Một số đề xuất nâng cao hiệu quả vận dụng phong cách ngoại giao Hồ

Một phần của tài liệu Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh qua hoạt động thực tiễn của Người (1945 – 1969 (Trang 86)

lại.

3.3 Một số đề xuất nâng cao hiệu quả vận dụng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh Chí Minh

Theo chỉ thị tại đại hội Đảng toàn quốc XI thì phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là một phần của phong cách Hồ Chí Minh và được triển khai cùng với phong trào “học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ” theo chỉ thị 03-CT/TW phù hợp với từng cấp, theo ngành, theo địa phương, trong các cơ quan đơn vị. Theo đó, việc vận dụng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh sẽ được ngành ngoại giao hưởng ứng bằng những hành động, việc làm thiết thực.

Với cán bộ ngành ngoại giao:

Thành lập ban tổ chức ở các cấp trong toàn ngành và có sự phối kết hợp với nhau.

Tổ chức chương trình hành động của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể. Xây dựng chương trình tu dưỡng, rèn luyện của các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Đưa nội dung học tập và làm theo phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh vào sinh hoạt thường xuyên hàng tháng trong toàn ngành. Đồng thời có phương thức kiểm tra đánh giá kết quả, kế hoạch sơ kết, tổng kết. Lấy kết quả học tập và rèn luyện theo phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên, tổ chức Đảng hàng năm.

Chỉ đạo việc soạn chương trình, giáo trình về phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh để giảng dạy cho sinh viên ngành quan hệ quốc tế và quốc tế học, các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

87

Định kỳ tổ chức, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết tổng kết phát hiện biểu dương các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh. Đồng thời, phê bình uốn nắn các nhận thức lệch lạc, việc làm thiếu gương mẫu, các quan điểm sai trái.

Tuyên truyền về phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh cũng như các điển hình tiên tiến về học tập và làm theo phong cách ngoại giao của Người bằng nhiều hình thức phong phú và sinh động.

Đối với sinh viên (ngành quan hệ quốc tế và quốc tế học…)

Trong môn học tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, chú trọng nội dung giảng về phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh để các sinh viên nắm bắt được rõ cơ sở hình thành phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, đặc điểm phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh cũng như giá trị của phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, từ đó các sinh viên tự rút ra bài học để vận dụng vào thực tiễn của cá nhân mình

Kết hợp đưa nội dung tìm hiểu phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh đan xen vào nội dung trong các buổi sinh hoạt Đoàn thanh niên, sinh hoạt ngoại khóa…

Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh để các em vừa nắm được kiến thức, vừa có thể thực hành về phong cách ngoại giao của Người.

88

KẾT LUẬN

Đúng như đồng chí Phạm Văn Đồng từng nhận xét Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà ngoại giao hiếm có trong lịch sử ngoại giao.Với cương vị là người lãnh đạo và phụ trách công tác ngoại giao, Người đã cùng Đảng vạch ra đường lối ngoại giao đúng đắn cho cả dân tộc, và trực tiếp chỉ đạo hoạt động đối ngoại, giành nhiều thắng lợi to lớn. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho nền ngoại giao Việt Nam trong thời đại mới, là tác giả là linh hồn và là đạo diễn, là trung tâm của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Trong vai trò ấy, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh thể hiện đậm nét với những đặc điểm chính sau:

Một làphong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển từ truyền thống ngoại giao của dân tộc Việt Nam. Từ truyền thống hòa hiếu, Người phát triển thành tư tưởng ngoại giao hòa bình; từ truyền thống "trong xưng đế ngoài xưng vương", Người phát triển thành tư tưởng "dĩ bất biến, ứng vạn biến"; từ truyền thống nhân văn, Người phát triển thành tư tưởng ngoại giao chính nghĩa nhân đạo. Truyền thống ngoại giao dân tộc ảnh hưởng rất lớn tới Người, nhưng để trở thành một phong cách ngoại giao riêng thì yếu tố quan trọng hơn cả chính là nhân cách con người Hồ Chí Minh. Ngay từ nhỏ, Người đã hấp thụ tư tưởng văn hóa phương Đông và phương Tây, trong quá trình hoạt động cách mạng Người thêm hiểu biết về văn hóa thế giới. Bằng lòng yêu nước và ý chí cách mạng, Người đi khắp các châu lục để hiểu rõ hơn về “tự do – bình đẳng – bác ái” để rồi trở về giúp cho đồng bào mình. Chính những hoạt động này đã định hình nên phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.

