DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THUỶ CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI Ở LÍP

Một phần của tài liệu Sử dụng kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại ở lớp 10 (Trang 36)

CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI Ở LÍP 10

II.1. Nội dung kờnh hình phần lịch sử thế giới thời nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại ở lớp 10.

Hình 1. Người tối cổ

Bắt đầu từ loài vượn sống cách đây hàng triệu năm, trải qua quá trình tìm kiếm thức ăn, thích nghi với cuộc sống, vượn cổ đã chuyển biến thành người, dù đó là con người của thời kì sơ khai cổ xưa nhất - Người tối cổ (hay “người vượn”).

Niên đại xuất hiện của người tối cổ là khoảng từ 4 triệu năm đến hơn 3 triệu năm trước đây. Di cốt của người tối cổ đựoc tìm thấy ở Đông Phi, Gia Va (Inđụnờxia), Bắc Kinh (Trung Quốc)… Ở Thanh Hoá (Việt Nam) tuy chưa tìm thấy di cốt nhưng lại phát hiện được công cụ bằng đá của người cổ đó.

Người tối cổ tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình nhưng người tối cổ đã là người, đó cú sự phân công chức năng của hai chi trước và hai chi sau. Hai chi trước cầm nắm và ăn hoa quả, lá cây, củ động vật nhỏ. Hai chi sau để đi. Họ thường xuyên ở tư thế đứng thẳng khi di chuyển. Tuy trỏn cũn thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao, cằm nhô ra phía trước, sọ còn dẹt nhưng dung tích sọ đã lớn khoảng 900cm3 (so với loài vượn là 600cm3), đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong nóo, đó biết chế tạo công cụ lao động.

Sự xuất hiện của người tối cổ là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kì đầu tiên của lịch sử loài người.

Hình 2. Tranh khắc trên tường hầm mộ ở T -bơ (Ai Cập) thế kỉ XV TCN.

Những bức phù điêu trên vách đá các hầm mộ trên tường kim tự tháp miêu tả sinh động các hoạt động, sinh hoạt của con người. Bức tranh khắc trên tường hầm mộ ở Te - bơ (Ai Cập) thế kỉ XV TCN, miêu tả cuộc sống sinh hoạt của tầng lớp quí tộc ở Ai Cập cổ đại. Những người Ai Cập giàu có (quí tộc) đang ngồi ăn uống, tiệc tùng, được cỏc cụ nô lệ phục vụ thức ăn, đồ uống, múa hát. Những ngừơi giàu cú thỡ được ngồi trên ghế còn cỏc cụ nô lệ hoặc đứng hoặc là ngồi dưới đất, có hai cô gái đang múa, 4 cô bên cạnh thì một cô đang chăm chú nhìn, hai cô hai bên vỗ tay, một cô hình như đang thổi nhạc cụ.

Thế kỉ XV TCN là thời kỡ Tõn vương quốc ở Ai Cập thời kì này các Pharaon Ai Cập đã mở nhiều cuộc viễn chinh xâm lược nhằm bành trướng lãnh thổ. Một đế quốc Ai Cập rộng lớn đã ra đời. Đây là thời kì Ai Cập giàu có và hùng mạnh. Bức tranh phản ánh cuộc sống thịnh vượng, hạnh phúc của người Ai Cập thời kì này đồng thời cũng cho thấy sự phõn hoỏ sâu sắc hơn về mặt xã hội của Ai Cập cổ đại.

Hình 3. Quách vàng tạc hình vua Ai Cập Tu-ta -kha-môn (1361 - 1352)

Lăng mộ của vua Tu-tan-kha-môn được nhà khảo cổ Howard Carter phát hiện năm 1922. Khi khai quật lăng mộ, người ta đã tìm thấy chiếc quan tài bằng vàng tạc hình vua Tu-tan-kha-môn, vị Pharaon của Vương triều thứ XVIII của Ai Cập giữa thế kỉ XIV TCN. Tu-tan-kha-môn lên ngôi lúc 9 tuổi và mất lúc 18 tuổi. Chiếc quan tài bằng vàng này không phải là hình hộp chữ nhật mà làm theo hình tượng dạng thân thể khuôn khổ người, trên nắp chạm khắc tinh tế khuôn mặt của Tu-tan-kha-mụn còn rất trẻ chưa đến tuổi 20.

