6. Bố cục của đề tài
2.5. Quan hệ an ninh quốc phịng
Là một quốc gia cĩ nền cơng nghiệp quốc phịng phát triển, với những phương tiện, vũ khí hiện đại, Ấn Độ cịn cĩ thế mạnh trong đào tạo khơng quân, hải quân và cảnh sát biển. Trong bối cảnh nền anh ninh thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi chủ nghĩa khủng bố, lợi dụng chiêu bài nhân quyền, chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hạt nhân,… đặt các nước trước địi hỏi cần phải phối hợp hành động để cùng đẩy lùi tiến tới xĩa bỏ các hiểm họa trên đồng thời xây dựng một cấu trúc an ninh quốc gia, khu vực và tồn cầu vững chắc. Đĩ cũng chính là mối quan tâm chung của cả Việt Nam và Ấn Độ trong tình hình mới, đặc biệt tại khu vực đang cĩ nhiều biến động. Trên mặt trận này, Việt Nam và Ấn Độ là Đồng minh thân cận theo lời nhận định của Thủ tướng Ấn Độ A. B. Vajpayee.
Hợp tác về quốc phịng giữa Ấn Độ và Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong mối quan hệ chiến lược của hai nước. Trong những năm gần đây, sự hợp tác dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau này đã phát triển một cách đáng kể theo hướng đa phương, bao trùm lên rất nhiều lĩnh vực trọng tâm. Các đồn quan chức cấp cao và cán bộ quốc phịng của hai nước thường xuyên cĩ các cuộc gặp gỡ, trao đổi lẫn nhau. Bộ Cơng an Việt Nam đã thiết lập quan hệ với Bộ Nội vụ Ấn Độ, hai bên chia
sẻ thơng tin về phịng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, Ấn Độ nhận đào tạo giúp Việt Nam một số cán bộ nghiệp vụ trong lĩnh vực này[45,tr.301]. Hai nước thỏa thuận, nhất trí tăng cường hợp tác quốc phịng theo nội dung thứ 7 của Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ năm 2003: “Mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực an ninh và quốc phịng, các biện pháp chống cướp biển, ngăn chặn các hành động khủng bố nhằm vào mỗi nước và sớm ký Hiệp định song phương về chống tội phạm,…. Ngồi ra, tại cuộc Tham khảo Chính trị lần thứ hai giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ diễn ra tại New Delhi ngày 5 và 6/8/2004, hai bên đã trao đổi một số vấn đề về khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp song phương và trên khuơn khổ các diễn đàn khu vực và đa phương nhằm đĩng gĩp vào việc củng cố hịa bình, an ninh, ổn định và hợp tác trong khu vực.
Trong Tuyên bố chung Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ nhân chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao những đĩng gĩp quan trọng của các cơ chế sẵn cĩ vào hợp tác song phương giữa hai nước như Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ, Tham khảo giữa hai Bộ Ngoại giao hai nước và ghi nhận những kết quả quan trọng của các chuyến thăm cấp cao song phương gần đây giữa hai nước. Nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trong bối cảnh quan hệ Đối tác Chiến lược Mới được thiết lập giữa hai nước, hai nhà lãnh đạo đồng ý thiết lập cơ chế Đối thoại Chiến lược ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Bên cạnh đĩ, nhận thấy hai nước đều cĩ lợi ích hàng hải lớn, hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ nhằm tăng cường hợp tác về xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ thơng tin giữa các cơ quan liên quan của hai nước trong việc bảo đảm an ninh đường biển, bao gồm chống cướp biển, ngăn ngừa ơ nhiễm, tìm kiếm và cứu hộ [67,tr.34]. Ngồi ra, Việt Nam và Ấn Độ cam kết thực hiện trao đổi nhiều hơn nữa các đồn giữa tổ chức An ninh và Quốc phịng của hai nước, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực phịng chống tội phạm phi truyền thống,…
Trong chuyến thăm Việt Nam trong tháng 12/2007 của Đồn đại biểu quân sự cấp cao Ấn Độ do Bộ trưởng Quốc phịng A.K Antony dẫn đầu được diễn ra ngay sau cuộc đối thoại an ninh Việt Nam - Ấn Độ lần thứ ba, bước đầu tiên triển khai những thỏa thuận về đối tác chiến lược đạt được trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 7, phía Ấn Độ cho biết trước
mắt sẽ cung cấp gần 5.000 phụ tùng quan trọng dùng cho tàu chiến chống ngầm lớp Petya của Hải quân Việt Nam và đầu năm 2008 sẽ cử một nhĩm 4 chuyên gia sang đào tạo lực lượng gìn giữ hồ bình để tham gia các sứ mệnh của Liên Hợp Quốc. Hợp đồng này nhằm thúc đẩy các mối quan hệ chiến lược giữa hai nước và được coi là tiền đề cho một Bản Ghi nhớ (MOU) về hợp tác quốc phịng chính thức do Bộ trưởng Anthony và Bộ trưởng Phùng Quang Thanh ký tại Hà Nội. Ngồi ra, Hai bên đã đồng ý lập Nhĩm Cơng tác chung để hỗ trợ việc ký MOU về hợp tác quốc phịng. Việt Nam sẽ cử nhiều chuyên gia quân sự sang đào tạo tại Ấn Độ và đã đề nghị tăng cường các chuyến thăm thiện chí của các tàu hải quân, áp dụng cơng nghệ thơng tin trong quốc phịng và cơng nghệ điện tử và hỗ trỡ kỹ thuật cho hải quân Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phịng Việt Nam cũng đề nghị tăng các cuộc tập trận hai nước [77].
