tr-ng, Bà Triệu, Lý Ông Trọng…

Nếu căn cứ vào các hình thức tín ng-ỡng, tín ng-ỡng dân gian Việt Nam lại đ-ợc phân thành:

- Thờ cúng tổ tiên (gia tộc, dòng họ, quốc gia) tô tem giáo.

- Tín ng-ỡng cá nhân (vòng đời ng-ời) nh-: thờ cúng bà mụ (sinh đẻ); Thờ ông Tơ, bà Nguyệt (c-ới xin); Thờ thần bản mệnh; Tang ma và thờ cúng ng-ời chết.

- Tín ng-ỡng nghề nghiệp: thờ mẹ Lúa (tín ng-ỡng nông nghiệp); thờ Thánh s- (tổ nghề); thờ Thần tài (nghề buôn); thờ Cá Ông (ng- dân)...

- Tín ng-ỡng thờ thần (đạo thờ thần): thờ Thành hoàng làng; thờ Mẫu; thờ các anh hùng dân tộc; thờ thổ thần, sơn thần, thuỷ thần...

Một trong những cách phân loại tín ng-ỡng phổ biến nhất đ-ợc chấp nhận hiện nay là sự phân chia tín ng-ỡng dân gian theo nội dung của tín ng-ỡng. Cách phân loại này chỉ rõ nguồn gốc sâu xa của tín ng-ỡng đều xuất phát từ mối quan hệ của con ng-ời với tự nhiên và quan hệ của con ng-ời với nhau. Theo cách phân loại này, tín ng-ỡng lại đ-ợc phân thành:

- Một là, tín ng-ỡng phồn thực

ở Việt Nam, với đặc thù của nền văn minh lúa n-ớc, nhu cầu thiết yếu nhất mà ng-ời dân h-ớng tới là mùa màng tốt t-ơi để duy trì sự sống, là sự sinh sôi nảy nở của con ng-ời để phát triển sự sống. Đó chính là nguyên nhân để tín ng-ỡng phồn thực xuất hiện. Phồn có nghĩa là tốt, nhiều; thực là sinh sôi, nảy nở con cái. Vậy tín ng-ỡng phồn thực đ-ợc hiểu nh- là sự mong muốn sự nảy nở, sinh sôi của vạn vật, đặc biệt là con ng-ời một cách dồi dào nhất. Do ảnh h-ởng của nền kinh tế nông nghiệp, loại tín ng-ỡng này còn thể hiện sự mong muốn mùa màng tốt t-ơi. D-ờng nh- -ớc vọng con đàn cháu đống và mùa màng bội thu là mong muốn hàng đầu và mãnh liệt của ng-ời nông dân. Nó nhấn mạnh sự tôn sùng sinh sản và hoạt động tính giao. Vì vậy, tín ng-ỡng phồn thực ở Việt Nam thể hiện ở 2 dạng: Thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối. Tín ng-ỡng phồn thực gồm các loại:

thờ sinh thực khí (LingaYoni/n-ờng), thờ hành vi giao phối (múa

tùng - dí hay linh tinh tình - phộc)... Đây là một loại tín ng-ỡng cổ, xuất hiện

khi con ng-ời từ chỗ không hiểu hoặc hiểu sai về nguyên nhân sinh sản đến chỗ bắt đầu hiểu đ-ợc nguồn gốc sinh sản của muôn vật và loài ng-ời là sự kết hợp đực - cái; nam - nữ; âm - d-ơng... Sự sinh sản ấy của vạn vật khiến cuộc sống no đủ, con ng-ời dân đông đúc, vui vẻ. Sự sinh sản vì vậy trở nên linh thiêng dẫn đến sự sùng bái của con ng-ời. Chính điều đó đã tạo nên một dạng tín ng-ỡng phồn thực độc đáo, đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam á.

Các nhà Khảo cổ học Việt Nam đã rất quen thuộc với t-ợng đá hình ng-ời đàn ụng với bộ phận sinh dục đ-ợc phóng đại, tìm thấy ở khu di chỉ Văn Điển (Hà Nội), có niên đại gần 4000 năm cách ngày nay. Còn ở Tây Nguyên, t-ợng nam nữ với bộ phận sinh dục đ-ợc đặc biệt chú ý cũng xuất hiện phổ biến trong việc trang trí nhà mồ của các dân tộc.

