Kết hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của quân sự, kinh tế, chính

Một phần của tài liệu Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh qua hoạt động thực tiễn của Người (1945 – 1969 (Trang 46)

trị tạo sức mạnh cho ngoại giao

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ngoại giao phải có thực lực, “nếu tự mình không có thực lực thì không thể nói gì đến đấu tranh ngoại giao”. Trong bài nói chuyện với hội nghị cán bộ ngoại giao lần thứ năm,ngày 16 tháng 3 năm 1966, Bác nhấn mạnh “ngoại giao ở hội nghị Giơnevơ thắng lợi là vì Điện

47

Biên Phủ thắng lớn. Bây giờ cũng thế, đánh thắng lợi thì ngoại giao thắng nhiều.Không cứ gì ở ta mà nước nào cũng vậy.Cố nhiên ngoại giao là rất quan trọng, nhưng cái vốn chính là mình phải đánh thắng và mình có sức mạnh thì ngoại giao là thắng”. Như vậy theo Bác sức mạnh và thực lực là cơ sở cho ngoại giao. Nhiệm vụ lúc này là nhằm tố cáo mạnh mẽ hơn nữa tội ác của đế quốc Mỹ, vạch trần những thủ đoạn hòa bình giả hiệu của chúng, tranh thủ các nước anh em, bè bạn yêu chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ.

Giai đoạn 1945 – 1946, chúng ta đã phối hợp giữa đấu tranh chính trị của các lực lượng quần chúng nhân dân với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ và đấu tranh ngoại giao với Pháp, Tưởng. Nếu không có việc ta kìm chân Pháp ở miền Nam, đánh tan kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của chúng và biểu dương lực lượng của các tầng lớp quần chúng nhân dân thì làm sao kẻ thù chịu ký hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946. Ngược lại hiệp định đã góp phần quan trọng củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng non trẻ, tạo điều kiện ta chuẩn bị lực lượng để bước vào cuộc kháng chiến mà ta biết chắc chắn sẽ xảy ra.

Bằng những hoạt động ngoại giao khôn khéo, tháng 1 năm 1950 Người

đã thiết lập được quan hệ chính thức với Trung Quốc và Liên Xô. Từ đây cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc ta không chỉ được nhiều nước biết đến mà còn nhận được sự chi viện có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa. Trong một buổi làm việc ở Matxcơva cùng với Xtalin, và Mao Trạch Đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Liên Xô giúp trang bị cho 10 đại đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo cao xạ. Xtalin nói “yêu cầu của Việt Nam không lớn.Nên có sự phân công giữa Liên Xô và Trung Quốc.Liên Xô hiện đang phải lo nhiều việc cho các nước Đông Âu.Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam những thứ đang cần.Những thứ gì Trung Quốc chưa có thì hãy lấy trong số hàng Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc chuyển cho Việt Nam, và sẽ được Liên Xô hoàn trả” [13, tr. 14]. Mao Trạch Đông nói “Việt Nam cần trang bị

