Quan hệ kinh tế thƣơng mại

Một phần của tài liệu Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (giai đoạn 2001 - 2011 (Trang 59)

6. Bố cục của đề tài

2.4.Quan hệ kinh tế thƣơng mại

Mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa Việt Nam - Ấn Độ với những thỏa thuận, văn bản, tuyên bố được ký kết đã mở đường, rẽ lối, là tiền đề, là động lực quan trọng để hai nước thúc đẩy và phát triển quan hệ kinh tế, thương mại dựa trên nội hàm và tiềm lực vốn cĩ.

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam năm 2001, Thủ tướng Ấn Độ A. B. Vajpayee đã nhấn mạnh: quá trình cải cách kinh tế ở Việt Nam và Ấn Độ sẽ giúp hai nước tìm ra những lĩnh vực cĩ triển vọng để hợp tác kinh tế mới. Đặc biệt, khi gặp gỡ và cĩ cuộc tiếp xúc với đại diện các doanh nghiệp của Ấn Độ và Việt Nam

đang tham dự cuộc họp lần thứ 4 của Hội đồng Thương mại Việt Nam - Ấn Độ được tổ chức tại Hà Nội, Thủ tướng cho rằng hai bên cần nỗ lực thúc đẩy hơn nữa các quan hệ thương mại, đầu tư hợp tác cĩ hiệu quả trên nhiều lĩnh vực khác. Ấn Độ sẵn sàng hỗ trợ vốn, các thiết bị khoa học cơng nghệ và chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trên những lĩnh vực Ấn Độ cĩ thế mạnh và Việt Nam cần để phát triển. Cũng nhân chuyến thăm này, Thủ tướng A. B. Vajpayee đã mở bảng khai trương Cơng ty Ranbaxy (liên doanh sản xuất tân dược) và chứng kiến lễ ký kết một số thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước về giao thơng vận tải và dầu khí [13,tr.296]. Những tuyên bố và cam kết trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ A. B. Vajpayee cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, hứa hẹn sẽ đưa quan hệ thương mại giữa hai nước bước sang một trang mới với những thành quả đáng mong đợi.

Với chính sách và tinh thần nhất quán, hai năm đầu thế kỷ XXI, 2001-2002, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ đã liên tục tăng lên đạt 231, 5 triệu USD; năm 2002 tăng lên 375 triệu USD. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì mối quan hệ thương mại – kinh tế vẫn chưa tương xứng với sự phát triển về chính trị - ngoại giao, văn hĩa – xã hội. Trên thực tế, sự mất cân bằng trong cán cân thương mại giữa hai nước được phản ánh khá rõ nét khi Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng nhập siêu từ Ấn Độ. Sự thiếu hiểu biết đầy đủ về thị trường của nhau, cách thức tiếp cận vào thị trường Ấn Độ, tiếp nhận đầu tư của Việt Nam, các doanh nghiệp Ấn Độ cịn chú trọng nhiều vào các dự án trong nước,… là những nguyên nhân chính yếu gây cản trở sự phát triển mối quan hệ kinh tế của hai nước.

Từ lúc Việt Nam giành được độc lập hồn tồn, phát triển mối quan hệ bạn bè truyền thống và bắt đầu thiết lập, đặt quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, Ấn Độ là một trong những đối tác sớm đã đầu tư vào thị trường Việt Nam ở các lĩnh vực thăm dị, khai thác dầu khí, chế biến nơng lâm sản, sản xuất tân dược,… Trong đĩ dự án thăm dị và khai thác dầu khí Nam Cơn Sơn là dự án lớn nhất với tổng số vốn đầu tư 238 triệu USD. Theo lời của Thủ tướng Ấn Độ thì liên doanh dầu khí tại Việt Nam là một trong những liên doanh lớn nhất và thành cơng nhất của Ấn Độ ở nước ngồi [10,tr.324]. Bên cạnh Liên doanh, các cơng ty Nagarijuma, KCP, Kajsheer đã xây dựng nhà máy đường với 100% vốn của Ấn Độ

ở Long An, Phú Yên, Trà Vinh. Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2001, tổng số vốn đăng ký của Ấn Độ năm 2001 là 583 triệu USD, đứng thứ 17 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tính đến hết năm 2002, Ấn Độ đã cĩ 14 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn là 350 triệu USD và cĩ 70 văn phịng đại diện tại Việt Nam. Ngồi ra, hàng năm cĩ hơn hàng trăm suất học bổng của Chính phủ Ấn Độ dành cho sinh viên Việt Nam, viện trợ khơng hồn lại hàng triệu USD giúp Việt Nam xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.

