Luôn kiên định mục tiêu vì lợi ích dân tộc kết hợp thực hiện nghĩa

Một phần của tài liệu Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh qua hoạt động thực tiễn của Người (1945 – 1969 (Trang 28)

vụ quốc tế và đề cao tính chính nghĩa.

Nói đến phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là nói đến một điều “bất biến” đó là lợi ích dân tộc.Đây luôn là mục đích tối thượng của Người, quyết định và chi phối các mặt hoạt động. Lợi ích dân tộc cũng luôn thống nhất từ trong suy nghĩ tới hành động của Người, bởi có một chân lý rằng “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Tuy nhiên cái cao quý hơn, cái đáng phục hơn khi nói về phong cách tư duy của người cộng sản Hồ Chí Minh đó là Người không chỉ hành động vì mục tiêu độc lập cho riêng dân tộc mình, mà còn kết hợp thực hiện nghĩa vụ quốc tế và đề cao tính chính nghĩa. Lợi ích dân tộc và đoàn kết quốc tế tuy là hai nhưng lại thống nhất là một, vừa là nhiệm vụ quốc gia nhưng vừa là nghĩa vụ quốc tế.Khi củng cố độc lập dân tộc thì sẽ góp phần đoàn kết quốc tế, và đoàn kết quốc tế thì lại tạo điều kiện để giữ gìn độc lập dân tộc. Đó vừa là con người, vừa là nét riêng của chủ tịch Hồ Chí Minh mà ta rất khó có thể tìm thấy ở một vị chủ tịch nào khác trên thế giới, nó trở thành phong cách tư duy riêng mang tên Hồ Chí Minh.

Ngay từ khi còn là một cậu học trò nhỏ, Nguyễn Sinh Cung đã trăn trở về vận mệnh dân tộc và đâu là con đường giải phóng dân tộc khỏi ách lầm than. Lòng yêu nước và khát vọng tìm hiểu những chữ “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” đã thôi thúc chàng thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Trong ba mươi năm bôn ba, không lúc nào Người ngừng nghĩ về dân tộc Việt Nam, chưa bao giờ Người đòi hỏi gì cho riêng mình.“Ở Pháp lúc đó, Hồ Chí Minh dùng hơn 200 bút danh để đấu tranh chính trị. Hồ Chí Minh

29

chưa bao giờ rời bỏ mục tiêu của mình đó là đem lại cho dân tộc mình, trong đó có những người thân của mình, sự tự do, nhân phẩm và quyền được làm chủ” [45] - D.De MisCault, tổng biên tập tạp chí triển vọng Việt Nam – Pháp nhận xét. Giáo sư Vũ Dương Ninh thì tổng kết “nhìn lại 50 năm hoạt động tính từ bản yêu sách của nhân dân An Nam (1919) đến di chúc (1969), các hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh đều nhằm vào mục tiêu cao cả độc lập tự do. Đó là nguyên tắc cơ bản nhất, là điều bất di bất dịch” [31, tr.18]. Trong những ngày đầu độc lập, với vai trò là bộ trưởng ngoại giao, Người phải đấu tranh với thực dân Pháp và Tàu Tưởng. Cuộc đấu tranh này là ví dụ điển hình cho thấy Người kiên định mục tiêu độc lập dân tộc như thế nào. Khi Tàu Tưởng kéo vào miền bắc Việt Nam để giải giáp quân Nhật, Hồ Chí Minh đã hết sức nhân nhượng Tưởng nhiều việc như chấp nhận cho chúng tiêu tiền quan kim mất giá, cung cấp lương thực cho chúng. Song Người kiên quyết không để quân Tưởng can thiệp vào chính quyền, nhằm giữ vững thế hợp pháp của chính quyền. Ngay cả chuyện cung cấp lương thực, Hồ Chủ tịch cũng giữ sự cân bằng giữa nhân nhượng đối thủ và đảm bảo lợi ích dân tộc. Đòi thêm gạo không được, một viên tướng của Lư Hán và Tiêu Văn đã to tiếng hăm dọa “không có gạo thì sẽ dùng vũ lực”. Hồ Chí Minh rất bình tĩnh trả lời đầy kiên quyết “ông muốn làm gì cũng được. Nhưng tôi không thể cho ông gạo nhiều hơn khi nhân dân tôi còn đang chết đói” [28, tr. 46]. Tay này sau đó phải im miệng.