Trong hỡnh vựa Tu-tan-kha-môn đội chiếc mũ hình nhân sư (Sphinx), ở giữa trỏn cú chạm hình một con rắn hổ mang bành và một con chim ưng

biểu tượng của Thượng và Hạ Ai Cập. Phía dưới cằm là bộ râu dài bằng vàng được gắn thuỷ tinh xanh cho giống với vị thần Odirit (Thần cai quản thế giới người chết). Hai tay của Pharaon khoanh trước ngực, một tay cầm cái néo của người nông dân (dùng để đập tách hạt ngũ cốc ra khỏi vỏ), một tay cầm chiếc gậy cong của người chăn cừu, biểu tượng uy quyền của nhà vua. Xung quanh cổ của Tu-tan-kha-môn là những chiếc lá chắn bằng vàng, các ngón tay, chân và khắp thân hình là những đồ trang sức bằng vàng và ngọc quớ. Tu-tan-kha- môn cũng như các Pharaon khác của Ai Cập đều muốn chứng tỏ mình như một vị thần. Ông ta không thể hiện một chút tình cảm nào trên khuôn mặt, cỏc nột trờn khuôn mặt của ông rất cân đối và hoàn thiện. Tất cả những chi tiết trên gợi lên hình ảnh của một ông vua chuyên chế đầy quyền lực trong thời kì cổ đại.

Hình 4. Cổng I-sơ-ta thành Ba- bi - lon ở Lưỡng Hà

Đây là bức hình về cổng I-sơ-ta, cửa thành phía Bắc của thành Ba-bi- lon một thời tráng lệ. Thành Ba-bi-lon được vua Na-bu-sô-đô-nô-xo (605 - 561) xây dựng, nằm ở phía Nam thủ đô Bát Đa ngày nay. Toàn bộ toà thành này màu vàng, chu vi 13,1km, cứ 44m có 1 tháp canh, tổng cộng có 300 tháp canh. Thành có 3 lớp, giữa các lớp tường thành lại có hào nước bao quanh để ngăn ngừa những cuộc tấn công từ bên ngoài.

Thành có 7 cổng lớn, mỗi cổng lớn như một lầu cao, là một công trình kiến trúc, điêu khắc mĩ lệ. Cổng I-sơ-ta là cổng chính thờ nữ thần I-sơ-ta (Nũ thần chiến tranh và thắng lợi). Cổng cao 12m được xây bằng những viên gạch lưu ly với những màu sắc rực rỡ. Trên mặt tường có chạm khắc nổi hình thú vật như hỡnh bũ rừng, hỡnh rồng…Cỏnh cửa, then cửa làm bằng đồng sáng loáng.

Từ cửa I-sơ-ta có một con đường rất thẳng đi đến phía Nam của thành. Đây là con đường để những đám rước đi qua trong nhũng dịp tế lễ gọi là “đường thỏnh”. Đường rộng 7,5m với tường thành cao, trang trí đẹp như hình

sư tử, đại bàng, hình những con vật thần thoại. Đường được lát bằng những phiến đá hình vuông, mỗi cạnh là 1,05m, ở giữa lát đá màu trắng và màu hồng, hai bên lát đá màu đỏ. Trờn đỏ cú khắc chữ tiết hình.

Cuối con đường là đền thờ thần Mỏcđỳc. Trước đền có một cái hồ xây bằng đá cẩm thạch tượng trưng cho cái vực thẳm đã sinh ra thế giới. Bên cạnh đền có một cái tháp cao. Phía Bắc đền và tháp là cung điện và vườn hoa trên không.

Vườn hoa trên không - vườn treo Ba-bi- on là một công trình kiến trúc tuyệt mĩ, được coi là một trong 7 kì quan của thế giới cổ đại. Vườn treo là món quà của nhà vua tạng cho người vợ yờu quớcủa mỡnh là nàng Xờmiramet xứ Mờđi. Toàn bộ vườn treo được xõy trờn những cột đá to lớn, phía trên có tháp 4 tầng. Trong mỗi tầng tháp người ta xây dựng những vòm uốn bằng gạch rất chắc chắn, mặt bằng của tầng tháp được lát bằng những phiến đá rất to, rất khít. Người ta dải một lớp cói mỏng và đổ nhựa đường trên những mặt bằng ấy, trên đó người ta cũn xõy hai hàng gạch ghép liền với nhau bằng bột thạch anh. Phía trên hàng gạch ấy người ta đặt những tấm kim loại để nước khỏi thấm xuống tầng dưới. Trên cùng là một lớp đất màu mỡ đủ sức trồng cả những cây loại lớn. Các tầng được nối với nhau bằng hệ thống cầu thang rộng rãi. Để đưa nước tưới cho cây cối, người ta phải dùng một loại mỏy cú chuỗi gầu quay liên tục do người điều khiển.

Nhìn từ xa khu vườn như một ốc đỏ khổng lồ quanh năm trăm hoa đua nở, cây cối tốt tươi. Khu vườn có một không hai trên thế giới này đã tô điểm cho thành Ba-bi-lon thêm lộng lẫy.

