Quản lý các khoản chi phí được tính trừ

Một phần của tài liệu Một số một số đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội (Trang 27)

Để quản lý thu nhập chịu thuế một mặt phụ thuộc vào doanh thu tính thuế, mặt khác phụ thuộc vào khoản chi phí được trừ. Nếu như các doanh nghiệp tìm mọi cách để giảm doanh thu tính thuế thì một số doanh nghiệp lại tìm mọi cách để tăng các khoản chi phí được trừ lên. Việc quản lý tốt các chi phí được trừ là một trong những biện pháp quan trọng để tính thu nhập chịu thuế, hạn chế thất thu thuế gây thất thoát nguồn thu cho Nhà Nước. Qua việc thanh tra thuế tại một số doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong khu vực kinh tế NQD nói riêng có một số doanh nghiệp kê khai không chính xác cho phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế, một phần có thể rất nhiều doanh nghiệp muốn làm tốt nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp mình nhưng không biết xác định đâu là khoản chi phí hợp lý được trừ, không nắm rõ được mức khống chế chi phí theo quy định. Cũng có thể một phần do trình độ kế toán của doanh nghiệp còn hạn chế nên đã kê khai chi phí được trừ tăng lên. Nhưng cũng không ít những doanh nghiệp đang tìm đủ mọi cách gian lận kê khai tăng chi phí hợp lý. Để đi sâu vào vấn đề này, em xin trình bày một số khoản chi phí thường xuyên có sai sót, gian lận trong công tác quản lý chi phí là:

Quản lý chi phí khấu hao tài sản cố định. Trong thực tế thí đây là một khoản

mục chi phí thường xuyên xảy ra sai sót, gian lận như: Tài sản cố định mới mú về chưa phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn tính vào chi phí hợp lý được trừ, có thể tài sản đó là do nhập lậu không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ hoặc những tài sản được đem ra góp vốn cho doanh nghiệp khi mới thành lập nhưng lại không có đầy đủ thủ tục góp vốn; hoặc các tài sản không phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà phục vụ cho hoạt động phúc lợi công cộng nhưng đơn vị vẫn tính khấu hao tài sản cố định vào chi phí. Tài sản cố định hết giá trị khấu hao nhưng tiếp tục phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh vẫn tính vào chi phí hợp lý được trừ, doanh nghiệp đưa giá trị tài sản cố định sai với nguyên giá tài sản cố định ban đầu để tính mức khấu hao cao

tài sản cố định nhưng doanh nghiệp không hạch toán tăng tài sản cố định mà doanh nghiệp hạch toán thẳng vào chi phí kinh doanh trong năm.

Ví dụ: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế năm 2007 của Công ty TNHH Đầu tư thương mại Hà Minh mã số thuế 010122487 cán bộ thuế đã đối chiếu giữa báo cáo tài sản cố định sử dụng ở bộ phận với bảng tính phân bổ khấu hao tài sản cố định và việc tính chi phí khấu hao vào tài khoản có liên quan thấy số khấu hao mà đơn vị báo cáo là 18.530.000 đồng trong khi số thực tế kiểm tra của cán bộ thuế là 11.240.000 đồng. Nguyên nhân là do doanh nghiệp sử dụng phương pháp trích khấu hao không đúng theo quy định hiện hành.

Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng…..đây là loại chi phí liên quan tới quá trình sản xuất và tiêu thu sản phẩm trong lỳ tính thuế. Theo quy định thì phải liên quan tới định mức tiêu hao vật tư hợp lý và giá vật tư thực tế xuất kho, nhưng thực tế hầu hết các doanh nghiệp không xác định được định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho hợp lý hoặc xây dựng một định mức tiêu hao lớn hơn so với thực tế để tính chi phí lớn và cũng không ít những doanh nghiệp tẩy xóa hóa đơn để nâng cao giá hàng hóa, nguyên vật liệu mua vào hoặc là sử dụng các hóa đơn chứng từ không hợp lệ. Đặc biệt là nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc là sử dụng cho xây dựng cơ bản, trao đổi biếu tặng….. lại tính theo giá cao hơn so với quy định. Để kiểm tra xác định số lượng đơn vị thực tế tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm có hợp lý hay không bằng cách so sánh định mức tiêu hao của một đơn vị sản phẩm để xác định mức chênh lệch bất hợp lý hoặc đối chiếu phiếu xuất vật tu sử dụng với phiếu yêu cầu sử dụng vật tư của các bộ phận sử dụng.

