Tác động của tình hình mỗi nước

Một phần của tài liệu Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (giai đoạn 2001 - 2011 (Trang 33)

6. Bố cục của đề tài

1.3.2.Tác động của tình hình mỗi nước

1.3.2.1. Tình hình Ấn Độ

Về kinh tế, Ấn Độ cĩ lịch sử phát triển lâu đời, tuy nhiên trải qua thời kỳ cận đại với sự cai trị của thực dân Anh đã khiến cho nền kinh tế Ấn Độ luơn nằm trong trạng thái bị đình trệ. Hậu quả của một quốc gia phụ thuộc nặng nề vào nơng nghiệp, bị kiềm hãm tăng trưởng trong hơn 200 năm bị đơ hộ vẫn tiếp tục tác động

đến những tỷ lệ tăng trưởng của quốc gia này trong ba thập kỷ sau khi giành được độc lập (từ thập niên 50 đến thập niên 80). Trong những năm 80, Ấn Độ đã rất nỗ lực trong việc thi hành mơ hình “cơng nghiệp hĩa tự lực tự cường” nhằm tránh phụ thuộc vào các cường quốc bên ngồi theo tiêu chí ý thức hệ trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh. Mơ hình đĩ đã giúp Ấn Độ đạt được nhiều khởi sắc về cơng nghiệp nặng, cơng nghiệp tiêu nhẹ. Đặc biệt, cơng cuộc giải quyết nạn đĩi ở nơng thơn, thành thị được Ấn Độ thực hiện rất thành cơng thơng qua các cuộc “Cách mạng Xanh” (tăng năng suất cây trồng) và “Cách mạng Trắng” (tăng sản lượng sữa) [65,tr.87-88]. Tuy nhiên, do đặc tính “tự lực tự cường” theo hướng đĩng cửa để dựa vào nội lực là chính nên nền kinh tế Ấn Độ trở nên thiếu năng động: mức độ bảo hộ mậu dịch cao, trong khi xuất khẩu hạn chế, dẫn đến nguồn thu ngoại tệ khơng đảm bảo, khu vực tư nhân bị thu hẹp [35,tr.680]. Đến cuối thập kỷ 80, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng kinh tế như một xu thế tất yếu.

Thế nhưng, chính cuộc khủng hoảng kinh tế đĩ đã “tạo ngịi nổ” cho cuộc Cải cách kinh tế “thần kỳ” của Ấn Độ năm 1991 [69,tr.14]. Bằng sự thay đổi về tư duy, chấm dứt thời kỳ khép kín, Ấn Độ tiến hành cơng cuộc mở cửa nền kinh tế cùng các biện pháp tự do hĩa thị trường, cắt giảm thế quan và tạo điều kiện tối đa cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Cơng cuộc cải cách kinh tế này được hỗ trợ bởi tình hình thế giới thời kỳ kết thúc Chiến tranh Lạnh, khi các rào cản thương mại mang tính ý thức hệ giữa các quốc gia trên thế giới dần bị gỡ bỏ. Đây là một thuận lợi lớn giúp hoạt động ngoại thương của Ấn Độ phát triển từ 21% GDP lên đến 33% GDP trong một thập kỷ, cùng dịng vốn đầu tư vào Ấn Độ tăng mạnh từ 559 triệu USD năm 1992 lên đến 6 tỷ USD năm 2002 [35,tr.681] và năng suất lao động tăng gấp đơi. Được xem là một trong năm quốc gia cơng nghiệp hĩa mới phát triển BRICS, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, Ấn Độ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trung bình 8%/ năm và được dự báo sẽ vượt cả các nền kinh tế quy mơ hàng đầu thế giới là Nhật Bản và Đức trong vịng 40 năm tới [7,tr.260]. Một nền kinh tế phát triển ấn tượng và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới chính là cơ sở vững chắc để Ấn Độ phát huy tối đa các tiềm lực cịn lại, xây dựng hình ảnh một cường quốc đang lên và mở rộng ảnh hưởng của mình ra bên ngồi. Quy mơ kinh tế ngày càng lớn buộc Ấn Độ phải tăng cường hợp tác với các

khu vực lân cận, đặc biệt là những khu vực cĩ tốc độ tăng trưởng cao và các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới, nhằm đảm bảo những mục tiêu phát triển bền vững.

