NHNN là ngân hàng của các ngân hàng, mọi quyết định và hành động của NHNN đều ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bởi vậy, NHNN cần có những chính sách hợp lý và cách thức điều hành đúng đắn để tác động tích cực đến các NHTM.
Trong thời gian qua NHNN đã điều chỉnh và ban hành nhiều chính sách ngân hàng nhằm thúc đẩy hệ thống ngân hàng phát triển. Trước những biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước, NHNN cần có nhiều điều chỉnh và hỗ trợ các NHTM hơn nữa. Cụ thể :
Về cơ chế chính sách:
- Về điều hành chính sách tiền tệ: NHNN phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để bảo đảm kiềm chế lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
- Về điều hành lãi suất: Với các biện pháp quy định trần lãi suất, khống chế lãi suất huy động tối đa hiện nay làm cho lãi suất huy động biến tướng qua nhiều hình thức kém minh bạch, khó quản lý, khó khăn cho cả NHTM và khách hàng, đẩy các NHTM vào thế buộc phải “lách luật”, khiến tiền tiết kiệm chạy lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, gây bất ổn hệ thống. Trong thời điểm trước mắt, vẫn rất cần vai trò kiểm soát, điều hành lãi suất của NHNN bằng những quy định cụ thể nhưng tránh những can thiệp quá hành chính. Tuy nhiên, đề nghị NHNN sớm dỡ bỏ các chính sách dựa vào các biện pháp hành chính nói trên và thay vào đó bằng điều hành lãi suất theo cơ chế thị trường, khuyến khích NHTM huy động và cho vay trên cơ sở minh bạch và cạnh tranh lành mạnh, phản ánh đúng cung cầu thị trường, tránh hiện tượng làm méo mó đường cong lãi suất, méo mó các sản phẩm huy động vốn cũng như méo mó toàn bộ hệ thống báo cáo của ngân hàng như hiện nay, đồng thời gây mất đoàn kết nội bộ và góp phần làm tha hóa một bộ phận cán bộ ngân hàng.
-Nâng cao hiệu quả thị trường mở: đa dạng các công cụ, các chứng chỉ có giá tạo điều kiện cho thị trường mở hoạt động sôi động hơn. Đến nay sản phẩm trên thị trường này vẫn còn nghèo nàn, các loại GTCG tham gia trên thị trường mới chỉ có tín phiếu kho bạc và trái phiếu Chính phủ.
giữa các NHTM.
Về cơ chế quản lý:
-Tập trung xây dựng, ban hành đồng bộ và kịp thời hệ thống văn bản hướng dẫn Luật NHNN và Luật các TCTD nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động ngân hàng, đảm bảo phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, phù hợp nhu cầu thực tiễn, tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng phát triển.
-Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi và dự báo kịp thời các diễn biến kinh tế vĩ mô, diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế để phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động tiền tệ, ngân hàng.
-Tiếp tục củng cố, sắp xếp lại các TCTD phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, nâng cao năng lực tài chính và tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động ngân hàng.
-Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: NHNN cần tăng cường hoạt động thanh kiểm tra, giám sát các ngân hàng để nâng cao hiệu quả và tính minh bạch cho hoạt động ngân hàng, có ngay những biện pháp và phản ứng kịp thời, phù hợp nhằm ổn định thị trường và tâm lý của người dân, tạo sân chơi cạnh tranh lành mạnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Công thương VN ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế trên thị trường cả nước và quốc tế. Để giữ vững và tiếp tục phát triển, ngân hàng cần có những chiến lược thích hợp mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút nguồn vốn thông qua ủy thác đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ nhất, Ngân hàng nên tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động huy động vốn và quản lý nguồn vốn để chi nhánh xây dựng được các chiến lược kinh doanh đúng đắn. Triển khai kịp thời và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp lý của Chính phủ, NHNN nhằm tạo điều kiện cho các chi nhánh hoạt động trong khuân khổ pháp luật và chất lượng các dịch vụ không ngừng được nâng cao.
