MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG ĐẦU TƯ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO NHU CẦU XÃ HỘ

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHẤT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC GẮN VỚI NHU CẦU XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 26)

ĐẦU TƯ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO NHU CẦU XÃ HỘI

Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng đầu tư phát triển giáo dục đại học, cao đẳng cũng như gắn đào tạo đại học, cao đẳng với nhu cầu xã hội hiện nay, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, định hướng cho giáo dục đại học, cao đẳng Việt Nam vươn lên một tầm cao mới trong tương lai

Thứ nhất là đầu tư hoàn thiện hơn quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Hiện nay chúng ta đã có quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng nhưng các chỉ tiêu quy hoạch chưa có cơ sở, thiếu luận cứ khoa học. Quy hoạch này cần dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng và không thể tách rời khỏi các nghiên cứu, dự báo về nhu cầu xã hội đối với lao động có trình độ đại học. Hiện nay các tỉnh, thành phố cũng đang triển khai xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Đây sẽ là cơ sở để xây dựng quy hoạch quốc gia về nguồn nhân lực. Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng trên cả nước cần dựa trên quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Theo cách tiếp cận này thì chiến lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước, dự báo nhu cầu nhân lực có trình độ đại học và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực phải có trước để làm nền tảng cho quy hoạch mạng lưới các trường đại học cao đẳng. Tuy nhiên, cần có điểm chú ý, các dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực sẽ chỉ là một cơ sở để xây dựng quy hoạch. Tránh việc áp đặt số liệu dự báo thành tổng số chỉ tiêu tuyển sinh của các trường. Vì vậy, cần có sự quan tâm, đầu tư đúng mức của nhà nước mà trong đó là bộ giáo dục và đào tạo, ban hành các chính sách, quy định, giải ngân vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới giáo dục đại học công lập. Bên cạnh đó cũng cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích khối tư nhân hình thành nên mạng lưới giáo dục đào tạo đại học ngoài công lập, giảm bớt một phần gánh nặng ngân sách cho nhà nước. Để cho hoạt động đầu tư giáo dục đào tạo đại học gắn với nhu cầu xã hội đem lại hiệu quả cao cũng cần sự góp sức của các trường đại học nói riêng và toàn xã hội nói chung trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.

Thứ hai là đầu tư vào đội ngũ cán bộ giảng viên - khâu quyết định hệ thống đào tạo

Ai cũng biết nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp giáo dục đào tạo đại học cao đẳng là cán bộ giảng viên. Trong đào tạo, chương trình dù có tiên tiến đến mấy mà người thực hiện là những cán bộ yếu về trình độ, kém về phầm chất thì chương trình ấy cũng không phát huy được hiệu quả. Ngược lại, một chương trình dù còn hạn chế nhưng được một đội ngũ cán bộ tâm huyết, tài năng và có phương pháp làm việc đúng đắn thực hiện, thì họ vẫn có thể vượt qua những hạn chế của chương trình, đem đến cho người học nhiều tri thức bổ ích và đặc biệt là phương pháp tư duy, phương pháp tiếp cận vấn đề này.

Chính vì lý do này, việc tái đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên là hết sức quan trọng. Trong hàng chục năm qua, bằng kinh phí nhà nước và các nguồn hợp tác quốc tế, chúng ta đã gửi nhiều cán bộ giảng dạy đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Nhưng hình như việc đào tạo, bồi dưỡng này chỉ nằm trong khuôn khổ các khóa đào tạo chính thức để lấy bằng cấp, chứng chỉ; ít có cán bộ, giảng viên được cử đi làm việc từ dăm bảy tháng đến vài năm để thực sự thâm nhập vào đời sống học thuật của các trường nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm của bạn, để khi về nước phục vụ cho công tác giảng dạy, quản lý, điều hành của các trường đại học nước ta. Đây là một hướng bồi dưỡng cán bộ cần được lưu ý trong những năm tới.

Việc trau dồi đạo đức cán bộ, đạo đức nhà giáo trong các trường cũng cần được quan tâm hơn. Cuộc vận động chống tiêu cực trong thi cử, chống bệnh thành tích không chỉ nên dừng ở bậc học phổ thông. Hiện tượng “phao thi” trắng xóa sân trường sau mỗi kỳ thi, nhiều sinh viên học viên chép luận văn, luận án, chạy điểm thầy và hiện tượng một số thầy trục lợi từ quyền lực của mình, cần được sớm chấm dứt để đem lại sự trong sạch cho môi trường sư phạm. Có như thế thì mới đào tạo được những con người phục vụ cho xã hội, gắn với nhu cầu thực tế của xã hội.

Thứ ba là đầu tư đổi mới chương trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu của xã hội

Thêm các chương trình học mới gắn với thực tiễn hiện nay mà trong nhà trường Exel, PoverPoint, Photoshop, …

Quan hệ quốc tế

Thứ tư là đầu tư cải thiện điều kiện học tập, làm việc

Như đã đề cập những khó khăn, còn tồn tại ở trên về điều kiện học tập, làm việc ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay, trong điều kiện kinh tế nước nhà còn eo hẹp, nhà nước không nên đầu tư dàn trải, dàn đều mà nên tập trung xây dựng hai đại học Quốc gia, một số đại học vùng, các trường đại học Bách khoa, Y khoa, Kinh tế quốc dân, Nông nghiệp, Sư phạm thành những cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hiện đại, ngang tầm với các trường đại học lớn trong khu vực, làm đầu tàu kéo đoàn tàu đại học nước ta tiến lên. Còn lại, nên tính đến việc chuyển các đại học khác thành trường dân lập, tư thục hoặc tạo cơ chế tự chủ rộng rãi hơn để các trường phát triển theo quy luật kinh tế thị trường. Việc tạo cơ chế liên kết giữa các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp cũng là một phương thức cải thiện điều kiện học tập, làm việc của cán bộ, sinh viên, học viên.

Thứ năm là mở cửa, hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo

Để có thể đào tạo đội ngũ nhân lực, chuyên viên có chất lượng, đòi hỏi chẳng những phải có vốn đầu tư cao, mà còn phải có cơ sở và phương tiện giảng dạy đầy đủ, hiện đại, cùng đội ngũ giảng viên có năng lực. Muốn nhanh chóng bắt kịp kiến thức thời đại, thì phải thông thạo ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh). Chính vì vậy mà nhà lãnh đạo Sinhgapore Lý Quang Diệu trong lần gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam đã khuyên “đừng ngần ngại mà đem tiếng Anh vào cuộc sống hàng ngày”. Để làm được điều đó, Việt Nam nên mở cửa, khuyến khích các trường đào tạo và đại học nước ngoài, nhất là Hoa Kỳ vào, góp phần đào tạo nguồn nhân lực đang thiếu thốn. Chào đón họ như chào đón nhà đầu tư sản xuất khác.

Hợp tác quốc tế sẽ đem lại một lượng lớn nguồn lực cho giáo dục đại học, cao đẳng ở nước ta như viện trợ quốc tế, ODA cho các trường đại học, cao đẳng. Chúng ta phải tranh thủ nguồn viện trợ đó để tăng cường đầu tư cho giáo dục đại học, cao đẳng. Ngoài ra cần tạo đột phá trong đào tạo giáo viên tiếng Anh ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm và ngoại ngữ, có chính sách động viên, thu hút đội ngũ trí thức Việt kiều về nước tham gia giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, nhất là các trường có kế hoạch đào tạo theo chuẩn quốc tế, khuyến khích các trường mở rộng và nâng cao các chương trình liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài….

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHẤT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC GẮN VỚI NHU CẦU XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 26)