Trong đấu tranh với Pháp, Hồ Chí Minh cũng giữ vững các vấn đề về nguyên tắc là độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.Thời kỳ 1945-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ lâm thời trải qua rất nhiều cuộc đàm phán quan trọng với Pháp.Trong đó, vấn đề mấu chốt và gay cấn nhất là Việt Nam đòi Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập. Trước sau, Pháp vẫn không chấp nhận điều này, Chính phủ Hồ Chí Minh phải ký hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 và tạm ước 14 tháng 9 với sự thừa nhận của Pháp rằng Việt Nam là một quốc gia tự do có chính phủ, có nghị viện và quân

30

đội riêng. Chính sách “hòa để tiến” này cũng vì mục đích tranh thủ khả năng có lợi nhất cho nền độc lập. Đó là sự nhân nhượng có nguyên tắc của Hồ Chí Minh, để tránh cho nhân dân một cuộc đấu tranh với nhiều kẻ thù cùng một lúc, đồng thời để nhân dân có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài dành độc lập hoàn toàn. Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt” [18,tr.319].

Như đã nói ở trên, chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ kiên trì mục tiêu lợi ích dân tộc cho riêng quốc gia mình, mà luôn song hành cùng phong trào cách mạng thế giới và đề cao tính chính nghĩa. Trước 1945, các hoạt động của Người gắn liền với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, là một bộ phận của cách mạng Đông Dương và quốc tế cộng sản. Ngay khi tuyên ngôn độc lập, trong bản thông cáo về chính sách đối ngoại đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã nêu Việt Nam hợp tác thân thiện với các nước Đồng minh và các dân tộc láng giềng Trung Hoa, Khơ me và Lào. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dù gặp nhiều khó khăn, Hồ Chí Minh vẫn chỉ đạo nhân dân ta kiên trì đường lối ngoại giao hòa bình, vận động nhân dân tiến bộ trên thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, xây dựng mặt trận đoàn kết chặt chẽ với ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung, tăng cường quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc. Người luôn đoàn kết quốc tế vững chắc với ba lực lượng là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình thế giới, đặc biệt là phong trào chống chiến tranh của nhân dân các nước đế quốc đang xâm lược Việt Nam. Người đã khẳng định nghĩa vụ quốc tế của cách mạng Việt Nam “nhân dân ta chiến đấu hi sinh chẳng những vì tự do độc lập riêng của mình mà còn vì tự do độc lập chung của các dân tộc và hòa bình trên thế giới” [13, tr. 367], “ta quyết chiến quyết thắng miền Nam chẳng những là vì nhiệm vụ của ta mà còn vì

31

nghĩa vụ của ta đối với cách mạng thế giới” [13, tr. 394]. Chủ tịch Hồ Chí Minh giải đáp nhiều câu hỏi lớn được đặt ra trước các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập “Mỹ lấy chiến trường miền Nam làm thí điểm về chiến thuật, trang bị, vũ khí. Nếu ở miền Nam nó thắng thì nó dùng cách ấy để ăn cướp các dân tộc khác. Nếu chúng ta thắng ở miền Nam tức là chúng ta đã đè được lực lượng xâm lược của Mỹ, đó là ta góp phần vào cách mạng thế giới” [13, tr. 394], “phải tăng cường đoàn kết hữu nghị với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa, tăng cường hữu nghị với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân thế giới vì

lợi ích của hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [11, tr. 190].