Về dân số, Ấn Độ là nền kinh tế cĩ dân số hơn 1,2 tỷ người, đứng thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc [7,tr.226]. Mặc dù dân số đơng khiến cho Ấn Độ phải đầu tư cho các chính sách giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội, nhưng quy mơ dân số của Ấn Độ giúp cường quốc này đạt được lợi thế vượt trội về lực lượng lao động trẻ. Nhờ những chính sách nơng nghiệp được cải cách đồng loạt và các chính sách giáo dục tập trung cĩ trọng điểm vào các lĩnh vực mũi nhọn như cơng nghệ thơng tin và dịch vụ, Ấn Độ đã tạo được một đội ngũ lao động chất lượng cao, cĩ khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt và tiếp thu kiến thức nhanh chĩng. Đội ngũ này lại đang trong thời kỳ “tăng trưởng vàng” của Ấn Độ (một nửa dân số Ấn Độ dưới 25 tuổi vào năm 2007) [69,tr.25] với dự báo hơn 6,2 triệu sinh viên tốt nghiệp mỗi năm vào năm 2010 [35,tr.677], khiến cho nền kinh tế tri thức của Ấn Độ cĩ sức cạnh tranh hơn hẳn so với các cường quốc khác trong tương lai. Cần lưu ý rằng tiềm lực dân số của Ấn Độ khơng chỉ nằm bĩ hẹp trong phạm vi quốc gia, mà cịn mở rộng ra các cộng đồng người Ấn ở khắp nơi trên thế giới.

Tốc độ và quy mơ dân số cũng là những tác nhân ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại của cường quốc này trong việc đảm bảo các nhu cầu thiết yếu như lương thực, năng lượng, việc làm v.v. Với hơn 1 tỷ dân trên diện tích 3,3 triệu km2 (bằng 1/3 diện tích Trung Quốc – nền kinh tế đơng dân nhất thế giới), Ấn Độ phải tìm kiếm các đối tác quan trọng để giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh con người trong tương lai gần. Thêm vào đĩ, dân số đơng khiến cho những địi hỏi về tiêu chuẩn sống, chất lượng xã hội ngày càng đa dạng. Sự gia tăng về nhu cầu của một nền kinh tế cĩ quy mơ dân số khổng lồ là nhân tố tạo áp lực lên chính sách đối ngoại của Ấn Độ, buộc cường quốc này phải nhanh chĩng mở rộng phạm vi hợp tác cĩ hiệu quả ra bên ngồi.

Về khoa học cơng nghệ, do quy mơ dân số dẫn đến những nhu cầu cấp thiết trong việc củng cố nền kinh tế, nên Ấn Độ buộc phải phát triển về cơng nghệ với nhiều thành tựu trong các lĩnh vực then chốt như nơng nghiệp, cơng nghệ thơng tin, năng lượng, quốc phịng v.v. Trong đĩ, cơng nghiệp phần mềm và cơng nghệ thơng tin đang là ngành cơng nghiệp được đầu tư trọng điểm của Ấn Độ. Với định hướng

phát triển kinh tế dựa trên nền tảng phổ quát cơng nghệ thơng tin và xây dựng một đội ngũ kỹ sư phần mềm mạnh, Ấn Độ đang hướng đến mục tiêu hồn tất cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành này mang tầm vĩc quốc tế vừa để phục vụ nhu cầu trong nước, vừa trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Thập niên 90 đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng liên tục trên 50% mỗi năm, từ chỉ 195 triệu USD vào giai đoạn 1990 – 1991 đã đạt đến 6,3 tỷ USD năm 2000 – 2001. Xuất khẩu phần mềm cĩ giá thành rẻ, chất lượng cao, cơng nghệ tiên tiến, sử dụng tiếng Anh làm ngơn ngữ giao tiếp phổ biến, cập nhật linh hoạt, cĩ nền tảng cơ sở thơng tin được đầu tư kỹ, nhiều cơ sở đào tạo quy mơ và khả năng tư duy hiệu quả của các kỹ sư người Ấn – là 8 thế mạnh chính được Ấn Độ cơng khai khẳng định với thế giới trong chiến lược phát triển của mình [41,tr.172-175]. Cơng nghiệp phần mềm với những lợi thế đĩ sẽ nhanh chĩng trở thành mặt hàng thiết yếu, phù hợp với nhu cầu của các nước đang phát triển, giúp Ấn Độ tạo thêm khả năng cạnh tranh về kinh tế và cơng nghệ đối với những cường quốc bên ngồi.