Hình 5. Kim tự tháp ở Ai Cập

Kim tự tháp là kì quan duy nhất còn tồn tại trong 7 kì quan của thế giới cổ đại. Kim tự tháp thực chất là lăng mộ của các Pharaon Ai Cập thuộc vương triều III và IV thời Cổ vương quốc. Các Pharaon là tượng trưng cho vũ trụ, cho đất nước Ai Cập, cho sức mạnh và uy quyền tuyệt đối. Xuất phát từ quan

niêm “Cuộc sống trên trái đất này là ngắn ngủi, những ngôi nhà ta đang ở chỉ là quán trọ. Ngôi nhà vĩnh cửu của ta chính là ngôi nhà mồ bằng đá, nơi mà sau khi chết đi rồi xác ta nằm trong đó vẫn còn có thể sống mãi triệu năm”; cùng với lòng tin tưởng vào sự hồi sinh bất tử, các Pharaon đã xây dựng những ngôi nhà mồ vĩ đại, kiên cố để giữ xác của mình sau khi chết. Đú chớnh là các kim tự tháp.

Kim tự tháp được xây dựng đầu tiên là kim tự tháp của vua Giụse thuộc vương triều III của Cổ vương quốc nhưng 3 kim tự tháp lớn nhất, nổi tiếng nhất là kim tự tháp của Kêụp (Khufu), Kờphren (Khafre) và Mikờrinụt (Menkaure). Trong đó tiêu biểu nhất là kim tự tháp Kếụp (trị vì khoảng năm 2650 TCN). Kim tự tháp Kêụp xây thành hình tháp chúp, đỏy là một hình vuông mỗi cạnh 230m, bốn mặt là những hình tam giác ngoảnh về 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Kim tự tháp này cao tới 146,5m; diện tích rộng 52900 m2, được xây dựng bằng 2300000 khối đá, mỗi khối nặng 2,5 tấn, đặc biệt có khối đá nặng 5,5 tấn. Các phiến đá này được mài nhẵn và ghép với nhau chứ không cần dùng một thứ vôi vữa nào khác thế mà các mạch ghộp kớn đến mức một lá kim loại mỏng cũng không thể lách qua được.

Trong lòng kim tự tháp có nhiều phũng: phũng để xác của nhà vua, phòng làm lễ đường…với vô vàn châu báu ngọc ngà và của cải quớ giỏ.

Thời bấy giờ, con người chưa biết dùng đến sắt thép, chưa có máy cần trục việc xây dựng kim tự tháp vô cùng khó khăn. Kêụp đã phải huy động toàn thể nhân dân lao động đến công trường làm việc. Họ được tổ chức thành từng đội gần 100 nghìn người, cứ 3 tháng thay phiờn 1 lần. Người ta phải vận chuyển đá từ hữu ngạn sông Nin sang tả ngạn sông Nin. Để làm được điều đó người ta phải mất đến 10 năm để xây dựng một con đường bằng đá dài hơn 900m, rộng 13m. Người Ai Cập dùng những xe trượt và dây thừng bện bằng cói để chuyển những tảng đá vào vị trí. Khi lớp múng đó đặt xong họ xây một cái dốc và đưa lớp đỏ khỏc lờn. Khi kim tự tháp càng cao thì dốc càng dài và

cao hơn, khi xây đến đỉnh tháp thỡ cả kim tự tháp được phủ 1 tầng đá vôi trắng còn dốc được rời đi. Mất 20 năm kim tự tháp Kêụp mới hoàn thành.

Trải qua hàng ngàn năm với biết bao thăng trầm của lịch sử những kim tự tháp vẫn đứng sừng sững giữa sa mạc cát trắng mênh mông minh chứng cho tài năng khối óc và sức sáng tạo của con người. “Bất cứ cái gì cũng sợ thời gian nhưng thời gian lại sợ kim thỏp”.

Hình 6. Tranh khắc trên hầm mộ ở Mem - phớt (Ai Cập) tả cảnh vua Ramset II đang túm túc tù binh Nu - bi chuẩn bị hành quyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ramset II (1304 - 1236TCN) là vua thời Tân vương quốc Ai Cập. Thời kì này các Pharaon đã tích cực thi hành chính sách xâm lược bên ngoài, đã chinh phục được Xyri, Phờnixi, Palextin ở châu Á và Libi, Nubi ở châu Phi. Không một ông vua Ai Cập nào đánh giặc mà không chiến thắng.

Một trong những cảnh thể hiện vương quyền phổ biến nhất là cảnh cầm chuỳ - cảnh lúc nào cũng diễn ra theo cùng một kiểu diễn ra suốt 3000 năm - trong đó người ta thấy ông vua vung cây chuỳ trên đầu một kẻ thù bại trận. Trong tranh là hình ảnh của vua Ramset II túm túc 3 tù binh Nubi chuẩn bị hành quyết. Sau mỗi trận chiến những cảnh tượng như vậy lại diễn ra. Những dãy dài hàng nghìn tù binh và những đống thây cao như núi là một phần quang cảnh của sự thắng trân.