Thứ hai, Ngân hàng cần tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên hội sở chính, các chi nhánh để phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm và quản lý các rủi ro, Các khoản nợ xấu. Đồng thời mở rộng và phát triển các hình thức huy động mới, các sản
phẩm, dịch vụ hiện đại, an toàn, chi phí hợp lý như bổ sung, nâng cấp các máy rút tiền tự động, các chương trình ứng dụng,…
Thứ ba, ngân hàng cần tiếp tục mở thêm các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên ngân hàng. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Mặt khác, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin một cách đồng bộ, đưa công nghệ hiện đại vào các thao tác nghiệp vụ, đẩy mạnh công tác thanh toán điện tử,…nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của chi nhánh.
Thứ tư, Ngân hàng nên mở rộng hoạt động marketing ngân hàng, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng thông qua tất cả các hình thức quảng cáo nhằm thu hút được nhiều khách hàng mới tiềm năng
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của ngân hàng thương mại cụ thể là NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kiến An có thể thấy việc cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế là một yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp phát triển của đất nước bới nguồn vốn chính là đầu vào quan trọng mang tính quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế. Các NHTM luôn đặt
mục tiêu này lên hàng đầu do đó không ngừng tìm kiếm đa dạng hóa các phương thức huy động vốn nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để huy động tối đa nguồn vốn
Là một chi nhánh cấp một của NHTMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Kiến An luôn cố gắng nỗ lực hoàn thành mục tiêu mà NHTMCP Công thương Việt Nam giao cho. Qua thời gian thực tập và tìm hiểu em nhận thấy đây là một chi nhánh có uy tín và nỗ lực trong hoạt động huy động vốn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của quận Kiến An cũng như sự phát triển của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng trong những năm qua. Do đó trước sự biến động của nền kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tiền tệ, Chi nhánh cần phải tiếp tục cố gắng hơn nữa trong công tác huy động vốn của mình để khẳng định vị thế trên thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Trần Huy Hoàng chủ biên (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
2. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.
3. TS. Nguyễn Đăng Dờn, TS.Hoàng Đức, TS. Trần Huy Hoàng, ThS. Trầm Xuân Hương (2000), Tiền tệ - Ngân hàng II, Nhà xuất bản Thống kê.
4. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Đại học kinh tế quốc dân- Nhà xuất bản Tài chính.
5. Frederic S.Mishkin(1995), Tiền tệ ngân hàng và Thị trường tài chính, Nhà xuât bản tài chính, Hà Nội
6. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-chi nhánh Kiến An, báo cáo thường niên 2010-2012
7. Trí An(2012), “Lạm phát năm 2012 sau niềm vui là nỗi lo”,Tài liệu tham khảo 8. Các văn bản pháp luật: Nghị định, Nghị quyết, Thông tư… liên quan đến tổ chức tín dụng do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ban hành.
9. Các website và các phương tiện thông tin khác: http://www.sbv.gov.vn http://www.vneconomy.com.vn http://www.gso.gov.vn http://www.vnexpress.net http://www.vietinbank.vn http://www.cafef.vn
PHỤ LỤC 1
Biểu lãi suất Huy động theo các kỳ hạn (Trả lãi sau)
KỲ HẠN
LÃI SUẤT( % NĂM)
VND USD EUR CÁ NHÂN TỔ CHỨC CÁ NHÂN TỔ CHỨC CÁ NHÂN TỔ CHỨC Không kỳ hạn 2.0 2.0 0.1 0.1 0.1 0.1 Có kỳ hạn 1 tuần 2.0 2.0 2 tuần 2.0 2.0 3 tuần 2.0 2.0 1 tháng 8.0 8.0 2.0 0.5 1.5 1.3 2 tháng 8.0 8.0 2.0 0.5 1.5 1.3 3 tháng 8.0 8.0 2.0 0.5 2.0 1.7 4 tháng 8.0 5 tháng 8.0 6 tháng 8.0 8.0 2.0 0.5 2.0 1.7 7 tháng 8.0 2.0 0.5 2.0 8 tháng 8.0 9 tháng 8.0 8.0 2.0 0.5 2.0 1.7 10 tháng 8.0 11 tháng 8.0 12 tháng 10.5 10.5 2.0 0.5 2.0 1.7 13 tháng 10.5 18 tháng 8.5 8.3 2.0 24 tháng 8.5 7.0 2.0 36 tháng 8.5 7.0 2.0 48 tháng 7.0 7.0 2.0 60 tháng 7.0