Hồ Chí Minh có biệt tài viết ngắn gọn, súc tích, giản dị và chặt chẽ. Trước khi viết, Người luôn nêu nguyên tắc phải đặt câu hỏi: viết cho ai, viết để làm gì, viết cái gì và viết như thế nào. Đặc trưng bao trùm phong cách viết về ngoại giao của Hồ Chí Minh là nội dung rõ ràng, cụ thể, phù hợp với từng đối tượng và luôn hướng tới mục tiêu chung của cách mạng. Đó là giữ độc lập tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia, đề cao tình yêu thương đồng loại và đạo lý.
64
Trong các điện văn đối ngoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày hết sức ngắn gọn theo một trình tự logic rõ ràng, mạch lạc với những lý lẽ hiển nhiên, những lập luận sắc bén, chứng cứ khách quan để làm sáng tỏ lập trường và nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam. Trong “thư gửi tướng Lơ cléc”, Người viết: “Ngài là một đại quân nhân và một nhà đại ái quốc. Ngài đã chiến thắng và chiến thắng anh dũng kẻ xâm lăng nước ngài. Đó là một điều mà thiên hạ - trước hết là người Việt Nam rất khâm phục.Một nhà ái quốc trọng những người ái quốc nước khác.Một người yêu quê hương mình trọng quê hương của kẻ khác.Tôi chắc rằng đó cũng là ý kiến của ngài.Ngài muốn nước Pháp độc lập và thống nhất.Chúng tôi cũng muốn nước Việt Nam độc lập và thống nhất.Ngài và chúng tôi cùng một chí hướng. Lừng danh với những chiến công, ngài lại đi đánh một dân tộc chỉ muốn độc lập, thống nhất quốc gia, và một nước chỉ muốn hợp tác như anh em với nước ngài sao?. Phải chăng đó là một công việc bạc bẽo đau đớn?. Giá thử ngài đánh được chúng tôi đi nữa – đấy là một điều viển vông, vì nếu ngài mạnh về vật chất, thì chúng tôi đây, mạnh về tinh thần, với một chí cương quyết chiến đấu cho tự do của chúng tôi- thì những thắng lợi tạm thời chẳng những không tăng thêm mà lại còn làm tổn thương đến uy danh quân nhân và tư cách ái quốc của ngài. Tôi biết ngài cương trực, thành thực cũng như ngài can đảm. Ngài đã từng tác chiến.có lẽ ngài có thể tạo được hòa bình, một nền hòa bình hợp công lý và xứng đáng, thuận tiện cho hai dân tộc chúng ta, mặc dầu trong hoàn cảnh do kẻ khác gây ra, mà vẫn không dứt tình hữu nghị. Chúng tôi đã nhất quyết ở trong khối Liên hiệp Pháp, cộng tác thành thực với nước Pháp và tôn trọng quyền lợi kinh tế, văn hóa Pháp trong nước chúng tôi. Nhưng chúng tôi cũng nhất quyết chiến đấu đến cùng cho độc lập và thống nhất quốc gia. Tuy nhiên,một sự hòa hợp công lý còn có thể cứu vãn được tình thế. Nước Pháp sẽ không thu được mối lợi gì trong một cuộc chiến tranh thuộc địa” [16, tr. 5,tr.6].
65
Hồ Chí Minh còn dùng cách viết châm biếm, hài hước rất sắc bén. Khi Đại tướng Taylor được cử sang làm đại sứ Mỹ tại miền Nam Việt Nam, Bác viết: Kinh nghiệm chứng tỏ rằng mỗi khi một nước đế quốc phái đại tướng làm đại sứ, đó là triệu chứng một cuộc đại bại. Đại tướng Mỹ Marshall làm đại sứ, tiếp đó là Mỹ - Tưởng đại bại tại Trung Hoa. Đại tướng Pháp Tátxinhi làm “cao uỷ” ở Đông Dương đã dẫn đến Điện Biên Phủ. Đại tướng Taylor sẽ không tránh khỏi số phận đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thường dùng những hình ảnh ví von thay các khái niệm khi viết về các vấn đề quốc tế. Trình bày quan điểm của mình về sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, Hồ Chí Minh viết: “Con sói thống trị cuối cùng đã bị loài thú ăn thịt phát xít Nhật nuốt chửng”[20, tr. 309]. “như một con thú dữ trước khi tắt thở còn gây hại cho người, bọn thực dân Pháp, trước khi cút về nước, đã dâng miền nam nước chúng tôi cho bọn đế quốc Mỹ và bọn này đã cố biến miền Nam nước chúng tôi thành thuộc địa và căn cứ quân sự của chúng” [21, tr. 412]. Chính cách viết giàu hình ảnh này đã tăng sức tố cáo tội ác của thực dân Pháp và lay động trái tim người đọc.
Hồ Chí Minh luôn dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Trong bức điện gửi Bác sĩ Xáctônô, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Inđônêxia, ngày 7 tháng Tám 1957, Chủ tịch Hồ chí Minh dùng những ngôn từ tiếng Việt đơn giản nhưng vẫn thể hiện được thể thức quốc tế và biểu đạt được tình cảm chân thành, nồng hậu: “Tôi rất sung sướng được biết tin Ngài đến thăm nước Việt Nam chúng tôi. Tôi xin tỏ lòng nhiệt liệt hoan nghênh Ngài. Tôi chắc rằng việc Ngài đến thăm Việt Nam sẽ tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Inđônêxia. Tôi chúc Ngài mạnh khoẻ” [19, tr. 279].
Trong Lời kêu gọi “Không có gì quý hơn độc lập tự do” ngày 17 tháng Bảy 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết rất đanh thép: “Giônxơn và bè lũ phải biết rằng: chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để
66
đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. Chúng càng hung hăng thì tội của chúng càng thêm nặng. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn lồng vào một cách tinh tế lời kêu gọi hành động đoàn kết, ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.Tính hành động là một đặc trưng cơ bản trong phong cách viết đối ngoại của Hồ Chí Minh.