kỳ hiện nay
Qua phân tích ở mục trên, chúng ta thấy rõ trong hoàn cảnh hiện nay, Đảng và Nhà nước cũng như mỗi công dân cần thiết vận dụng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh vào thực tiễn. Vậy chúng ta vận dụng những gì từ những đặc điểm phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh để phù hợp với hoàn cảnh thực tế hiện nay?. Để trả lời cho câu hỏi này, theo tác giả cần nhìn nhận dưới hai cấp độ, đó là cấp độ Nhà nước và cấp độ mỗi cá nhân hay chính là vận dụng cho toàn ngành ngoại giao và từng người cán bộ ngoại giao. Bởi để đất nước phát triển, Nhà nước là người đi đầu nhưng cũng cần sự đồng lòng nhất trí và sự đóng góp thiết thực của mỗi người chúng ta bằng hành động cụ thể chứ không thể chỉ bằng những lời nói. Theo đó ở cấp độ Nhà nước, sẽ cần đảm bảo học tập phong cách của Người nhằm hai mục tiêu là nâng cao sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của quốc gia, trong đó sức mạnh vật chất
78
được tác giả hiểu là gồm nội lực về kinh tế và an ninh quốc phòng; sức mạnh tinh thần được hiểu là cái bất biến trong lợi ích dân tộc, là sự đoàn kết toàn dân, cũng như sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới trước con đường chính nghĩa vì độc lập – tự do – hạnh phúc của dân tộc Việt Nam. Dưới góc độ mỗi công dân, theo tác giả cần phải học tập và rèn luyện phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh theo ba phương diện là thái độ, kiến thức và kỹ năng.
Cấp độ Nhà nước
Thứ nhất là xác định cho trúng và kiên trì cái “bất biến” hay nói cách khác chính là lợi ích quốc gia dân tộc. Nếu như trước trong phong cách tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh cái bất biến luôn là quyền độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, thì ngày nay phải chăng cái bất biến với chúng ta là “lợi ích kép”: vừa giữ vững độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ vừa duy trì sự ổn định chính trị - xã hội trong nước và môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước hội nhập quốc tế vững mạnh. Hai vế đó gắn bó mật thiết với nhau, tác động qua lại và là tiền đề của nhau. Nói một cách hình tượng thì hai vế đó giống như hai cánh của một con chim, gẫy cánh nào con chim cũng không bay nổi. Đối với mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo thì giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ luôn là nghĩa vụ thiêng liêng, không bảo vệ được thì không thể nói đến chuyện phát triển kinh tế xã hội được. Ngược lại, không nỗ lực tạo môi trường quốc tế thuận lợi nhất để phát triển đất nước, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia thì cũng không lấy đâu ra “thực lực” và không thể tạo dựng được “vị thế” cần thiết để bảo vệ đất nước. Do đó, trong hoàn cảnh tình hình biến động khó lường thì luôn phải “ứng vạn biến” để bảo vệ trọn vẹn hai mục tiêu. Như một lẽ dĩ nhiên, tư tưởng và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh sẽ luôn là biểu tượng sáng ngời tiếp thêm sức mạnh cho con đường chính nghĩa mà dân tộc ta đã lựa chọn.
Thứ hai là vận dụng bài học phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh xác định sức mạnh vật chất và cả sức mạnh tinh thần, hay nói cách khác đây chính
79
là nội lực hữu hình và vô hình của một quốc gia. Chỉ có song hành hai mục tiêu này mới vận dụng được bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sức mạnh vật chất trước hết nằm ở sức mạnh kinh tế và quốc phòng an ninh. Bên cạnh sức mạnh vật chất, dân tộc ta vốn có những sức mạnh vô hình, nhiều khi còn lớn hơn sức mạnh vật chất.Đó là sức mạnh chính nghĩa, truyền thống yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc. Vốn bị áp bức, đè nén, xâm lược, bao vây, nghèo nàn, nhân dân Việt Nam luôn theo đuổi những mục tiêu chính đáng là độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, có cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc, có quan hệ hợp tác hữu nghị với mọi quốc gia dân tộc trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Tính chính nghĩa của những mục tiêu tạo nên sức mạnh tinh thần, quy tụ ý chí toàn dân tộc, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.Tinh thần yêu nước cháy bỏng và khối đoàn kết dân tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm giữ nước, thường được thể hiện mạnh mẽ mỗi khi đất nước gặp khó khăn thử thách. Và vì thế, trong hoàn cảnh lịch sử đầy biến động này, việc huy động sức mạnh tinh thần dân tộc này là điều rất quan trọng, tạo nên “sức mạnh mềm” để củng cố thếvà lực của đất nước.
Thứ ba là kết hợp mặt trận ngoại giao với mặt trận kinh tế, nâng cao vị thế nước nhà.Nếu trong kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với mặt trận quân sự và chính trị tạo nên thắng lợi, thì nay nhân tố này cũng rất quan trọng trong thời kỳ chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế, ngoại giao tiếp tục tranh thủ tối đa hợp tác với các nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát triển và khắc phục những khó khăn kinh tế xã hội trong nước.