Năm 2011 đánh dấu sự phát triển tồn diện mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác an ninh – quốc phịng. Trong khuơn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 10/2011, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phịng - đã cĩ các cuộc tiếp xúc với Thư ký quốc phịng Ấn Độ Shashi Kant Sharma (tương đương cấp thứ trưởng) và Quốc vụ khanh quốc phịng Pallam Raju. Tại các cuộc tiếp xúc, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ, trong đĩ cĩ hợp tác trong lĩnh vực quốc phịng, khẳng định hai bên cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, sự tin cậy và chia sẻ mối quan tâm chung về tình hình thế giới và khu vực. Thư ký quốc phịng Ấn Độ Shashi Kant Sharma và Quốc vụ khanh quốc phịng Pallam Raju tỏ ý vui mừng trước mối quan hệ ngày càng tốt đẹp về quốc phịng giữa hai nước, khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện những vấn đề cụ thể được nêu trong bản ghi nhớ về hợp tác quốc phong song phương đã được ký kết tháng 11-2009; đồng thời khẳng định Ấn Độ sẽ tham gia tích cực tại các diễn đàn an ninh khu vực, nhất là Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị bộ trưởng quốc phịng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) mà Ấn Độ là thành viên. Cũng trong các cuộc gặp, cả Thư ký quốc phịng Ấn Độ Shashi Kant Sharma và Quốc vụ khanh quốc phịng Pallam Raju đều khẳng định trong thời gian tới Ấn Độ sẽ tiếp tục
hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực huấn luyện đào tạo nguồn nhân lực, chia sẻ thơng tin và hợp tác chiến lược trên nhiều lĩnh vực [7,tr.214].
Trong thời gian tới, Ấn Độ và Việt Nam chắc chắn sẽ cịn rất nhiều cơ hội hợp tác trong việc đảm bảo nền quốc phịng mỗi nước khi bối cảnh nền an ninh thế giới cĩ nhiều biến động và tình hình căng thẳng ở Biển Đơng vẫn chưa cĩ dấu hiệu chấm dứt. Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực an ninh quốc phịng những năm qua là cơ sở, là tiền đề vững chắc cho cả hai nước tiếp tục phát triển hơn nữa mối quan hệ truyền thống quý báu này.
2.6 Các lĩnh vực khác:
Về hợp tác văn hĩa, với mối quan hệ truyền thống lâu đời, Việt Nam và Ấn Độ đã cĩ quan hệ trên 2000 năm nên ảnh hưởng của văn hố Ấn Độ đã để lại những dấu ấn rất đậm nét, tạo thành một bộ phận khơng thể tách rời của văn hố Việt Nam. Ngày 8/1/2001 tại Hà Nội, Đại sứ đặc mệnh tồn quyền nước Cộng hồ Ấn Độ tại Việt Nam- ơng Saurabh Kumar và Thứ trưởng Bộ Văn hố- Thơng tin Việt Nam- ơng Trần Chiến Thắng ký kết Nghị định thư về gia hạn Chương trình trao đổi văn hố giữa Việt Nam và Ấn Độ đến hết năm 2003. Thực hiện các thoả thuận đã ký kết, quan hệ văn hố Việt Nam- Ấn Độ trong thời gian này diễn ra một cách đa dạng và phong phú: tổ chức triển lãm tranh ảnh, hội hoạ; giới thiệu phim; trao đổi ấn phẩm, microphim, sách hiếm; tổ chức hội thảo khoa học; trao đổi đồn nghệ thuật; trao đổi chuyên gia; tổ chức hội thảo khoa học; trao đổi đồn nghệ thuật; trao đổi chuyên gia và tổ chức trọng thể các Lễ kỷ niệm, tưởng niệm liên quan đến các sự kiện cĩ ý nghĩa của hai nước.