Việc thờ sinh thực khí còn thể hiện ở việc thờ các loại cột (cột đá tự nhiên hoặc cột đá đ-ợc tạc ra, có thể có khắc chữ dựng tr-ớc cổng đền miếu, đình chùa) và các loại hốc (hốc cây, hốc đá trong các hang động, các kẽ nứt trên đá), nh- ở chùa Dạm - Bắc Ninh có một cột đá hình sinh thực khí nam - linga - có khắc nổi đôi rồng thời Lí (nay dựng tại v-ờn của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam), hay ng- dân ở Khánh Hòa lại có tục thờ một kẽ nứt lớn trên một tảng đá mà dân gian gọi là lỗ L-ờng (một biến âm của tên gọi sinh thực khí nữ - n-ờng) và đặc biệt, theo ng-ời dân nơi đây thì vị nữ thần ngự ở đây là Bà L-ờng. Và ngay trên nắp thạp đồng tìm đ-ợc ở Đào Thịnh (Yên Bái), xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là t-ợng 4 đôi nam nữ đang giao hợp…

Vai trò của tín ng-ỡng phồn thực trong đời sống ng-ời Việt cổ lớn tới mức trống đồng - biểu t-ợng sức mạnh và quyền lực của ng-ời x-a đồng thời cũng là biểu t-ợng toàn diện của tín ng-ỡng phồn thực, mà theo nhà nghiờn cứu Trần Ngọc Thêm, đã đ-ợc thể hiện một cách hết sức rõ nét: hình dáng chiếc trống đồng đ-ợc phát triển từ hình dáng chiếc cối giã gạo; cách đánh

trống đồng là mô tả động tác giã gạo, cũng là động tác giao phối của con ng-òi; những hoa văn trên trống đồng nh- là hình mặt trời với những tia sáng, hình lá, những biểu t-ợng về động vật hay mùa màng đều thể hiện hai nội dung quan trọng của tín ng-ỡng phồn thực: thờ sinh lực khí và thờ hành vi giao phối.

- Hai là, tín ng-ỡng sùng bái tự nhiên

Là một quốc gia phát triển kinh tế bằng nông nghiệp, chịu sự chi phối và lệ thuộc và gắn bó vào tự nhiên nên việc sùng bái tự nhiên là tất yếu. Chính vì mọi sinh hoạt và lao động hàng ngày đều gắn bó mật thiết với tự nhiên, với tâm lý sợ hãi hay e ngại, ng-ỡng mộ hay sùng bái mà từ đó con ng-ời nhìn nhận tự nhiên nh- những đấng linh thiêng, thần thánh. Con ng-ời đ-a tự nhiên

vào bàn thờ các gia đình hay trong miếu, điện; tự nhiên trở thành biểu t-ợng trong tín ng-ỡng thờ cúng, trong văn hoá của dân tộc. Mặt khác, tín ng-ỡng của Việt Nam là một tín ng-ỡng đa thần và âm tính (trọng tình cảm, trọng nữ giới). Gần nh- mọi vật của tạo hoá đều đ-ợc ng-ời Việt thờ cúng. Vì thế, hình thức thờ cúng của tín ng-ỡng sùng bái tự nhiên rất phong phú. Nó gồm các hình thức nh-: thờ Tam phủ, Tứ phủ; thờ Tứ pháp; thờ động vật và thực vật... Có hai loại động vật phổ biến đ-ợc thờ là Chim và Rắn, rồi chim thành Tiên (Âu Cơ) và rắn thành Rồng (Lạc Long Quân).

- Ba là, tín ng-ỡng sùng bái con ng-ời

Coi trọng con ng-ời là một trong những điểm đặc sắc của tín ng-ỡng dân gian Việt Nam. Việc coi trọng tổ tiên, coi trọng vị thần trong gia đình, coi trọng hồn và vía của con ng-ời, coi trọng sự phồn vinh của đời sống vật chất và tinh thần... đã làm nên những loại hình thờ cúng đặc sắc trong hình thức tín ng-ỡng này nh-: thờ cúng hồn và vía, Tổ tiên, Thành hoàng làng, vua Tổ... Có thể nói tục thờ cúng tổ tiên là tín ng-ỡng phổ biến nhất của ng-ời Việt. Nó bắt nguồn từ niềm tin rằng linh hồn ng-ời chết vẫn tồn tại trong thế giới chúng ta và thể hiện lòng biết ơn nh- một nền tảng đạo lý của ng-ời Việt Nam.