Với quyết tâm thực hiện nội dung thứ 5 trong Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ năm 2003 về nâng cao quan hệ hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực cụ thể: “1- Trong lĩnh vực thương mại, hai bên cam kết đa dạng hĩa các mặt hàng xuất khẩu, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại. Hai bên nhất trí thực hiện các biện pháp ưu đãi thuế quan cho nhau phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế, nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại giữa hai nước; 2-Trong lĩnh vực đầu tư và tư vấn quản lý, hai bên cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hai nước mở rộng đầu tư và quản lý kinh doanh sang các lĩnh vực như: dầu khí, hĩa chất, phân bĩn, điện lực, cơng nghệ thơng tin,… 3-Nhằm hỗ trợ cho sự hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước trên tinh thần anh em, nước Cộng hịa Ấn Độ cam kết tiếp tục cung cấp ở mức cao nhất cĩ thể tín dụng ưu đãi về viện trợ khơng hồn lại cho Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam…”, bước đi tạo đà cho quá trình thực hiện này là vào tháng 12/2003, Việt Nam đã đồng ý tham gia Hội chợ thương mại và cơng nghệ quốc tế Ấn Độ tại Kolkata với tư cách là nước đối tác. Cùng với việc đảm bảo thực hiện tốt chương trình 3 năm, Việt Nam đã đưa việc tham gia hội chợ này vào chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2003 (ngồi kế hoạch chuẩn bị trước) và đã chi một khoản ngân sách hơn 80.000 USD để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia[43,tr.53]. Đây là hội chợ mà Việt Nam tham gia với quy mơ cĩ thể nĩi là lớn nhất tính tới thời điểm đĩ, đĩng vai trị xúc tiến mạnh mẽ chiến lược phát triển quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Những năm đầu thế kỷ XXI, theo thống kê, các mặt hàng chủ yếu của Ấn Độ xuất sang Việt Nam bao gồm các sản phẩm y dược, hĩa chất đã qua chế biến, dầu ăn, các sản phẩm nhựa và thảm trải, máy và cơng cụ máy, các sản phẩm được chế biến từ cao su trừ giầy da, hĩa chất hữu cơ và vơ cơ, hĩa chất sử dụng trong nơng

nghiệp, các sản phẩm trong ngành hàng hải, sợi bơng, thép chế biến hay sơ chế. Những mặt hàng Việt Nam xuất sang Ấn Độ gồm: gia vị, các sản phẩm điện tử, chè, tinh dầu và các chế phẩm trang điểm, cao su thiên nhiên, kim loại màu, các sản phẩm và nguyên liệu hĩa chất[7,tr.142]. Nhìn chung, quan hệ kinh tế trong những năm này giữa Việt Nam - Ấn Độ vẫn chưa cĩ bước khởi sắc đáng kể, chưa đáp ứng được mong muốn của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước.

Năm 2006, Chương trình 3 năm hồn thành và đạt được những thành tựu to lớn. Nếu như năm 1995 kim ngạch mậu dịch giữa Việt Nam - Ấn Độ mới đạt 75 triệu USD, thì đến năm 2006 đạt trên 1 tỷ USD. Như vậy tốc độ tăng bình quân hằng năm là 20%. Đây là con số rất ấn tượng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh như vậy khi trả lời phỏng vấn các nhà báo Việt Nam và Ấn Độ trước chuyến thăm Ấn Độ năm 2007. Đầu tư trực tiếp (FDI) của Ấn Độ vào Việt Nam cũng cĩ chuyển biến lớn. Năm 2006, các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 580 triệu USD, đến tháng 2/2007, việc Tập đồn Essar ký thỏa thuận đầu tư dự án sản xuất thép nĩng tại Bà Rịa – Vũng Tàu trị giá 527 triệu USD đã đưa Ấn Độ vào nhĩm 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam và Việt Nam trở thành nước nhận FDI lớn nhất của Ấn Độ trong khối ASEAN. Trong năm 2006, nhiều tập đồn lớn khác của Ấn Độ như Tata, ONGC, Reliance, Gail, Infosys… cũng đang quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng nhà máy luyện thép, hĩa dầu, cơng nghệ thơng tin, viễn thơng… tại Việt Nam.