Thứ tư là tiếp tục phát huy truyền thống hòa hiếu dân tộc, nắm vững và giương cao ngọn cờ hòa bình hữu nghị, sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, không gây thù oán với ai, hợp tác phát triển đồng thời nâng cao cảnh giác bảo vệ lợi ích quốc gia. Ngoại giao phải
80
phục vụ cho việc bảo vệ chủ quyền dân tộc, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Phải đặt Việt Nam trong toàn cục thế giới, biết mình, biết rõ đối tác quan hệ để có đối sách đúng, đặc biệt là nắm bắt xu thế của tình hình thế giới, quy luật vận động của thời cuộc là tiền đề cho hoạch định chính sách, xác định phương hướng hoạt động ngoại giao. Thực tiễn mấy chục năm qua cho thấy, chỉ có thể thành công nếu kiên trì đường lối độc lập tự chủ, ra sức huy động sức mạnh và trí tuệ đất nước đi đôi với nỗ lực tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của quốc tế.Đây là chính sách đối ngoại khôn khéo, tạo dựng thế đứng cơ động, linh hoạt, không để bị lợi dụng hoặc rơi vào thế cô lập. Đại hội Đảng XI chỉ rõ “nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”. Các quốc gia tuy chia sẻ một số lợi ích chung song luôn có những lợi ích riêng, nên trong quan hệ quốc tế luôn diễn ra quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh nhưng không nhất thiết lúc nào cũng đưa tới xung đột quân sự. Quan hệ quốc tế của nước ta cũng không phải ngoại lệ.Vấn đề chỉ là xử lý thế nào cặp quan hệ đó cho có lợi nhất với đất nước. Bài học ứng xử mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện trong bối cảnh mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô cho thấy cần hạn chế tới mức tối đa những mâu thuẫn, xung khắc và đối đầu, song song với những cố gắng không mệt mỏi thúc đẩy sự hợp tác với các quốc gia trong khi vẫn giữ thế tự chủ, tuyệt đối không rơi vào thế phụ thuộc. Nếu xảy ra khác biệt hay xung đột lợi ích thì con đường tốt nhất là thông qua đối thoại, thương lượng để giải quyết, vấn đề giữa hai nước thì thông qua kênh song phương, vấn đề liên quan tới nhiều bên thì thông qua kênh đa phương, kể cả các tổ chức khu vực và toàn cầu. Điều này cũng phù hợp với xu thế đa phương trong thế giới ngày nay.Mặt khác cần kiên trì khôn khéo đấu tranh bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình, song cố tránh đi tới xung đột trực diện gây phương hại cho yêu cầu giữa vững môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển. Một nét rất đặc trưng trong truyền thống ngoại giao dân tộc và đặc biệt rõ ở nhà ngoại giao
81
Hồ Chí Minh là tính nhân văn, tức là luôn phân biệt rõ cái thiện cái ác, luôn coi nhân dân các nước xâm lược nước ta là bạn, là đồng minh và rất xa với các biểu hiện dân tộc hẹp hòi, kích động hằn thù mù quáng. Có thể nói phương châm: “thêm bạn bớt thù” của ông cha ta tiếp tục là một công cụ hữu hiệu trong quan hệ quốc tế ngày nay. Như vậy, với vấn đề Biển Đông, đặt trong nhiệm vụ và nguyên tắc này thì xử lý theo hướng phấn đấu cho hòa bình và ổn định, kiên trì biện pháp hòa bình, dựa vào luật pháp quốc tế để đối thoại tìm ra giải pháp, bởi vốn dĩ luật pháp quốc tế là thành quả trí tuệ của xã hội văn minh hiện đại mà tất cả các nước đều phải tôn trọng. Ngoài ra đại hội XI cũng khẳng định thông điệp “Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.Theo thông điệp này, chính sách “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” đã được triển khai một cách toàn diện cả bề rộng và bề sâu.Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với các nước trong đó trọng tâm là các nước láng giềng, khu vực và đối tác lớn.Tiếp tục thể hiện vai trò là thành viên tích cực của ASEAN cũng như các tổ chức khác.
Thứ năm là kiên trì nguyên tắc với vận dụng linh hoạt sách lược theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tức là phải căn cứ vào lợi ích dân tộc và Tổ quốc Việt Nam mà hành động. Đây là vấn đề mang tính chính trị và nghệ thuật cao, vận dụng thành công hay không còn tùy thuộc vào bản lĩnh và trí tuệ của người làm công tác ngoại giao. Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề nhân quyền hết sức phức tạp và nhạy cảm trong khi các lực lượng chống đối sử dụng những thủ đoạn phá hoại ngày càng tinh vi và xảo quyệt hơn, như lợi dụng vấn đề khiếu kiện để đưa ra vấn đề dân chủ, nhân quyền, móc nối với các thế lực ở trong và ngoài nước chống phá chính quyền ta trên mọi mặt. Đối chiếu với phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chống lại luận điệu xảo trá của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, làm cho nhân dân thế giới hiểu được tính chất chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, bản thân tác giả thấy có thể vận dụng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh trong khía cạnh ngoại giao nhân dân để ứng phó với vấn đề nhân quyền hiện nay.