Hai là ngoại giao Hồ Chí Minh luôn thể hiện phong cách kiên định độc lập tự do cho dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế. Lợi ích dân tộc và đoàn kết quốc tế tuy là hai nhưng lại thống nhất là một, vừa là nhiệm vụ quốc gia nhưng vừa là nghĩa vụ quốc tế.Khi củng cố độc lập dân tộc thì sẽ góp phần đoàn kết quốc tế, và đoàn kết quốc tế thì lại tạo điều kiện để giữ gìn độc lập

89

dân tộc.Tư duy ngoại giao này rất phù hợp với xu thế và ước muốn của nhân loại, tạo nên sức mạnh lớn của sự kết hợp giữa dân tộc và thời đại. Ngoài ra, Người cũng luôn độc lập tự chủ và sáng tạo trong mọi tình huống ngoại giao. Chính mục đích cách mạng rõ ràng, kết hợp với trí tuệ minh triết, và tư duy độc lập trong đánh giá tình hình đã giúp Người có cái nhìn bao quát về tình hình chính trị trong nước và quốc tế, từ đó đưa ra được những hình thức đấu tranh ngoại giao đầy sáng tạo và hiệu quả. Hình thức đấu tranh ngoại giao của Người là một mặt trận được triển khai theo nhiều hướng, nhiều phương diện nhằm tạo dựng mặt trận đoàn kết nhân dân toàn thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Câu nói “dĩ bất biến, ứng vạn biến” mà Người dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi sang Pháp năm 1946 đã thể hiện rõ sự linh hoạt sáng tạo trong đấu tranh ngoại giao của Người.

Ba làphong cách hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa của nhiều nhân tố, nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự và ngoại giao; sự kết hợp của lý lẽ và tình cảm, của văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Đó là lý lẽ của chính nghĩa và đạo lý của cả dân tộc, là lẽ sống cao đẹp, là khát khao vươn tới cuộc sống độc lập tự do và hòa bình toàn nhân loại. Trong phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, ta thấy chứa đựng những yếu tố tích cực của tinh thần Cộng hòa Pháp, khát vọng độc lập, dân chủ, nhân quyền Mỹ, tinh thần đạo đức của Khổng Giáo, phép biện chứng của Mác, tinh thần cách mạng của Lê – Nin. Phong cách của Người vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại thế kỷ XX.

Bốn làtrong ứng xử ngoại giao, Người rất chủ động linh hoạt, cởi mở chân tình, tinh tế, vừa kiên quyết vừa khéo léo.Với mỗi đối tượng khác nhau, từ chính khách, báo giới tới quần chúng nhân dân thế giới, Người thể hiện một phong thái khác nhau cho phù hợp với đối tượng. Đối với các chính khách, có cả người đồng tình ủng hộ cách mạng Việt Nam và cả người chống đối, phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn lịch lãm và tự chủ,