Hình 7. Cột đá khắc toàn văn bộ luật Ham-mu-ra-bi

Năm 1901 một đội khảo cổ của Pháp có người Iran tham gia đã tìm thấy ở di chỉ thành cổ Sudơ nước Iran một cây cột lớn bằng đá lửa màu đen được mài nhẵn. Cột đá này đã bị vỡ thành 3 đoạn nhưng chắp lại vẫn còn hoàn chỉnh. Cột đá cao gần 2 m, chu vi khoảng 1,5 m.

Cột chia làm 2 phần: phía trên cột đá, mặt bên phải có khắc nổi hình hai người đàn ông râu rậm trông rất oai vệ, mặc quần áo dài đến tận gót chân. Một người ngồi trên ngai đầu quấn chiếc khăn hình chóp nhọn, hai tay có đeo vòng, tay phải cầm một chiếc gậy ngắn hơi đưa về phía trước. Đó là thần mặt

trời Samat. Người đứng chắp tay cung kính như đang làm lễ chiều bái. Đó là vua Ham-mu-ra-bi.

Phía dưới cột đá khắc rất nhiều chữ hình đầu mũi tên hoặc đầu đinh. Đó là chữ hỡnh nờm do người Sume sáng tạo từ 5000 năm đến 6000 năm TCN sau đó được người Ba-bi-lon sử dụng rộng rãi.

Toàn bộ chữ viết trờn cõy cột đó là bộ luật thành văn gồm 282 điều do quốc vương Ham-mu-ra-bi ban bố. Vua Ham-mu-ra-bi đã trị vì Ba-bi- on từ năm 1792 đến năm 1750 TCN. Đây là thời kì cường thịnh nhất của vương quốc Ba-bi-lon cổ. Để củng cố nền thống trị của giai cấp quí tộc chủ nô, Ham -mu-ra-bi đã đem những tục lệ, tập quán của khu vực Lưỡng Hà bấy giờ sửa đổi thêm bớt để soạn thảo bộ luật mới gọi là Bộ luật Ham-mu-ra-bi. Bức chạm trổ nổi ở phần trên cột đá tượng trưng cho việc Hammu-ra-bi tiếp nhận quyền thực thi pháp luật từ nơi Thần Mặt Trời để cai trị con người nơi trần thế. Còn cây gậy ngắn trong tay Thần Mặt Trời được gọi là “quyền trượng” là tiêu chí cho quyền lực thống trị.

Bộ luật bao gồm 3 phần : phần mở đầu và kết luận nờu lờn mục đích của việc soạn thảo luật “để cho kẻ mạnh khụng ỏp bức kẻ yếu, để bảo vệ cho sự công bằng của kẻ mồ côi và đàn bà goỏ”… “khiến cho công bằng và chính nghĩa truyền bá khắp đất nước và tạo ra hạnh phúc cho nhõn dõn”.

Phần nội dung gồm 282 điều, đề cập đến hầu hết vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá của vương quốc Ba-bi-lon trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến quyền lực của nhà vua và công tác thuỷ lợi cũng như sản xuất nông nghiệp như “chế độ do trẫm đặt ra không ai thay đổi được” và “từ nay cho đến ngàn vạn đời sau các vua trong nước đều phải tuân theo những lời chính nghĩa của trẩm không được thay đổi việc xét xử tư pháp do trẫm đã quyết định và thẩm tra tư pháp do trẫm đó xỏc lập”, “khụng được phá hoại những chế định do trẫm đã đặt ra”.

Điều 42 qui định : Dân tự do thuê ruộng cày, nếu ruộng không có thúc thỡ người cày bị coi là chưa hết sức chăm bón phải lấy người bên cạnh làm tiêu chuẩn để nộp thóc cho chủ ruộng.

Điều 43 qui định : Nếu không cày cấy mà bỏ ruộng hoang thì người này phải căn cứ người bên cạnh để nộp thóc cho chủ ruộng và còn phải cày bừa ruộng hoang cho bằng phẳng rồi mới trả lại cho chủ ruộng.

Điều 53 qui định : Nếu ai cẩu thả trong việc giử gìn đê đập của mỡnh, khụng củng cố đê đập, trong đê đập có lổ hổng để nước ngập thì người có đê đập có lổ hổng đó phải đền bù cho người bị hại.

Điều 54 qui định : Nếu người đó không có thể đền bù thì phải bán thân mình và tài sản của mình để lấy bạc và những chủ ruộng cú lỳa hỏng sẻ chia

Một phần của tài liệu Sử dụng kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại ở lớp 10 (Trang 36)