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn bày tỏ lòng kính trọng của mình với nhân dân Mỹ, đó là những người thông minh, yêu hòa bình và dân chủ.Nhưng lính Mỹ lại bị đưa đến Việt Nam để giết người và để bị giết. Người đồng cảm với nỗi đau của cha mẹ họ và nhấn mạnh rằng nhân dân Việt Nam sẵn sàng hoan nghênh người Mỹ, nhưng là trong tư cách những kỹ sư, những nhà khoa học, những người yêu chuộng hòa bình chứ không phải là trong tư cách những người lính. Hồ Chí Minh nói “các ông hãy tin tôi khi tôi nói rằng tôi sẽ rất sung sướng được đón tiếp tổng thống Mỹ đến đây một cách hòa bình. Chúng tôi chìa bàn tay hữu nghị ra với bất kỳ quốc gia nào thừa nhận Việt Nam là một nước tự do và độc lập” [15, tr. 199].Có thể nói trong quan hệ quốc tế Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao nhân đạo và chính nghĩa.Ngay cả khi phải tiến hành một cuộc đấu tranh một mất một còn với thực dân để dành độc lập dân tộc, Người luôn tìm kiếm mọi cơ hội đối thoại, đàm phán để có thể tránh một cuộc chiến bạo lực và phi nghĩa. Ngọn cờ độc lập dân tộc được giương cao, tính chính nghĩa ngày càng sáng tỏ, phù hợp với xu thế chung của cách mạng và nguyện vọng của đa số nhân dân thế giới. “Chính vì thế mà xuất hiện mối quan hệ qua lại rất biện chứng mục tiêu độc lập dân tộc ngày càng được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ và sự đồng tình ủng hộ đó đã góp phần đưa cuộc đấu tranh vì độc lập- tự do đến thắng lợi hoàn toàn” [31, tr. 19].

32

Qua những dẫn chứng trên có thể thấy phong cách tư duy của Hồ Chí Minh luôn kiên định những điều đó là độc lập dân tộc, hòa bình cho nhân dân, đoàn kết với phong trào cách mạng thế giới, nỗ lực vì hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc và luôn đề cao tính chính nghĩa. Tư duy ngoại giao này không chỉ bắt nguồn từ truyền thống ngoại giao hòa hiếu của cha ông mà còn phù hợp với xu thế và ước muốn của nhân loại, và chính đường lối này đã tạo nên sức mạnh lớn hơn bởi có sự kết hợp giữa dân tộc và thời đại.Xin trích lời của ông H.Boumedien, Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Algerie khi đọc lễ tang Hồ Chí Minh để khẳng định thêm một lần nữa rằng Hồ Chí Minh luôn kiên định mục tiêu vì lợi ích dân tộc kết hợp với lợi ích quốc tế và đề cao tính chính nghĩa. Ông H.Boumedien nói “Người mất đi là thế giới thứ ba mất một con người dũng cảm, vì cuộc đời chiến đấu của Người cũng là cuộc chiến đấu của tất cả các dân tộc bị áp bức châu Phi, của Palestine, của Việt Nam, của châu Á để dành lại phẩm cách và danh dự” [44, tr. 33].

2.1.2 Phong cách tƣ duy độc lập tự chủ

Một nét đặc sắc trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ. Độc lập tự chủ trong đánh giá tình hình để luôn có cái nhìn mới mẻ, trong sáng, vượt qua được mọi khuôn sáo, khước từ sự sao chép, rập khuôn giáo điều cứng nhắc trên con đường truy tìm bản chất sự vật. Và độc lập tự chủ trong xác định chính sách đối ngoại cũng như thực tiễn hoạt động ngoại giao.

Ngay từ đầu, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chính sách đối ngoại độc lập tự chủ. Để có được điều đó, trước tiên là phải có tư duy và phương pháp độc lập, khoa học trong việc phân tích, nhận thức thời cuộc, tỉnh táo để thấy chuẩn xác thời cơ và thách thức, đâu là xu hướng chủ yếu của quan hệ quốc tế và chính sách của các nước trong từng thời kỳ; chủ động và tự quyết trong việc xác định đúng vị trí, vai trò, lợi ích của Việt Nam trong quan hệ quốc tế nhất là vào những khúc quanh co của diễn biến cục diện thế giới. Giai đoạn 1945 -1946 là giai đoạn đầy khó khăn của nước Việt Nam non trẻ.Trên cương

33

vị là người đứng đầu nhà nước, Hồ Chí Minh phải đối mặt với muôn vàn vấn đề về cả đối nội và đối ngoại. Trong hoàn cảnh phải đối mặt cùng lúc với nhiều kẻ thù (20 vạn quân Tưởng ở phía Bắc, 2,6 vạn quân Anh ở phía Nam, quân Nhật thì chưa được giải giáp và vẫn còn trên đất nước cùng với nhiều lính Pháp). Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” ấy, chủ tịch Hồ Chí Minh đã bình tĩnh sáng suốt đánh giá tình hình và khéo léo khai thác lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ địch để tạm thời tránh được cuộc chiến tranh cho nhân dân và có thời gian xây dựng củng cố chính quyền non trẻ cũng như cùng nhân dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài mà Người biết khó có thể tránh khỏi. Đó là ví dụ điển hình cho thấy rõ phong cách tư duy độc lập của Người.