90

bình tĩnh và đĩnh đạc, chủ động và tỉnh táo. Nhờ đó Người vượt qua được mọi cạm bẫy, mọi đòn tiến công hiểm độc, xảo trá của đối phương.Người đã nhiều lần làm cho kẻ thù phải nghiêng mình thán phục trước những hiểu biết sâu sắc cùng cách ứng xử tinh tế khôn khéo của mình. Đối với giới báo chí và học giả, Người luôn tranh thủ mọi cơ hội tiếp xúc thẳng thắn về quan điểm đường lối của Đảng, cung cấp sự thật về cuộc chiến để tạo lợi thế cho cuộc kháng chiến của dân tộc thoát khỏi thế bị ngăn cách với thế giới bên ngoài. Đối với bạn bè đồng chí quần chúng nhân dân thế giới, Hồ Chí Minh có cách ứng xử tự nhiên, bình dị, cởi mở chân tình, vừa chủ động linh hoạt lại vừa ân cần tế nhị và khiêm nhường. Mặc dù là lãnh tụ của một đất nước nhưng giữa người và nhân dân không hề có khoảng cách, nhân dân thế giới cũng như nhân dân Việt Nam. Người luôn thấu hiểu và đồng cảm với những khổ đau của họ, Người quan tâm chăm sóc các em thiếu nhi, tới phụ nữ, khiến cho những người bạn quốc tế có cảm giác như được gặp gỡ với người thân trong một gia đình.

Năm là phong cách diễn đạt trong ngoại giao Hồ Chí Minh luôn thể hiện hiệu quả nhân cách và văn hóa của người sử dụng nó. Nói đến ngôn ngữ Hồ Chí Minh trong giao tiếp đối ngoại thì bất cứ ai cũng phải đồng tình rằng ngôn ngữ của Người đạt tới đỉnh cao nghệ thuật giao tiếp, là nét đặc trưng nổi bật trong trình bày, truyền đạt tư tưởng của Người. Cả ngôn ngữ nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nổi bật một phong cách gần gũi, chân thực, rõ ràng, sắc bén và mang tính tiến công ngoại giao cao. Trước khi thực hiện một bài nói hay bài viết nào, Người luôn xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục đích từ đó tìm cách nói cách viết cho đúng chủ đề, cho phù hợp đối tượng nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Dù người đối thoại có thể là một nguyên thủ quốc gia, một chính khách, một trí thức, nhà báo, công chức hay một công dân bình thường, thì bao giờ người cũng dùng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn và dễ hiểu. Đôi lúc Người cũng diễn đạt một cách hài hước, ví von nhưng vẫn giữ được sự tinh tế, sâu sắc để người nghe dễ cảm nhận.Khi cần thiết, Người chủ động

91

tiến công bằng lời lẽ ngắn gọn, sắc bén, làm cho đối phương bị động, lúng túng nhưng vẫn tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của dư luận. Đặc trưng bao trùm phong cách viết về ngoại giao của Hồ Chí Minh là nội dung rõ ràng, cụ thể, phù hợp với từng đối tượng và luôn hướng tới mục tiêu chung của cách mạng.

Như vậy, ta có thể thấy rõ ràng có một phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, và phong cách ấy luôn thể hiện từ tư duy tới hành động của Người, từ suy nghĩ bên trong tới vẻ bề ngoài, từ lời nói việc làm tới cả tác phong cử chỉ phi ngôn ngữ của Người. Tất cả phong cách ấy chính là con người, là nhân cách đạo đức và văn hóa Hồ Chí Minh, thể hiện rõ hình ảnh dân tộc Việt Nam. Giáo sư Vũ Dương Ninh nhận xét “lòng ngưỡng mộ của thế giới dành cho Hồ Chí Minh chính vì Người là hiện thân của một cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành độc lập, một cuộc đời dâng hiến cho nước, cho dân, một tấm lòng nhân ái, yêu công lý, yêu hòa bình. Có thể tìm thấy ở Người một sự thông thái sâu rộng giao hòa văn hóa Đông – Tây, gắn kết bản sắc dân tộc và văn minh nhân loại, vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết vào cuộc sống thực tại. Các giao tiếp thân tình,lịch lãm, giản dị, cởi mở của Hồ Chí Minh đã nhanh chóng xóa khoảng cách ban đầu của người khách lạ và giữ mãi hơi ấm nồng nàn của tình bằng hữu năm châu bốn biển đều là anh em. Chính từ đó nổi bật lên phong cách đối ngoại Hồ Chí Minh, một yếu tố thành công của đường lối đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh”[31, tr. 34].