Ngồi ra, Ấn Độ cịn những ưu thế cơng nghệ khác trong lĩnh vực nơng nghiệp. Trong đĩ, thành tựu lớn nhất của Ấn Độ là sự phát triển về sản lượng nơng nghiệp trong hai cuộc “Cách mạng Xanh” và “Cách mạng Trắng” thơng qua các biện pháp tổng hợp với vai trị xúc tác rất lớn của các phương thức tăng năng suất cây trồng và chất lượng bị sữa. Thành tựu này giúp Ấn Độ giải quyết được các vấn đề về nạn đĩi vốn là thử thách suốt 3 thập kỷ đầu của một nền kinh tế với quy mơ dân số quá lớn. Trong những năm từ 1951 đến 1971, Ấn Độ phải nhập khẩu 50 triệu tấn lương thực thì chỉ đến đầu thập niên 80, Ấn Độ đã tự túc được về lương thực. Sản lượng cơng nghiệp tiếp tục tăng, đến giai đoạn Cải cách kinh tế, Ấn Độ đạt đến sản lượng 196 triệu tấn và biến lương thực trở thành mặt hàng xuất khẩu [24,tr.87]. Đến năm 2011, Ấn Độ đạt kỷ lục với sản lượng lương thực chạm mức 245 triệu tấn, dự trữ được 29 triệu tấn gạo [29,tr.268]. Quá trình ứng dụng các biện pháp tổng hợp giữa cơng nghệ và chính sách kích thích sản xuất nơng nghiệp của Ấn Độ là một phương thức quan trọng cho các nước đang phát triển trong việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Tuy nhiên, với tốc độ tăng dân số hiện tại, Ấn Độ vẫn phải tiếp tục tìm kiếm và tăng cường quan hệ với những đối tác cĩ khả năng xuất khẩu lương thực ổn định với năng suất cao.

Những yêu cầu khác đối với an ninh năng lượng, quốc phịng và sự cạnh tranh với các cường quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng ra các khu vực chiến lược trên thế giới cũng địi hỏi Ấn Độ phải đầu tư vào khoa học quân sự. Là một nền kinh tế quy mơ lớn, Ấn Độ được dự báo sẽ cĩ nhu cầu năng lượng tăng nhanh đến mực kỷ lục, đứng thứ hai trên thế giới trong tương lai gần, chỉ xếp sau Trung Quốc. Do đĩ, ngay từ năm 1948, Ấn Độ đã cĩ kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân. Hiện nay, Ấn Độ đã cĩ 20 nhà máy điện hạt nhân và sẽ xây mới thêm 34 nhà máy nữa trong thời gian tới [68,tr.3]. Cần lưu ý rằng cơng nghệ hạt nhân của Ấn Độ đan từng bước được “thân thiện hĩa” với các nguyên liệu “sạch” nhằm giảm thiểu những sự cố cĩ thể gây ra những thàm họa lớn về mơi trường. Thêm vào đĩ, để giải quyết vấn đề năng lượng, Ấn Độ cũng phải đẩy mạnh các hoạt động quốc phịng nhằm thắt chặt quan hệ, đảm bảo an ninh với các khu vực cĩ trữ lượng dầu chiến lược cho Ấn Độ và các tuyến đường vận chuyển dầu đi qua Ấn Độ Dương. Với nhu cầu đảm bảo an ninh hàng hải, Ấn Độ rất chú trọng đến việc tăng cường lực lượng hải quân quy mơ lớn, thực hiện chiến lược “kiểm sốt Ấn Độ Dương”. Đến năm 2004, Ấn Độ cơng bố học thuyết biển với việc mở rộng ảnh hưởng từ Ấn Độ Dương sang khu vực eo Malacca của Đơng Nam Á, tạo bàn đạp để tiến sang Thái Bình Dương [68,tr.11-12]. Với nhu cầu ngày càng tăng trong việc kiểm sốt một tuyến đường biển dài và đang dần mở rộng sang Châu Á, Ấn Độ đã đĩng mới nhiều tàu chiến cao tốc được trang bị tên lửa biển đối biển, biển đối khơng, cùng nhiều hạm đội với các đơn vị trụ cột là tàu sân bay và tàu ngầm cĩ trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân [24,tr.84]. Là một trong những cường quốc của thế giới với nhiều thách thức về an ninh, nhu cầu phát triển cơng nghệ quân sự là nhu cầu thiết yếu của Ấn Độ. Nhu cầu đảm bảo an ninh và mở rộng ảnh hưởng trên tuyến hàng hải quốc tế trọng yếu nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương địi hỏi Ấn Độ ngồi những nỗ lực tự thân về tiềm lực quốc phịng cịn phải nhanh chĩng xây dựng được hệ thống các mối quan hệ đối tác chiến lược với những quốc gia cĩ vị trí địa chính trị trọng yếu trên tuyến đường đĩ.

