Kờnh hình trong SGK là một bộ phận quan trọng cấu thành nên SGK,được trình bày với tư cách là một nguồn cung cấp thông tin độc lập, có tác dụng đa dạng hoá nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh, cụ thể hoá, minh hoạ cho phần “kờnh chữ”, làm cho bài giảng trở nên phong phú, sinh động, hấp dẫn. Kờnh hỡnh cú vai trò đặc biệt trong việc tạo biểu tượng lịch sử chân thực, chính xác cho học sinh. Làm cơ sở để học sinh nắm khái niệm, rút ra qui luật, bài học lịch sử. Đồng thời kờnh hỡnh là cơ sở để giáo viên tổ chức hoạt động độc lập của học sinh trên cơ sở sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp.
Song một thực tế ở các trường phổ thông hiện nay là học sinh không thích, không hứng thú với bộ môn lịch sử. Nguyên nhõn của tình trạng này có nhiều nhưng chủ yếu về phía giáo viên. Lối dạy học phổ biến ở các trường phổ thông hiện nay vẫn là lối dạy truyền thống: thầy giảng - trò nghe; thầy đọc - trũ chép, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong qúa trình học tập.
Mặc dù, hầu hết giáo viên đều đã ý thức được tầm quan trọng của kờnh hỡnh, vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kờnh hỡnh trong dạy học lịch sử nhưng cách làm thông thường của giáo viên ở trường phổ thông lại là tự tìm hiểu nội dung kờnh hỡnh rồi nêu cho học sinh biết. Như thế học sinh vẫn bị động tiếp thu tri thức, chưa thực sự phát huy được vai trò chủ động tham gia vào quá trình tìm hiểu “làm việc” với kờnh hỡnh để rút ra những nội dung lịch sử được phản ánh trong đó.
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn đồng thời trải qua quá trình thực nghiện sư phạm, chúng tôi thấy rằng cần sử dụng kờnh hỡnh theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh, để phát huy vai trò tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của giáo viên để học sinh có thể nắm kiến thức một cách sâu sắc và vững chắc đồng thời phát triển các kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập cũng như giáo dục những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp.
Sử dụng kờnh hỡnh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đòi hỏi kết hợp kờnh hỡnh với các phương pháp dạy học khác như trình bày miệng, sử dụng tài liệu tham khảo, trao đổi đàm thoại…để có thể huy động tối đa khả năng của học sinh trên lớp. Cụ thẻ hơn giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu nội dung kờnh hỡnh bằng những câu hỏi gợi mở; sử dụng kờnh hỡnh kết hợp với miêu tả, tường thuật, với các đồ dùng trực quan khác, sử dụng kờnh hỡnh trong kiểm tra. Đánh giá. Việc phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng kờnh hỡnh và chất lượng bộ môn, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.