48

10 đại đoàn để thắng Pháp, trước mắt hãy trang bị cho 6 đại đoàn có mặt ở miền Bắc. Việt Nam có thể đưa ngay một số đơn vị sang nhận vũ khí trên đất Trung Quốc. Tỉnh Quảng Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam” [9, tr.14]. Khi trở về Bắc Kinh, Bác còn đề nghị Trung Quốc cử cố vấn sang giúp Việt Nam nay mai sẽ đi vào đánh lớn. Từ đây chúng ta nhận được nhiều sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, không chỉ vũ khí, trang bị, lương thực thực phẩm, thuốc men mà còn được giúp huấn luyện về chiến thuật. Cho đến hết năm 1950, ta đã tiếp nhận của Trung Quốc nhiều vũ khí đạn dược, quân trang quân dụng, gạo, xăng dầu và phụ tùng ô tô. Viện trợ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước là nguồn cung cấp quan trọng và có hiệu quả cho kháng chiến, chính điều đó đã làm cơ sở cho ta mở và giành thắng lợi cuộc tiến công biên giới thu đông 1950. Chiến thắng biên giới này đã mở ra cục diện mới, quyền chủ động chính trên chiến trường chính đã về tay ta, biên giới được khai thông, thế bao vây cả trong lẫn ngoài bị phá vỡ, nối liền cuộc kháng chiến của nhân dân ta với nhân dân Trung Quốc, với phe xã hội chủ nghĩa. Sự kết hợp giữa quân sự và ngoại giao này tạo nên thế và lực mới để Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành nhiều chiến dịch khác đưa tới tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 -1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo lợi thế cho Việt Nam trên bàn đàm phán. Cơ sở của đấu tranh ngoại giao là thắng lợi quân sự.Chúng ta sẽ không thể giành thắng lợi trên bàn đàm phán nếu không có thắng lợi trên chiến trường. Cựu sĩ quan tình báo Mỹ L.A.Patty nhận xét “ngày 13/3, quân đội nhân dân Việt Nam khởi đầu cuộc tấn công vào Điện Biên Phủ. Các pháo đài mới được tăng cường này đã có tầm quan trọng về chính trị và tâm lý hơn hẳn giá trị chiến lược thực tế của nó, vì hội nghị Giơnervơ sắp khai mạc. Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã thấy được một cách đúng đắn đây là một trận đánh có tính chất quyết định, không phải chỉ nhằm giành được một chiến thắng vang dội mà sẽ làm cho họ mạnh mẽ hẳn lên, họ chuẩn bị bao vây cứ điểm này. Việt Nam Dân chủ cộng hòa cũng còn nhằm đánh cho quân liên hiệp Pháp một đòn chí tử để gây tác động tâm lý đối với

49

Pháp, làm cho nhân dân Pháp và những người chống cộng ở Việt Nam mất ý chí tiếp tục cuộc đấu tranh” [16, tr. 826]. Chủ trương của chính phủ ta trước sau như một là nỗ lực vãn hồi hòa bình, chủ trương kết hợp giành thắng lợi về quân sự với giải pháp ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến. Ngày 26/11/1953, trong bài trả lời điện phỏng vấn báo Expressen của Thụy Điển, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ nguyên nhân và tình hình cuộc chiến tranh ở Việt Nam, tuyên bố lập trường của chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa là sẵn sàng đàm phán với chính phủ Pháp để kết thúc chiến tranh trên cơ sở “chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thực sự của nước Việt Nam” [6, tr. 555]. Nhìn vào sự trưởng thành của ngoại giao Việt Nam ta có thể thấy được ý nghĩa lớn lao của sự kết hợp giữa ngoại giao với quân sự và kinh tế, văn hóa xã hội. Nếu như năm 1946 qua nhiều lần thương lượng và đàm phán, thực dân Pháp vẫn không chịu thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập thì nay với chiến thắng Điện Biên Phủ, tại hội nghị quốc tế Giơnervơ, các nước đã thừa nhận độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Sau này trong giai đoạn chống Mỹ, trước khi đoàn đàm phán của ta tới Hội nghị Paris, Bác dặn phải cử cố vấn quân sự tham gia đoàn để giúp đoàn theo dõi tình hình chiến sự và để phối hợp đấu tranh bên ngoài hội nghị. Ngày 5/5/1968, Bác dặn đồng chí Xuân Thủy dặn đoàn đàm phán với Mỹ phải thận trọng và kiên trì, vững vàng nhưng khôn khéo, phải theo dõi sát tình hình trong nước, nhất là tình hình chiến sự, tranh thủ dư luận nhân dân thế giới và nhân dân Mỹ, nhân dân Pháp và Việt kiều. Thắng lợi của đàm phán Paris chính là kết quả của đường lối đấu tranh kết hợp quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội với ngoại giao mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng và lãnh đạo. Đây không chỉ là phong cách ngoại giao mang tên Hồ Chí Minh mà còn được coi là nghệ thuật quân sự của dân tộc Việt Nam ta.

50

Một phần của tài liệu Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh qua hoạt động thực tiễn của Người (1945 – 1969 (Trang 46)