Năm 2007, nhờ việc đảm bảo thực hiện nội dung hợp tác kinh tế thương mại, kinh tế, đầu tư,… trong Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ, quan hệ chính trị - ngoại giao được nâng lên một tầm cao mới đã thúc đẩy mạnh mẽ, chứng kiến những bước phát triển đột phá trong quan hệ thương mại song phương giữa hai nước. Theo đĩ, Thủ tướng Ấn Độ khẳng định cam kết của Ấn Độ hỗ trợ Việt Nam thơng qua viện trợ và cung cấp tín dụng ưu đãi cho những lĩnh vực cĩ tầm quan trọng thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trên cơ sở những nhu cầu mà phía Việt Nam đưa ra ở những thời kỳ khác nhau. Nhận thấy sự liên kết kinh tế chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Ấn Độ cĩ thể gĩp phần vào việc chuyển đổi khu vực châu Á rộng lớn hơn thành một “Vịng cung Lợi thế và Thịnh vượng” từ đĩ thúc đẩy tăng trưởng và ổn định, hai nhà lãnh đạo hoan nghênh những

nỗ lực nhằm sớm hồn tất Hiệp định Thương mại tự do Ấn Độ-ASEAN [68]. Ngồi ra, hai bên thỏa thuận tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước hợp tác kinh doanh, hài lịng ghi nhận thương mại hai chiều tăng trưởng vững chắc và quyết tâm tiến hành các biện pháp nhằm nâng tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước lên hai tỷ USD vào năm 2010.

Thương mại song phương đạt mức 1,536 tỉ USD đồng thời, năm 2007 đánh dấu một bước chuyển lớn trong đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam: Tháng 2-2007, Tập đồn ESSAR đã ký Thỏa thuận đầu tư một dự án thép cán nĩng tại Bà Rịa- Vũng Tàu trị giá 527 triệu USD; tháng 5-2007, Tập đồn TATA đã ký Bản ghi nhớ (MOU) với Tổng Cơng ty Thép Việt Nam để nghiên cứu xây dựng Nhà máy Thép liên hợp Hà Tĩnh, khai thác mỏ sắt Thạch Khê với cơng suất 4,5 triệu tấn thép/năm. Hai dự án này đã đưa Ấn Độ vào nhĩm 10 nước đầu tư lớn nhất Việt Nam và Việt Nam trở thành nước nhận đầu tư lớn nhất của Ấn Độ trong các nước ASEAN [7,tr.95].

Những năm qua, thương mại Việt Nam - Ấn Độ khơng ngừng tăng trưởng, đặc biệt từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược tháng 7/2007. Tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước liên tục tăng, đạt 2,483 tỉ USD năm 2008, 1,955 tỉ USD năm 2009 và 2,754 tỉ USD năm 2010 (tăng 34% so với năm 2009), trong đĩ Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ 992 triệu USD, tăng 136,2%, nhập khẩu 1.762 triệu USD, tăng 7,7% so với năm 2009. Năm 2011, kim ngạch song phương ước đạt 3,7 tỉ USD, trong đĩ Việt Nam xuất khẩu 1,5 tỉ USD và nhập khẩu 2,2 tỉ USD[75]. Trong đĩ, Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ chủ yếu là cà phê, than đá, hạt tiêu, quế hồi, cao su, hàng điện tử, giày dép, sắt thép, máy tính, hĩa chất... Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chính năm 2010 gồm: than đá 78,67 triệu USD, cao su và sản phẩm từ cao su: 76,87 triệu USD, sắt thép các loại và sản phẩm từ sắt thép: 76,03 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 67,12 triệu USD; máy mĩc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác: 61,15 triệu USD… Điều quan trọng là hàng hĩa xuất khẩu của Việt Nam đã dần tìm được chỗ đứng trên thị trường Ấn Độ với 1,2 tỉ dân, từ đĩ giảm dần mức nhập siêu từ 1,7 tỉ USD năm 2008 xuống 1 tỉ USD năm 2009, 770 triệu USD năm 2010 và ước cịn 700 triệu USD năm 2011. Việt Nam trở thành nước nhập khẩu lớn thứ 10 của Ấn Độ vào năm 2008. Các mặt hàng nhập

khẩu của Việt Nam chủ yếu là thiết bị, phụ tùng, dụng cụ y tế, dược phẩm, thực phẩm, dệt bơng, linh kiện máy tính, hàng tiêu dùng, thức ăn gia súc, nguyên liệu, sắt thép, kim loại, chất dẻo, tân dược, máy mĩc thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may, nguyên phụ liệu dược phẩm, hĩa chất, thuốc trừ sâu [75]...