82
Theo đó, cần khai thác lợi thế của đối ngoại nhân dân, phối hợp chặt chẽ công tác thông tin đối ngoại trong cả nước; tận dụng các tiến bộ về thông tin điện tử, cải tiến phương pháp nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại trong vận động tập hợp bạn bè quốc tế. Tiếp tục tăng cường tuyên truyền giáo dục, phổ biến rộng rãi nhân dân, trang bị cho họ những thông tin về các vấn đề của đất nước trong đó có những vấn đề liên quan đến tôn giáo, dân chủ và nhân quyền để chính nhân dân ta trở thành những “sứ giả” khi tiếp xúc với bạn bè nước ngoài vì tiếng nói nhân dân là tiếng nói thuyết phục nhất. Nếu như ngày xưa Chủ tịch Hồ Chí Minh phân loại ra các nhóm đối tượng để “đóng vai” khác nhau trong ứng xử, từ đó tiến hành các cuộc gặp chính thức hay không chính thức, cung cấp cho nhân dân thế giới những hình ảnh chân thực về cuộc chiến tranh ở Việt Nam; thì nay chúng ta cũng có thể phân loại theo các nhóm đối tượng là:nhóm đối tượng có thiện chí với Việt Nam, nhóm trung gian và nhóm thù địch với Việt Nam. Đối với nhóm đối tượng có thiện chí với Việt Nam, thực hiện biện pháp củng cố và xây dựng lực lượng nòng cốt, tạo điều kiện để họ có vũ khí trực tiếp giúp ta phản bác những luận điệu phản động chống phá Việt Nam. Ngoài ra, không ngừng cung cấp thông tin, tạo điều kiện để bạn bè, đối tác thân thiện có cơ hội tiếp cận với tình hình thực tế về lãnh thổ, về nhân quyền ở Việt Nam, ví dụ như đưa họ trực tiếp về các địa phương để họ chứng kiến thành tựu xóa đói giảm nghèo, sinh hoạt tôn giáo, các chính sách hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam…Tổ chức các buổi tọa đàm để cung cấp cho họ những thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam cũng như tình hình nhân quyền, chứng cứ biển đảo Việt Nam. Đối với nhóm đối tượng thù địch, biện pháp đấu tranh là kiên quyết bác bỏ những lập luận thù địch, đưa ra những dẫn chứng thuyết phục về những thành tựu kinh tế xã hội, những tiến bộ về tự do tôn giáo và nhân quyền mà thế lực thù địch không có cơ sở để xuyên tạc. Với nhóm đối tượng trung gian, vốn dễ bị tác động bởi những tuyên truyền phản động thì nên tạo ra những tác động gián tiếp, giới thiệu cho họ những vấn đề liên quan đến hậu quả chiến tranh,
83
ảnh hưởng của bom mìn còn lại sau cuộc chiến đến cuộc sống của người dân Việt Nam trong thời bình. Đó là những sự thật có thể làm lay động lương tri của bạn bè thế giới, làm cho họ hiểu đúng hơn về Việt Nam. Qua đó họ sẽ thấy những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong khắc phục những hậu quả sau cuộc chiến, đầu tư xây dựng và phát triển đất nước, trong khi những thế lực thù địch lại xuyên tạc, chống phá và bôi nhọ, đồng thời cố tình lảnh tránh những vấn đề như chất độc da cam hay hậu quả chiến tranh mỗi khi những vấn đề này được đưa ra.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường nói “cứ làm đúng theo Hồ Chí Minh thì chúng ta thắng, đi chệch thì ta khó”. Như vậy dưới cấp độ Nhà nước, ngành ngoại giao cần luôn vận dụng tư duy ngoại giao và phong cách hoạt động đối ngoại của Người là giữ vững mục tiêu bất biến là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,độc lập, tự chủ và ứng vạn biến một cách uyển chuyển, ý thức một cách đầy đủ mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh, nhân nhượng và đấu tranh, đối tác và đối tượng trong hợp tác quốc tế, biết mình biết người, xử lý đúng đắn và hài hòa quan hệ của Việt Nam với các nước láng giềng, khu vực và thế giới.
Cấp độ cá nhân
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng con người làm ngoại giao. Vận dụng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, người cán bộ ngoại giao chân chính trước hết phải có lòng yêu nước, phẩm chất chính trị vững vàng, hết lòng phục vụ đất nước, luôn luôn đặt quyền lợi của đất nước lên trên. Bên cạnh đó cần rèn luyện để trở thành một nhà ngoại giao có đủ trí tuệ, bản lĩnh và nghệ thuật ngoại giao.
Trước tiên người cán bộ ngoại giao phải là người yêu nước, vốn là nhân cách không thể thiếu trong con người Việt Nam. Cán bộ ngoại giao luôn gánh trên vai trọng trách với đất nước, đấu tranh để bảo vệ và xúc tiến quyền lợi dân tộc, bảo vệ hòa bình thế giới. Họ phải hiểu biết tình hình nước mình và nhất là các chính sách lớn của nhà nước, của ngành ngoại giao và quyết tâm