0
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI XÍ NGHIỆP GIÁY ĐÔNG NAM BỘ (Trang 37 -37 )

A.Khối lượng sản phẩm biểu hiện qua việc hoàn thành kế hoạch trồng rừng 1. Các loại chi phí, giá thành thực tế và giá thành kế hoạch trồng rừng nguyên liệu giấy của xí nghiệp.

a. Xử lý thực bì:

- Nơi thực bì thưa, cao dưới 1m, phát toàn diện, dọn tươi xếp theo đường đồng mức hoặc gom đống, đốt cục bộ, đề phòng lửa cháy lan.

- Phát toàn diện trên lô 803.000 đ/ha

b. Làm đất:

- Nơi đất dốc < 150 cày ngầm toàn diện.

- Nơi đất dốc > 150 làm đất thủ công, cục bộ, đào hố 30x30x30 trên băng đã phát dọn thực bì theo đường đồng mức là 2.220 hố 664.884 đ/ha

- Chi phí cày 800.00 đ/ha

c. Mật độ trồng:

- Mật độ trồng 2.200 cây/ha (cự ly 3x1.5m)

- Chi phí sản xuất cây giống là 255 đồng /cây, chi phí vận chuyển từ trạm giống ra hiện trường là 60 đồng/cây

d. Bón lót:

- Kết hợp khi lấp đất bón lót mỗi hố 100 – 150g NPK (5:10:3) hay 200 – 300g phân vi sinh

- Chi phí phân bón + vận chuyển 1.098.900 đ/ha

e. Chăm sóc:

- Trồng dặm cây chết sau khi trồng 8 – 10 ngày 222 cây 129.283 đ/ha - Chăm sóc trong 3 năm liền:

∗ Năm đầu, chăm sóc 2 lần

- Lần 1 (sau khi trồng 1 – 2 tháng): cắt dây leo, phát dọn thực bì trên toàn diện tích, dẫy cỏ và vun xới quanh gốc rộng 80cm.

- Lần 2 (tháng 10 – 11): phát thực bì và vun xới quanh gốc rộng 80cm ∗ Năm thứ hai, chăm sóc 3 lần

- Lần 1 (tháng 3 – 4): chăm sóc như lần 1 năm đầu. Bón thúc mỗi gốc 200g NPK (5:10:3) hoặc 500g phân hữu cơ vi sinh.

- Lần 2 (tháng 7 – 8): phát thực bì toàn diện, dẫy cỏ vun xới quanh gốc 1m, tỉa cành cao đến 1m.

- Lần 3 (tháng 10 – 11): phát thực bì quanh gốc rộng 1m. ∗ Năm thứ ba, chăm sóc 2 lần

- Lần 1 (tháng 3 – 4): phát thực bì toàn diện tích, tỉa cành đến tầm cao 1,5 – 2m. Dẫy cỏ quanh gốc rộng 1m, bón thúc lần hai như bón lần một nhưng rạch bón cách gốc 40 – 50cm.

- Lần 2 (tháng 7 – 8): phát thực bì toàn diện tích, chặt cây sâu bệnh, phát dẫy cỏ quanh gốc cây.

f. Bảo vệ rừng:

- Phòng chống sâu bệnh: keo lai bị sâu cắn lá và bệnh rộp lá, phấn hồng, phấn trắng gây hại, phòng trừ bằng thuốc hóa học cùng với các biện pháp tổng hợp khác.

- Phòng chống cháy rừng và các sự cố khác: làm băng cản lửa, rộng 8 – 10m, trước mùa khô. Đề phòng trâu bò phá hại rừng.

- Công đoạn bảo vệ rừng giao khoán 2 công/ha phục vụ công tác tuần tra canh gác 825.484 đ/ha

g. Khai thác:

- Với mục đích trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, ván dăm áp dụng khai thác chính là chặt trắng và tiếp tục trồng lại rừng mới bằng cây hom. Sản lượng khai thác gỗ 150 – 200 m3/ha với chu kỳ 5 năm