Ví dụ: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế tại Công ty cổ phần Hướng Dương

có mã số thuế 0101184106, cán bộ quản lý đã lấy một mẫu phiếu xuất kho đối chiếu với giá trị nguyên vật liệu xuất kho trên tài khoản 152 với tài khoản 627, 642, 641; đối chiếu vật tư xuất dùng cho phân xưởng với báo cáo sử dụng vật tư của phân xưởng, kiểm tra trên sổ chi tiết nguyên vật liệu, hóa đơn GTGT đầu vào thấy nguyên vật liệu mà đơn vị khai tăng với số tiền là 5.983.000 đồng.

Chi phí tiền lương, tiền công tiền ăn giữa ca…. Chi phí tiền lương, tiền công,

tiền ăn giữa ca phục vụ cho lao động sống nên nó liên quan tới chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Đây là khoản chi trả cho người lao động

nhằm tái sức lao động cho chính bản thân. Do đó cũng có nhiều doanh nghiệp phải tuân theo các văn bản hướng dẫn của Chính Phủ, Bộ lao động và Thương Binh xã hội, Bộ Tài Chính như Nghị định số 28/CP, thông tư số 13 LĐ- TBXH- TT ngày 10/4/1997 của Bộ lao động và Thương Binh xã hội, thông tư liên tịch số 19/1999 TTLT – BBĐTBXH- BTC ngày 14/8/1999 cũng như các quy định khác về tiền lương. Bên cạnh đó không ít doanh nghiệp đã tìm mọi cách khai tăng các khoản chi phí về tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca….nhằm mục đích làm giảm thiểu số thuế phải nộp. Các doanh nghiệp đã lợi dụng trình độ hiểu biết của người lao động để thanh toán tiền lương tiền công thực tế chênh lệch với hợp đồng đã kí, hoặc doanh nghiệp khai khống tăng số lượng lao động trong bảng chấm công nhưng trên thực tế thì số lượng lao động đó là không tồn tại hoặc doanh nghiệp khai tăng thời gian lao động của người lao động, khai khống khối lượng công việc để tăng lương cho người lao động nhưng trên thực tế người lao động không được hưởng đúng số lương đó. Việc chi trả tiền ăn giữa ca cho cán bộ công nhân viên và người lao động không có hoặc có thấp hơn nhiều so với chi phí tính cho việc nộp thuế hoặc việc phân bổ chi phí chi trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên hay chủ sở hữu và các bộ phận khác là không hợp lý……..

Ví dụ: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế của Công ty TNHH Xây dựng

Trường Sơn có mã số thuế 0101145226, cán bộ thuế đối chiếu xem xét bảng tính và phân bổ tiền lương của từng bộ phận thì thấy tiền lương tăng 51.012.000 đồng do tiền lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp và của công nhân sản xuất lại hạch toán vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế của Công ty CP Thức ăn gia súc và thương mại Việt Dương năm 2007 mã số thuế 0102571188- 001, đối chiếu với các bảng tính và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo tiền lương thấy doanh nghiệp đã chi trả khoản lương tháng 13 và chi ngày lễ tết là 33.883.000 đồng là khoản chi phí không hợp lệ vì những khoản chi này do nguồn kinh phí khác đài thọ.

Chi phí dịch vụ mua ngoài là khoản tiền sử dụng để phục vụ cho quá trình hoạt

động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng số tiền này không nằm trong số tiền mua nguyên vật liệu hay tài sản mà nó là

xe, công tác phí...Trên thực tế, chi phí dịch vụ mua ngoài là hoạt động diễn ra không thường xuyên, thường nhỏ lẻ chính vì vậy nhiều doanh nghiệp đã tận dụng việc khó kiểm soát hay nhiều cái nhỏ gộp lại thành cái lớn như tiền điện nhiều doanh nghiệp có hóa đơn tiền điện nhưng trên hóa đơn lại không có mã số thuế của doanh nghiệp, hoặc chi phí thuê sửa chữa tài sản cố định phát sinh một lần quá lớn được phân bổ cho nhiều năm nhưng doanh nghiệp lại hạch toán một lần luôn. Trường hợp khác, doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định đã ký hợp đồng với bên cho thuế khai số tiền tăng hơn thực có , trường hợp trả tiền thuê tài sản cố định cho nhiều năm thì phải phân bổ cho số năm sử dụng.