Tháng 4/2000, các nhà khảo cổ Ấn Độ đã đến Việt Nam tìm hiểu khả năng hợp tác về bảo tồn di sản văn hố Chăm ở Mỹ Sơn và các cơng trình khác. Hai bên cùng triển khai hợp tác về cơng tác lưu trữ và bảo tồn di tích [64].
Tháng 10/2004, nhân dịp kỷ niệm 20 năm cuộc gặp mặt giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng J. Nehru, Liên hiệp các Hội hữu nghị Việt Nam đã tổ chức cuộc mít-tinh về chủ đề này và Học viện quan hệ Quốc tế đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Hồ Chí Minh- Jawaharlal Nehru, những người đặt nền mĩng cho quan hệ hữu nghị lâu bền giữa Việt Nam và Ấn Độ” với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại
giao Ấn Độ Natwar Singh và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên. Tại thành phố Calcutta, thủ phủ của bang Tây Bengal, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Uỷ ban đồn kết Ấn Độ- Việt Nam bang Tây Bengal cũng đã tổ chức lễ kỷ niệm nhân sự kiện này.
Cũng trong tháng 10/2004, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt nam đã thăm chính thức Ấn Độ theo lời mời của Bộ trưởng Du lịch Ấn Độ Renuka Choudry (tháng 6/2004, Bộ trưởng Du lịch Ấn Độ thăm Việt Nam, dự Hội nghị hợp tác du lịch khu vực Châu Á- Thái Bình Dương tại Huế). Nhân dịp này, Cục Xúc tiến Du lịch Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ tiến hành đợt xúc tiến du lịch lớn nhất từ trước tới nay tại Ấn Độ với hai hoạt động quan trọng là Gặp gỡ doanh nghiệp du lịch hai nước và Đêm Văn hố - Du lịch Việt Nam [43,tr.54].
Đồng thời, trong hai ngày 5 và 7 tháng 4/2011, nhĩm múa gồm 15 nghệ sĩ đến từ Cộng đồng Văn hố Nghệ thuật phía Bắc Ladakh, một trong những vùng xa nhất về phía Bắc của Ấn Độ đã đến Việt Nam, biểu diễn phục vụ các khán giả tại Nhà hát Lớn của Hà Nội và Hải Phịng. Thơng qua các bài biểu diễn mang đám nét văn hố bản sắc truyền thống của Ấn Độ, sợi dây kết nối văn hố giữa hai nước càng được thắt chặt và gắn bĩ.
Gần đây nhất, vào ngày 12/10/2011 tại Thủ đơ New Delhi, trước sự chứng kiến của Chủ tích nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, hai văn kiện hợp tác văn hố trong 6 văn kiện hợp tác đã được Chính phủ Việt Nam và Ấn Độ tiến hành ký kết. Đĩ là Nghị định thư về hợp tác văn hố giữa Bộ Văn hố, Thể thao và Du lịch nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng Quan hệ văn hố nước Cộng hồ Ấn Độ; và Chương trình trao đổi văn hố giữa Bộ Văn hố, Thể Thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hố Ấn Độ giai đoạn 2011- 2014. Trong Tuyên bố chung được cơng bố sau đĩ, hai bên nhất trí lấy năm 2012 là Năm Hữu nghị Việt Nam- Ấn Độ để kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ (7/1/1972- 7/1/2012) và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (6/7/2007-6/7/2012). Phía Ấn Độ sẽ tổ chức Năm Ấn Độ ở Việt Nam trong năm này với nhiều sự kiện văn hố như biểu diễn nghệ thuật, liên hoan phim, ẩm thực và tranh ảnh ở nhiều thành phố của Việt Nam.