Nhìn chung, là một cường quốc mới nổi với nhiều thách thức lớn trong việc đảm bảo những mục tiêu phát triển bền vững về đối nội và các điều kiện để gia nhập cuộc chơi vừa hợp tác vừa cạnh tranh với các cường quốc khác trong khu vực, Ấn Độ phải tập trung tìm kiếm những đối tác cĩ quy mơ thị trường lớn, cĩ nhiều

tiềm năng phát triển kinh tế, khoa học cơng nghệ, cĩ nguồn tài nguyên đa dạng với trữ lượng lớn (đặc biệt là dầu mỏ và lương thực) và sở hữu vị trí địa – chính lược quan trọng trên tuyến hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

1.2.2.2. Tình hình Việt Nam

Về kinh tế, Việt Nam cũng cĩ xuất phát điểm gắn chặt vào nơng nghiệp lúa nước, chịu sự kiềm hãm của các một loạt các thế lực thực dân, đế quốc trên thế giới cho đến năm 1975 mới chính thức giành được sự thống nhất trên phạm vi tồn quốc, bắt đầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ . Nhưng giai đoạn 10 năm sau khi giành độc lập (1975 – 1985) được xem là một giai đoạn hết sức khĩ khăn của nền kinh tế Việt Nam với tình trạng quan liêu, bao cấp đã làm cho nền kinh tế trì trệ với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 2%/ năm. Trước năm 1986, Việt Nam đi theo mơ hình lý luận cũ, mang tính ý thức hệ của khối XHCN: khơng thừa nhận nền kinh tế thị trường vì đĩ là sản phẩm riêng cĩ của CNTB, đối lập với CNXH. Mơ hình kinh tế kế hoạch hĩa, tập trung bao cấp được xem là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế XHCN, và chính mơ hình này đã làm giảm đi sức cạnh tranh, tính năng động của nền kinh tế với sự mở rộng các cơ chế quản lý thắt chặt, quan liêu và khơng hiệu quả [33,tr.53]. Phải đến năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối Đổi mới dựa trên sự thay đổi về tư duy với ba trụ cột: chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hố tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường; phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với sự gia tăng vai trị của các đơn vị kinh tế phi nhà nước; tiến hành mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Sau hơn 25 năm thực hiện cơng cuộc Đổi Mới, nền kinh tế Việt Nam luơn duy trì được tốc độ tăng trưởng gần gấp đơi các theo từng giai đoạn 5 năm trước đĩ: giai đoạn 1986 – 1990 đạt 3,9%/ năm so với 2%/ năm trong giai đoạn 1980 – 1985, giai đoạn 1991 – 1995 đạt 8,2%/ năm và tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trung bình là 7,4%/ năm trong các giai đoạn từ 1991 đến 2009 [13,tr.61]. Với tốc độ phát triển kinh tế năng động được song hành cùng một nền chính trị ổn định cĩ nhiều chính sách tích cực cả về đối nội lẫn đối ngoại, Việt Nam nhanh chĩng trở thành điểm đến hấp dẫn của các luồng đầu tư trên thế giới. Kể từ sau Đại hội Đảng lần X (2006), với chủ trương tích cực và chủ động trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thu hút được làn sĩng đầu tư trực tiếp

(FDI) với mức tăng trưởng vượt bậc so với các giai đoạn trước. Trong đĩ số vốn FDI đăng ký năm 2007 đạt 21,34 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với năm 2006. Đến năm 2008, số vốn đăng ký FDI tăng gấp 3 lần năm 2007, đạt 64 tỷ USD [13,tr.75]. Là một nền kinh tế “trẻ” (chỉ phát triển về thực chất kể từ năm 1986) với tốc độ tăng trưởng cao, Việt Nam cần phải mở rộng hợp tác nhằm tiếp thu nhiều kinh nghiệm phát triển bền vững ở các quốc gia cĩ điều kiện tương đồng, đặc biệt là các nước lớn.

Cĩ được một nền kinh tế năng động kết hợp với việc sở hữu vị trí địa chính trị - địa chiến lược ở ngay trọng điểm của tuyến hàng hải trọng yếu nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Việt Nam trở thành “điểm nĩng” trong chính sách cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn. Hầu hết các đối tác lớn hiện nay của Việt Nam đều cĩ một giai đoạn độc chiếm ảnh hưởng, chi phối hoạt động của quốc gia này trong lịch sử. Nhiều quốc gia trong khu vực Đơng Á hiện nay vẫn đang bị cuốn vào quỹ đạo ảnh hưởng của các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc thơng qua các hình thức liên minh, nhận viện trợ ồ ạt, chứng tỏ bản chất quan hệ nước lớn chi phối nước nhỏ vẫn đang tồn tại. Mặc dù khơng chủ trương dựa vào thành kiến lịch sử để quyết định bản chất các mối quan hệ hiện tại, nhưng quá trình lựa chọn đối tác của

Một phần của tài liệu Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (giai đoạn 2001 - 2011 (Trang 33)