Với những đặc điểm trên, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Là một bộ phận trong tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh nhằm biến tư tưởng đường lối chính sách ngoại giao thành hiện thực sao cho đạt hiệu quả cao nhất cho cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập, thoát khỏi cuộc đấu tranh thực dân, và bằng những nỗ lực ngoại giao Người đã xây chiếc cầu hữu nghị, bắc nhịp Việt Nam với thế giới. Đúng như nhà báo tư sản Pháp Petghi Đapphơ nhận xét “ Hồ Chí Minh một

92 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người vừa là G.Oasinhtơn, vừa là A.Lincoln của đất nước mình” [37, tr. 258].Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh để lại nhiều bài học cao quý. Đó là các bài học luôn giữ vững mục tiêu, giương cao ngọn cờ chính nghĩa vì độc lập thống nhất và chủ nghĩa xã hội; bài học về tinh thần tự chủ tự cường; đoàn kết tất cả các lực lượng có thể đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống đế quốc; phát huy quan hệ gắn bó giữa nhiệm vụ đối nội và nhiệm vụ đối ngoại, giữa lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế; giữ vững mục tiêu, nhân nhượng có nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; bài học về ứng xử ngoại giao đặc biệt trong các tình huống nhạy cảm, bài học về biết người biết ta và tăng cường văn hóa trong các hoạt động đối ngoại, bài học về phối hợp các mặt trận, tận dụng thời cơ, dự báo tình hình để giành thắng lợi từng bước trong ngoại giao.

Trong giai đoạn hiện nay, việc vận dụng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là đặc biệt quan trọng.Hiểu phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh như có chìa khóa để mở ra nhiều cánh cửa cho đường lối chính sách ngoại giao của dân tộc cũng như các hoạt động thực tiễn. Trước diễn biến phức tạp của khủng hoảng kinh tế, bạo động chính trị, vấn đề hội nhập, vấn đề Biển Đông…thì phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh sẽ là kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta. Theo đó, Đảng Nhà nước và nhân dân ta sẽ luôn kiên trì mục tiêu vì độc lập tự do, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; nhưng sẽ mềm dẻo linh hoạt trong sách lược; luôn kiên trì con đường hòa bình hữu nghị, sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước sẵn sàng hợp tác với Việt Nam. Toàn thể dân tộc ta sẽ luôn học tập theo phong cách ngoại giao của Người nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền và đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng cùng thế giới./.

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành TW Đảng, báo cáo tại hội nghị lần thứ sáu khóa II, ngày

15 tháng 7 năm 1954.

2. Bộ ngoại giao (2001), Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí

Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Lương Bích (1996), Lịch sử ngoại giao Việt Nam các thời

trước, Nxb Quân đội nhân dân.

4. Nguyễn Đình Bin (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nxb

Chính trị quốc gia Hà Nội.

5. Lê Duẩn (1980), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ

nghĩa xã hội, tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb Sự thật.

6. Đảng Cộng sản Việt Na(2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 14 (1953),

Nxb CTQG, Hà Nội.

7. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh một con người một dân tộc một

thời đại, một sự nghiệp, Nxb Sự thật.

8. Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí

Minh, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

9. Võ Nguyên Giáp(1997),Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách

mạng Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.

10.Võ Nguyên Giáp(1993), Tư tưởng Hồ Chí Minh quá trình hình thành

và phát triển, Nxb Sự thật.

11.Học viện quan hệ quốc tế (1994), Bác Hồ nói về ngoại giao,Nxb Hà

Nội.

12.Hồ Chí Minh biên niên sử (1994), tập 1, Nxb Thông tin lý luận.

13.Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14.Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15.Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

94

17.Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh qua hoạt động thực tiễn của Người (1945 – 1969 (Trang 86)