Về hợp tác giáo dục và đào tạo, Ấn Độ là nước cĩ hệ thống giáo dục đào tạo khá phát triển ở Châu Á với 380 trường đại học và 1.500 viện nghiên cứu [7,tr.261], trong đĩ cĩ nhiều trường và viện nghiên cứu được xếp hạng cao trên thế giới. Từ nhiều năm nay, hằng năm Ấn Độ đều dành cho Việt Nam nhiều học bổng trong và sau đại học ở các lĩnh vực như cơng nghệ, thơng tin, thương mại, cơng nghệ sinh học, nơng nghiệp, y tế, ngân hàng, bảo hiểm, ngơn ngữ… Đây là cơ sở để hai nước phát triển mối quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo.
Cĩ thể nĩi, quan hệ giữa hai nước Việt Nam- Ấn Độ trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo đã và đang cĩ những bước phát triển rất tốt đẹp. Hợp tác Việt Nam- Ấn Độ trong lĩnh vực được diễn ra dưới 2 hình thức: trao đổi kinh nghiệm đào tạo và giúp đỡ nhau đào tạo cán bộ.
Về trao đổi kinh nghiệm đào tạo, nhiều chuyên gia, giáo sư từ các trường Đại học lớn của Ấn Độ đến Việt Nam tổ chức các buổi nĩi chuyện giao lưu nhằm trao đổi nhiều kinh nghiệm trong các chuyên ngành cơng nghệ thơng tin, đào tạo quản lý… Trong thời gian từ ngày 31/12/2009 - 14/1/2010, đồn Việt Nam đã tới thăm và trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ thuộc Cục Bảo tồn nguồn gen vật nuơi quốc gia (NBAGR) và Viện Nghiên cứu sữa quốc gia Ấn Độ tại vùng Karnal thuộc bang Punjab ở miền Tây Bắc về cơng tác bảo tồn nguồn gen vật nuơi, các nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ sinh-tin học trong lĩnh vực bảo tồn nguồn gen vật nuơi. Vì Ấn Độ là nước rất cĩ kinh nghiệm và thực hiện hiệu quả cơng tác bảo tồn nguồn gen nên việc trao đổi kinh nghiệm và hợp tác với Ấn Độ sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong lĩnh vực bảo tồn các nguồn gen vật nuơi quý hiếm ở Việt Nam. Bên cạnh đĩ, việc trao đổi kinh nghiệm cũng đã được tiến hành giữa các trường và cơ sở y tế ở Việt Nam. Viện Y học dân tộc đã tổ chức những khố đào tạo cho các chuyên gia dược học của Ấn Độ đang làm việc ở Việt Nam về y học dân gian truyền thống của Việt Nam như châm cứu và giác.
Cĩ thể nĩi, Ấn Độ đã rất đẩy mạnh hợp tác trong việc đào tạo nguồn nhân lực về cơng nghệ thơng tin cho Việt Nam. Tháng 9/1999, với sự trung gian nhiệt tình của Đại sứ quán hai nước, cùng sự hợp tác của Cơng ty phần mềm Ấn Độ Aptech và cơng ty FPT, hai Trung tâm đào tạo phần mềm và cơng nghệ thơng tin đã được thành lập tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tại buổi lễ khai trương
trường Đại học FPT- Aptech Hồ Chí minh, ngài Đại sứ Ấn Độ Aftab Seth phát biểu: “ Lịch sử giao hữu giữa nhân dân hai nước Ấn Độ và Việt Nam đã bắt rễ từ hơn 2000 năm nay, từ khi Đạo Phật từ Tây Trúc đến Việt Nam. Và nay đào tạo phần mềm là bước phát triển mới của bang giao Ấn- Việt” [7,tr.79]. Tính đến đầu năm 2005, Việt Nam đã cĩ 19 trung tâm đào tạo của Aptech- tập đồn đào tạo cơng nghệ thơng tin hàng đầu của Ấn Độ được đặt rải rác ở các thành phố lớn Việt Nam.
Về vấn đề giúp đỡ nhau đào tạo, ngay từ năm 1980, Chính phủ Ấn Độ đã bắt đầu chính thức cấp học bổng cho lưu học sinh Việt Nam theo con đường trao đổi văn hố, và từ năm 1982 cấp thêm theo con đường hợp tác khoa học kỹ thuật ITEC. Số lượng học bổng Ấn Độ dành cho Việt Nam ngày càng tăng và mở rộng thêm