Năm 1949 khi trả lời các phóng viên nước ngoài về vấn đề Việt Nam có nhận được sự giúp đỡ của nước ngoài hay không, Hồ Chí Minh nói “thắng lợi của Việt Nam sẽ là độc lập và thống nhất thực sự.Chúng tôi bao giờ cũng trông ở sức mình.Chúng tôi không sợ ai cả. Không nước nào có thể thống trị được chúng tôi”[16,tr 1328]. Nói chuyện với hội nghị ngoại giao lần thứ ba năm 1964, Bác căn dặn “các nhà ngoại giao nước ta cần nắm cái gốc, các điểm mấu chốt về chính trị, quân sự, kinh tế, nội chính, ngoại giao của ta là tự lực cánh sinh. Phải hiểu thấu đáo vấn đề này, không thì sẽ siêu vẹo đấy”[11, tr. 14]. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù là bĩ cực nhất, Người vẫn luôn giữ được phong thái độc lập và tự chủ cho mình, từ tư duy tới hành động.

Và cũng chính tư duy độc lập tự chủ đã giúp Hồ Chí Minh cùng Đảng ta chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi giữa hai ngọn sóng Xô - Trung trong thập kỷ 60. Trong bối cảnh các nước xã hội chủ nghĩa chia rẽ, việc giữ được tinh thần độc lập tự chủ là điều vô cùng khó khăn bởi đây là sự đối địch của hai nước xã hội chủ nghĩa lớn, vốn là đồng minh chiến lược của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng đã xác định nhiệm vụ là tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lê nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đảng ta không nghiêng về bên này hay bên

34

kiamà tìm cách phát huy yếu tố tích cực của mỗi bên, giảm bớt sự bất đồng góp vào sự nghiệp đoàn kết quốc tế. Bác rất coi trọng đoàn kết Xô - Trung, không đồng tình với một số việc làm thái quá của ban lãnh đạo Liên Xô, nhưng khi phía Trung Quốc đi quá mức, Bác đã khôn khéo tỏ thái độ không tán thành, giữ vững chính kiến của mình và tiến hành đấu tranh, hành động theo đường lối của Đảng ta đề ra chứ không phải là một chiều theo Trung Quốc hoặc Liên Xô. Với Bác tôn trọng vai trò nước lớn và giữ gìn tình hữu nghị của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam không có nghĩa là nhắm mắt làm theo, từ bỏ lợi ích chính đáng của dân tộc. Không bao giờ Bác từ bỏ nguyên tắc độc lập tự chủ và tỏ ra sợ hãi.Nhờ lập trường độc lập tự chủ này mà các nước xã hội chủ nghĩa và các Đảng cộng sản đều biểu thị sự đồng tình ủng hộ Việt Nam và chi viện có hiệu quả cho cuộc kháng chiến của ta.Đây là thắng lợi của đường lối độc lập tự chủ mà chủ tịch Hồ Chí Minh là người đề ra.

GS.Becna Dam, trường đại học Passau cộng hòa Liên bang Đức hoàn toàn có lý khi chỉ ra rằng “so với Tan Malaka (nhà quốc tế chủ nghĩa Indonesia),Hồ Chí Minh thiết thực hơn và nhận thức sâu sắc hơn về thời cơ cách mạng. Nếu Xucácnô là người truyền giáo khi tiến hành cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Indonesia thì Hồ Chí Minh là người tổ chức, lãnh đạo cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. So với Aungxan (nhà cách mạng Miến Điện) thì Hồ Chí Minh khôn ngoan nhưng hành động thận trọng hơn” [16 ]. Có thể nói chính phong cách tư duy của Hồ Chí Minh - một phong cách độc lập, thiết thực gắn với thực tiễn đất nước và thời đại của Người, đã khiến cho Người nổi bật hơn những nhà cách mạng đương thời đó.

Một phần của tài liệu Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh qua hoạt động thực tiễn của Người (1945 – 1969 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)