Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh huy động tại ngân hàng TMCP Công thương VN- chi nhánh Kiến An (Trang 44)

Từ biểu đồ trên cho thấy:

Về tiền gửi của các tổ chức kinh tế:

Theo số liệu của chi nhánh Kiến An, năm 2009 tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 187,9 tỷ đồng. Năm 2010 tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 292,6 tỷ đồng (chiếm 65,8% tổng nguồn vốn), vậy lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế tại chi nhánh năm 2010 đã tăng 104,7 tỷ so với năm 2009 tương đương tăng 56%. Qua đây có thể thấy rằng, so với năm 2009 thì năm 2010 lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng cao và gấp 1,5 lần so với năm 2009. Đến năm 2011 tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 306,7 tỷ đồng tăng 14,1 tỷ so với năm 2010 và chiếm 64,7% trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, như vậy trong năm 2011 tiền gửi của các tổ chức kinh tế có phần giảm về mặt tỷ trọng và đến năm 2012 tiền gửi của các tổ chức kinh tế lên đến 340,5 tỷ đồng chiếm tới 61%; tăng so với năm 2011 là 33,8 tỷ đồng.

Từ các số liệu trên có thể thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng đều đặn hằng năm. Tốc độ tăng trưởng được duy trì khá ổn định riêng năm 2011 sự gia tăng không nhiều nguyên nhân là do nền kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn

cầu dẫn đến các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, tuy nhiên cho đến năm 2012 đặc biệt là 6 tháng cuối năm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần được phục hồi nên lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào ngân hàng đã tăng trở lại do vậy nguồn vốn huy động đã dần lấy lại được tốc độ tăng trưởng huy động. Nhìn chung qua tỷ trọng của nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế cho thấy nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế là khá lớn so với nguồn tiền gửi từ dân cư do đó nó cũng là nguồn cơ bản cấu thành lên tổng nguồn vốn của chi nhánh. Vì vậy đối với các nhóm khách hàng này chi nhánh luôn có những chính sách huy động vốn đặc biệt với lãi suất huy động vốn linh hoạt đáp ứng được yêu cầu của người gửi tiền. Tuy nhiên nguồn tiền gửi từ các tầng lớp dân cư cũng không nhỏ và rất đáng quan tâm cần phát huy hơn nữa.

Về tiền gửi của dân cư:

Đây là nguồn tiền nhàn rỗi của một bộ phận dân cư, gửi vào ngân hàng với mục đích là an toàn và sinh lời. Năm 2010 lượng tiền dân cư gửi vào chi nhánh là 152,4 tỷ đồng, chiếm 34,2% tổng nguồn huy đồng, tăng 25,8 tỷ đồng so với năm 2009 tương đương tăng 20,4%. Sang năm 2011 tiền gửi của dân cư là tại chi nhánh là 167,3 tỷ đồng chiếm 35,3% tổng nguồn huy động tăng 14,9 tỷ đồng so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng đạt 9,78%. Đến năm 2012 thì lượng tiền gửi của dân cư đạt 217,5 tỷ đồng và chiếm con số lớn hơn hẳn năm 2011, đạt 39% tổng nguồn vốn huy động và tăng 50,2 tỷ đồng so với năm 2011. Những con số trên cho thấy các kế hoạch thu hút khách hàng cá nhân của chi nhánh thực sự được quan tâm rõ rệt và đạt hiệu quả .Năm 2011 do có nhiều biến động về kinh tế, người dân không muốn gửi tiền vào ngân hàng do lo sợ sự trượt giá cũng như không an toàn thay vào đó là đổi sang tích trữ vàng và ngoại tệ mạnh do vậy nguồn vốn huy động từ các đối tượng này giảm mạnh so với năm 2010. Tuy nhiên cho đến năm 2012 thì nguồn này đã bắt đầu ổn định hơn khi đi vào quỹ đạo tăng trưởng ổn định. Đây là một nguồn huy động không phải lớn nhất cũng không phải nhỏ trong tổng quy mô nguồn huy động của ngân hàng. Vậy để thu hút nhóm khách hàng này ngân hàng cũng cần chú ý đến việc thu hút những khách hàng này bằng chính sách lãi suất linh hoạt cũng như các sản phẩm tiền gửi đa dạng phong phú đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Những kết quả phân tích và số liệu trên cho thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn chiếm một trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Tuy nhiên thì nguồn vốn huy động được từ các cá nhân cũng không nhỏ và đóng góp khá lớn vào tổng

nguồn vốn huy động. Như vậy chi nhánh cần tăng cường thúc đẩy hơn nữa việc huy động vốn của các cá nhân cũng như các tổ chức kinh tế để đạt được mục tiêu kinh doanh cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh huy động tại ngân hàng TMCP Công thương VN- chi nhánh Kiến An (Trang 44)