Quyết tâm nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược dựa trên nền tảng quan hệ truyền thống quý báu và tin cậy lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là cải thiện kim ngạch thương mại song phương trong vịng hơn 10 năm qua đã thực sự phát huy hiệu quả, tăng trưởng nhanh chĩng (xem phụ lục 4).

Năm 2010 đã cĩ nhiều đồn của Ấn Độ sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đầu tư: Đồn của Phịng Thương mại Ấn Độ (ICC) và 8 doanh nghiệp hàng đầu của Kolkata, Đồn của Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu sản phẩm dệt, sợi bơng Ấn Độ (TEXPROCIL) và 16 doanh nghiệp hội viên, Đồn của Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Hàng hĩa và Sản phẩm cùng họ với Hĩa chất Ấn Độ (CAPEXIL) và 15 doanh nghiệp, Đồn của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam Ấn Độ (IVCCI), Đồn của đồn các Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Ấn Độ (FICCI), Đồn của Liên đồn Cơng nghiệp Ấn Độ (CII)…

Với chính sách hướng Đơng, Ấn Độ đang mở rộng, đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư vào Việt Nam. Liên tục trong những năm gần đây, nhiều đồn doanh nghiệp Ấn Độ đã đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư. Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam và Ấn Độ đã đạt mức khá cao. Các doanh nghiệp Ấn Độ xem Việt Nam là trung tâm để đi đến tất cả các nước trong ASEAN.Do kinh tế Ấn Độ phát triển mạnh, các cơng ty Ấn Độ đã đầu tư ra nước ngồi nhiều hơn. Trong năm tài chánh 2010-2011 vừa qua, đầu tư ở nước ngồi nhảy vọt 144%, lên tới 43,9 tỷ USD, so với 18 tỷ USD của năm 2009-2010 [76]. Lĩnh vực đầu tư nhiều là cơng nghệ cao, chế biến nơng sản, sức khỏe…

Bên cạnh đầu tư mạnh và thị trường Việt Nam nhằm phát triển thương mại song phương hai nước, Ấn Độ cịn viện trợ và hỗ trợ Việt Nam đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Các khoản tín dụng ưu đãi mà Chính phủ Ấn Độ dành cho Việt Nam được sử dụng hiệu quả . Những năm gần đây , Chính phủ Ấn Độ đã giúp Việt Nam xây dựng Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cơng nghê ̣ thơng tin và truyền thơng Việt Nam - Ấn Độ, là quà tặng của Chính phủ Ấn Độ dành cho

nhân dân Việt Nam . Trung tâm đươ ̣c xây dựng đồng bộ và hiện đại với các phịng nghiên cứu và học tập như : phịng học trực tuyến và thư viện số , phần mềm hệ thống và mạng dữ liệu , cơng nghệ web, thư viện với trên 11.000 đầu sách và phịng tư vấn cơng nghê ̣ thơng tin [75]. Ngồi ra, hàng năm Chính phủ Ấn Độ dành cho Việt Nam trên 100 suất học bổng, trong đĩ cĩ 14 suất theo học các khĩa dài hạn của Chương trình trao đổi văn hĩa CEF, số cịn lại theo các khĩa ngắn hạn của Chương trình hợp tác kỹ thuật và kinh tế ITEC để theo học các chuyên ngành: kinh tế, thương mại, cơng nghệ sinh học, cơng nghệ thơng tin, y tế, năng lượng hạt nhân...

Hơn 10 năm tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược, mối bang giao trên lĩnh vực kinh tế giữa Việt Nam - Ấn Độ đã cĩ sự chuyển biến mạnh mẽ, cĩ bước đột phá và ngày càng đạt được những kết quả ngồi mong đợi. Đĩ cũng là những tiền đề quan trọng và là triển vọng to lớn cho việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nền kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao của thế giới và cĩ chế độ chính trị ổn định này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (giai đoạn 2001 - 2011 (Trang 59)