Ví dụ: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế của Công ty CP thương mại tổng

hợp Huy Hoàng năm 2007 có mã số thuế 0100738513 theo đối chiếu kiểm tra hóa đơn tiền điện sử dụng không đúng mã số thuế của đơn vị số tiền 840.000 đồng. Thông qua công tác kiểm tra quyết toán thuế của công ty CP Hướng Dương năm 2007, căn cứ vào bảng trích khấu hao Tài sản cố định doanh nghiệp sửa chữa lớn Tài sản cố định theo nguyên tắc phải phân bổ dần theo từng năm thì doanh nghiệp lại phân bổ 1 lần hết toàn bộ số tiền là 18.090.000 đồng.

Chi phí trích trước. Qua công tác kiểm tra của cơ quan thuế đã không ít doanh

nghiệp để giảm thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế đã trích chi phí bảo hành sản phẩm cao hơn thực tế, trích trước lãi vay quá cao so với trả, thậm chí không vay vốn kinh doanh nhưng lập chứng từ khống về việc vay bên ngoài với số tiền lớn đển hạch toán chi phí lãi tiền vay, hoặc trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định tính vào chi phí trong năm nhưng thực tế khoản chi phí này không chi.

Ví dụ: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế của Công ty TNHH Đại Dương mã

số thuế 0101098753 năm 2007 căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận và tỷ lệ lãi suất tiền vay tại thời điểm vay,cán bộ quản lý thấy lãi tiền vay công ty khai tăng lên 1.517.000 đồng không được tính vào chi phí hợp lý được tính trừ. Nguyên nhân là lãi tiền vay doanh nghiệp trích trước cao hơn lãi suất cho phép tại thời điểm vay.

Chi phí trích lập dự phòng: Đây là khoản chi phí mang tính chất chủ quan và

khoản chi này khó kiểm soát. Không ít các doanh nghiệp trích lập dự phòng sai nguyên tắc. Đối với trích lập dự phòng giảm giá hang tồn kho thì trích lập vượt số lợi nhuận phát sinh trong doanh nghiệp, vật tư hàng hóa trích lập dự phòng nhiều

hơn thực tế trong kho, hoặc có hang hóa trong kho nhưng thực tế lại không có giấy tờ chứng minh giá vốn vật tư hang hóa đó. Hay khi trích lập dự phòng thì trích với giá thấp hơn giá trên thị trường tại thời điểm trích lập, đối với trích lập các khoản công nợ khó đòi thường là những khoản nợ không có thực hoặc không đủ điều kiện về thời gian tối thiểu là 2 năm và một số điều kiện khác.

Chi phí bằng tiền khác: Qua kiểm tra thì có rất nhiều khoản chi không tên,

không lien quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có những khoản chi vượt định mức theo quy định hoặc những khoản chi mà chứng từ không hợp pháp hợp lệ như chi tiền liên hoan của doanh nghiệp trong dịp kỉ niệm,lễ tết, chi tiền đồng phục cho công nhân viên, phụ cấp làm them giờ cho lao động nữ vượt quá định mức cho phép, sử dụng các chứng từ của doanh nghiệp bỏ trốn, mua lại hóa đơn của doanh nghiệp khác hoặc những khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, vi phạm giao thong...

Ví dụ: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế tại Công ty TNHH Đầu tư – thương

mại Hà Minh mã số thuế 0101224817 năm 2007 căn cứ vào hóa đơn tiền nộp phạt, sổ chi tiết phải trả phải nộp khác, báo cáo tài chính số tiền nộp phạt 1.087.000 dồng do vi phạm giao thông không được tính vào chi phí hợp lý được trừ.

Theo chi nhánh công ty CP thương mại Việt Phương mã số thuế 0102571188- 001 trong năm 2007 đã chi tiền thưởng, tiền mừng thọ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp là 41.280.000 đồng trong khi số tiền này đã nằm trong quỹ phúc lợi( trích biên bản kiểm tra quyết toán thuế năm 2008 của Chi nhánh công ty CP thương mại Việt Phương). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số một số đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội (Trang 27)