Bảng 8: Tổng dự toán chi phí trồng chăm sóc bảo vệ rừng

STT Hạng mục

Thi công cơ giới Thi công thủ công Giá thành

(đông/ha) giao khoánGiá thành Giá thành(đồng/ha) Giá giaokhoán

1 Phụ cấp khu vực 0%Trồng + chăm sóc năm 1 10,334,914 6,047,794 11,423,008 6,971,395 Trồng + chăm sóc năm 1 10,334,914 6,047,794 11,423,008 6,971,395 Trồng + chăm sóc năm 2 3,519,735 1,985,971 4,443,565 277,140 Trồng + chăm sóc năm 3 3,519,735 1,985,971 2,907,500 1,466,291 QLBVR khép tán 1,015,255 967,201 1,976,613 934,401 2 Phụ cấp khu vực 10% Trồng + chăm sóc năm 1 10,573,890 6,193,679 11,778,131 7,215,887 Trồng + chăm sóc năm 2 3,619,904 2,032,303 4,661,664 2,887,360 Trồng + chăm sóc năm 3 3,619,904 2,032,303 3,020,571 1,523,574 QLBVR khép tán 2,070,765 985,453 2,053,626 970,905 3 Phụ cấp khu vực 20% Trồng + chăm sóc năm 1 10,812,780 6,339,548 12,133,130 7,460,292 Trồng + chăm sóc năm 2 3,720,037 2,078,618 4,789,662 2,986,542 Trồng + chăm sóc năm 3 3,720,037 2,078,618 3,133,601 1,580,837 QLBVR khép tán 2,126,254 1,003,698 2,130,610 1,007,396 4 Phụ cấp khu vực 30% Trồng + chăm sóc năm 1 11,437,266 6,768,724 Trồng + chăm sóc năm 2 3,820,206 2,124,950 Trồng + chăm sóc năm 3 3,820,206 2,124,950 QLBVR khép tán 2,181,764 1,021,950

Nguồn phòng kế hoạch sản xuất

Để đánh giá chi phi kế hoạch trồng rừng của đơn vị bằng cách so sánh số lượng sản phẩm thực tế với số lượng sản phẩm kế hoạch của xí nghiệp đã đề ra. So sánh cả số tuyệt đối và số tương đối để thấy được mức độ tăng giảm, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch. Thông qua đó tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng tới giá thành kế hoạch sản xuất sản phẩm, đưa ra các biện pháp điều chỉnh kế hoạch, biện pháp quản lý để thực hiện hoàn thành kế hoạch và là cơ sở để xây dựng kế hoạch cho các năm tiếp theo.

Bảng 9: Bảng tổng hợp % hoàn thành kế hoạch trồng rừng 2008-2011 Năm Trồng Sản lượng kế hoạch(ha) Sản lượng thực

hiện(ha) Mức chênh lệch % Chênh lệch

2008 300 238.73 -61.27 20.4

2009 250 228.19 -21.81 8.7

2010 500 458.9 -41.1 8.2

2011 450 238.73 -211.27 46.9

Nhận xét:

Năm 2008:

Mức chênh lệch sản lượng thực tế so với kế hoạch– 61.27ha, % mức độ chênh lệch sản lượng thực tế so với kế hoạch 20.4%

 Năm 2009:

Mức chênh lệch sản lượng thực tế so với kế hoạch – 21.81ha, % mức độ chênh lệch sản lượng thực tế so với kế hoạch 8.7%

 Năm 2010:

Mức chênh lệch sản lượng thực tế so với kế hoạch – 41.1ha, % mức độ chênh lệch sản lượng thực tế so với kế hoạch 8.2%

 Năm 2011:

Mức chênh lệch sản lượng thực tế so với kế hoạch – 211.27ha, % mức độ chênh lệch sản lượng thực tế so với kế hoạch 46.9%

 Căn cứ vào cột tỷ trọng % về chênh lệch giữa sản lượng thực tế so với kế hoach: ta thấy sản lượng thực tế không đạt được so với yêu cầu đề ra từ năm 2008-2011. Cụ thể tỷ trọng chênh lệch sản lượng thực tế so với kế hoạch năm 2011 là cao nhất chênh lệch giảm 211.27 ha tương đương là 46.9%.

2. Các loại chi phí, giá thành thực tế và giá thành kế hoạch sản xuất cây giống của của xí nghiệp. của của xí nghiệp.

a. Xây dựng vườn giống đầu dòng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI XÍ NGHIỆP GIÁY ĐÔNG NAM BỘ (Trang 37 -37 )

×