Nhận xết đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trồng rừng nguyên liệu giấy Đông Nam Bộ trong 4 năm 2008 2011.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại xí nghiệp giáy đông nam bộ (Trang 57)

rừng nguyên liệu giấy Đông Nam Bộ trong 4 năm 2008- 2011.

Có thể nói sản xuất kinh doanh trồng rừng nguyên liệu giấy tại Xí nghiệp Nguyên Liệu Giấy Đông Nam Bộ là một ngành kinh doanh mới mẻ cần được quan tâm chú ý nhiều. với một chu kì kinh doanh dài ít nhất là 5 - 7 năm mới thu được sản phẩm, nên nguồn vốn đầu tư cần phải tính toán và hoạch định chi tiết để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong kinh doanh. Mặt khác có những yếu tố ta không thể không nhắc đến đó là địa hình, đất đai cho ngành trồng rừng rất khó khăn, phức tạp với những vùng đồi núi dốc, đất bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng, cây bụi và cỏ dại mọc nhiều, nếu ta xử lý không đúng kỹ thuật thì cây con trồng rừng sẽ bị lấn át không đủ ánh sáng để sinh trưởng, phát triển. Địa bàn trồng rừng nằm ở vùng xa xôi, hẻo lánh, đại bộ phận là đồng bào dân tộc thiểu số không có việc làm …, đây là khó khăn để hoàn thành mục tiêu kế hoạch của đơn vị.

Tuy nhiên, với những điều kiện thuận lợi chung của ngành là được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc, giúp đỡ về mọi mặt của hội đồng quản trị , ban tổng giám đốc công ty cổ phần giấy tân mai cũng như chính quyền các cấp trên địa bàn kinh doanh của xí nghiệp…cùng với chính sách khuyến khích tài năng trẻ cũng như xí nghiệp có chế độ tuyển cử và hỗ trợ kinh phí cho các cán bộ đi học lớp sau đại học một số chuyên ngành theo yêu cầu phát triển của xí nghiệp, đã tạo cho mỗi cán bộ công nhân viên nhiệt huyết yêu nghề, sẵn sàng đồng lòng chung sức vì sự nghiệp chung. Chính vì thế từ năm 2008 đến 2011, xí nghiệp đã đạt được những thành công đáng kể:

+ Diện tích vùng nguyên liệu được mở rộng tại huyện Xuân Lộc- tỉnh đồng Nai; Huyện Tánh Linh, Hàm Tân thuộc tỉnh Bình Thuận.

+ Trong 4 năm 2008-2011 việc sản xuất cây giống đảm bảo chất lượng và cung cấp 100% cho diện tích trồng rừng của xí ngiệp. và còn đem lại thu nhập từ bán cây giống

ra thị trường; hơn nữa đây là nguồn cây giống có uy tín và được thị trường rất ưa chuộng tạo tiền đề cho việc phát triển về sau.

Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng dần lên : năm 2008 mức lương trung bình là 1.700.000đồng/người/ tháng đã tăng lên 2.800.000 đồng/ người/tháng vào năm 2011. Xí ngiệp cũng đã góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm cho những người lao động xung quanh vùng.

Giá trị sản lượng của rừng trồng cũng tăng dần qua các năm khi mà năm 2011 giá trị sản lượng rừng trồng đạt 1.345.504.000 VNĐ cao hơn so với các năm còn lại. Điều đó cho thấy xí nghiệp đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để nhằm nâng cao năng suất lao động và tạo năng lưc cạnh tranh cho xí nghiệp.

Có thể nói sau 4 năm phát triển, vùng nguyên liệu của xí nghiệp đã được mở rộng đáng kể. Đặc biệc, đối với đồng bào dân tộc vùng xâu vùng xa, ngoài công việc và thu nhập thì đời sống tinh thần của họ dần được cải thiện, cơ sở hạ tầng, đường xá đi lai được cải tạo nâng cấp, mở rộng…. Đây là thành quả mà ban lãnh đạo xí nghiệp đã đạt được để đảm bảo công việc kinh doanh được thuận lợi hơn, hạn chế rủi ro về việc quản lý bảo vệ rừng, đem lại thành công hiệu quả cao nhất trong kinh doanh của đơn vị qua một chu kỳ kinh doanh dài.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại xí nghiệp giáy đông nam bộ (Trang 57)