Nếu tín ng-ỡng thờ cúng tổ tiên chỉ đóng khung trong phạm vi gia đình thì trong phạm vi làng xã, vị thần quan trọng nhất đ-ợc thờ là Thành hoàng làng. Đây là vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc, hoạ cho dân làng. Đến quốc gia là hình t-ợng thờ vua Tổ (hay là vua Hùng). Việc thờ vua của một quốc gia (Tổ của n-ớc) là điểm rất đặc thù của tín ng-ỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.

Ngoài ra, tục thờ Tứ bất tử (bốn ng-ời không chết gồm: Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh) trong tín ng-ỡng sùng bái con ngưội ờ nưỡc ta còn thể hiện nét văn ho² rất đặc sắc: “T°n Viên (vỡi truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và Thánh Gióng là biểu t-ợng cho sức mạnh đoàn kết của cộng đồng cư dân nông nghiệp, một mặt, ứng phó với môi tr-ờng tự nhiên là chống lụt và, mặt khác, ứng phó với môi tr-ờng xã hội là chống giặc ngoại xâm. Sự phối hợp thần thánh ấy đã dựng nên đất n-ớc...” [57, tr.141]. Nếu Chử Đồng Tử là biểu t-ợng cho mơ -ớc về một cuộc sống vật chất phồn vinh khi vị thần này xuất thân từ một ng-ời nông dân nghèo với hai bàn tay trắng đã dựng nên cả một cơ nghiệp giàu sang cho bản thân mình và cho đất n-ớc thì Liễu Hạnh lại là hiện thân cho -ớc vọng về tự do và hạnh phúc của con ng-ời. Sự phối hợp thứ hai này đã tạo nên Con ng-ời. Trong tâm thức dân gian của ng-ời Việt, Liễu Hạnh là Mẹ, là thần chủ điện thờ Tam phủ, Tứ phủ. Nếu Mẫu th-ợng thiên cai quản vùng trời, Mẫu Thoải cai quản vùng n-ớc, Mẫu Th-ợng ngàn cai quản vùng rừng núi. Mẫu Địa cai quản vùng đất thì Mẫu Liễu Hạnh cai quản nhân gian, cai quản thế giới loài ng-ời. Không những thế, đối với ng-ời Việt, thánh mẫu Liễu Hạnh còn hoá thân vào các Mẫu trên để từ đó có thể sai khiến và chỉ đạo các thế lực của tự nhiên làm cho cuộc sống của ng-ời Việt trở nên thuận lợi hơn bởi m-a thuận, gió hoà... vì thế, đây là vị thần đ-ợc ng-ời Việt đặc biệt tôn thờ.

Vậy, tục thờ Tứ bất tử là một nét văn hoá, tín ng-ỡng rất độc đáo của dân tộc ta. Đó là tinh hoa đ-ợc chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử biểu t-ợng

cho sức mạnh liên kết cộng đồng để làm ruộng và đánh giặc, cho khát vọng xây dựng một cuộc sống phồn vinh cả về vật chất và tinh thần.

Nh- vậy, quá trình phát triển của tín ng-ỡng dân gian trải qua những giai đoạn phát triển nhất định. Ban đầu, từ chỗ thờ các hiện t-ợng tự nhiên và thờ động vật, khi giai đoạn hái l-ợm đ-ợc chuyển sang giai đoạn văn minh nông nghiệp thì tín ng-ỡng phồn thực xuất hiện và khi nông nghiệp chuyển sang nghề trồng lúa n-ớc thì diện mạo của tín ng-ỡng cũng có những b-ớc chuyển căn bản:

“Một là, các tín ng-ỡng chuyển thành tín ng-ỡng nông nghiệp và xoay xung quanh chu kỳ phát triển của cây lúa.

Hai là, từ tín ng-ỡng Mẹ Lúa chuyển thành tín ng-ỡng Tứ phủ, xuất hiện tín ng-ỡng đồng bóng.

Ba là, nghề trồng lúa n-ớc chi phối toàn bộ sinh hoạt tinh thần ng-ời Việt, từ phong tũc đến đình đ²m, nghi lễ” [33, tr.333].

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa đồng bằng Bắc bộ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)