Phấn đấu hạ giá bán để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm:

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩyhoạt động tiêu thụ của công ty máy tính Minh Phương (Trang 37)

- Về chất lượng sản phẩm

3.1.Phấn đấu hạ giá bán để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm:

Số lượng người cạnh tranh tỷ lệ nghịch với khả năng tiêu thụ của một doanh nghiệp Nếu số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường càng nhiều thì

3.1.Phấn đấu hạ giá bán để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm:

Thị trường linh kiện máy tính bắt đầu phát triển mạnh khoảng từ năm 1960 trở lại đây, thời điểm đó nguồn hàng cung cấp chủ yếu là thuộc các nước có nền kinh tế phát triển: Mỹ, các nước Tây Âu, một số nước ở Châu Âu. Cùng với sự phát triển thế giới, thị trường cung cấp linh kiện máy tính cũng theo đó phát triển, nguồn hàng cung cấp đang được chuyển dịch dần sang khối các nước G20: Trung Quốc, Ấn Độ…

Xu hướng này có thể giải thích như sau, trong khi các nước Mỹ, Tây Âu, thị trường này đã bắt đầu bão hòa, nhu cầu của khách hàng ở những nước này đã thay đổi, đòi hỏi chất lượng cao, tốc độ nhanh, thì ở trên thế giới còn rất nhiều quốc gia khác sự phát triển của thị trường này còn yếu, sự chuyển dịch này là tất yếu, giá thành sản xuất ở các thị trường Mỹ, Tây Âu.. quá lớn so với ở Trung Quốc, hay Ấn

độ…giá thành sản xuất của Trung Quốc và Ấn Độ thấp hơn nhiều, do đó nguồn hàng trong vài năm tới sẽ chủ yếu do các nước thuộc G20 cung cấp.

Không phải là thị trường Mỹ, Tây Âu… sẽ không cung cấp nữa, họ sẽ vẫn cung cấp nhưng sản phẩm của họ đạt chất lượng, là những sản phẩm công nghệ cao, bền và đáp ứng những nhu cầu cao: Cung cấp những máy chủ xử ý tốc độ cao…. Còn các nước G20 thì cung cấp các sản phẩm thông thường, họ có thể cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, nhưng so với Mỹ, Tây Âu thì còn kém, vì họ không có được hoàn toàn bản quyền sáng chế, hay những bí quyết công nghệ.

Với sự chuyển dịch nguồn cung cấp hàng hóa, thì thị trường tiêu dùng linh kiện máy tính cũng sẽ thay đổi phù hợp, hàng hóa giá rẻ sẽ được ưa chuộng, mặc dù chất lượng không cao, ví dụ: Hiện nay hàng hóa của Trung Quốc được bán ở rất nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam, giá cả rẻ so với các hàng hóa từ Mỹ, Anh, pháp…dù rằng sản phẩm của Trung Quốc không được bền nhưng cũng được từ 4 đến 6 năm, trong thời gian đó thì khoa học công nghệ đã rất phát triển, nhiều sản phẩm mới sẽ được đưa ra thị trường, nhu cầu người tiêu dùng lại luôn thay đổi, họ sẽ không bỏ ra một số tiền lớn để mua hàng hóa chất lượng cao, để một thời gian sau sản phẩm họ mua đã không còn đáp ứng với nhu cầu, do đó với giá rẻ thời gian sử dụng ngắn, các mặt hàng sẽ chiếm ưu thế hơn so với sản phẩm chất lượng cao thời gian sử dụng dài nhưng lại nhanh chóng bị công nghệ mới lấn át.

Tuy nhiên cũng có những sản phẩm mà phải mất nhiều thời gian người ta mới có thể nghiên cứu ra sản phẩm mới tốt hơn, trong trường hợp này những sản phẩm chất lượng cao sẽ được lựa chọn: Các máy tính chủ…

Do đó sẽ có 2 xu hướng tiêu dùng:

 Người tiêu dùng bình thường: cá nhân, hộ gia đình….sẽ lựa chọn những

mặt hàng giá rẻ như của Trung Quốc, Ấn Độ để tiêu dùng

 Chính phủ, các công ty tài chính, các công ty cung cấp công nghệ thông tin,

các trung tâm nghiên cứu… Sẽ tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao

Nhìn nhận xu hướng tiêu dùng để công ty có thể lựa chọn cho mình nhà cung cấp phù hợp nhất, phù hợp nhất, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường khách hàng trong nước, công ty liên tục có các chiến lược tìm kiếm các mặt hàng sao cho thoả mãn tối ưu nhất đến lượng

khách hàng trong nước. Phạm vi nghiên cứu thị trường nhập khẩu của công ty khá rộng lớn, từ các nước lân cận như Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản,.. cho đến Châu Âu như Anh, Pháp,… rồi sang Châu Mỹ tìm kiếm nghiên cứu thị trường Mỹ,…Với thị trường nghiên cứu rộng lớn như thế nên công ty có được nhiều các đơn chào hàng lớn và có các mặt hàng mà công ty cần đến. Việc nghiên cứu thị trường giúp công ty có nhiều sự lựa chọn nguồn hàng cung cấp cho minh, xong nếu nghiên cứu tràn lan thì sẽ mất nhiều chi phí.

Nhìn chung trong những năm qua, do quy mô hoạt động kinh doanh, khối lượng công việc phát triển cao của công ty đã tạo lên sức ép lớn đối với cán nhân viên mặc dù công ty đã tuyển thêm nhân viên cho phòng kinh doanh và ban giám đốc đã điều chuyển cán bộ chủ chốt cho phòng xuất nhập khẩu. Cùng sự lãnh đạo của cấp trên và sự quyết tâm cao của nhân viên đã đưa công ty Minh Phương không ngừng lớn mạnh và gặt hái được những thành quả to lớn trong hoạt động kinh doanh, có tính kế hoach cao, gắn kết chặt chẽ, đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty chủ yếu nhập mặt hàng linh kiện máy tính, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông … cùng với một số các mặt hàng khác để đáp ứng nhu cầu trong nước, khi mà trong nước chưa có đủ khả năng sản xuất đáp ứng được nhu cầu. Chính vì vậy, kim ngạch nhập khẩu của công ty là kháá lớn.

Sở dĩ có được kết quả khả quan như vậy là bởi các lý do sau:

•Công ty luôn gây dựng hình ảnh của mình Sự thành công của một công ty luôn

được đảm bảo bởi hai nhân tố: Chất lượng sản phẩm tốt và dịch vụ ưu việt.

•Công ty luôn có một kế hoạch kinh doanh hợp lý kế hoạch đó giúp công ty

xác định rõ lĩnh vực kinh doanh của mình, dự tính chi phí và doanh thu, lường tính các rủi ro. Kế hoạch kinh doanh giúp công ty biết được chiến lược lược kinh doanh của mình và làm thế nào để đạt được điều đó.

•Công ty thường xuyên đổi mới sản phẩm theo tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

Đổi mới cả phương thức hoạt động, từ cách định giá, xúc tiến bán hàng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng và phân phối, luôn chú ý đến những thay đổi và ứng dụng chúng để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả công việc.

•Bộ máy quản lý của công ty đã được sắp xếp hợp lý, các nhân viên trong phòng kinh doanh, phòong xuất nhập khẩu đã được điều chỉnh, phân công đúng người đúng việc và thường xuyên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

•Công ty đã sử dụng và khai thác có hiệu quả vốn, biết đầu tư mở rộng thị

trường và phát triển thị trường trọng điểm.

•Nhân viên trong các phòng luôn tích cực giúp đỡ lẫn nhau để phòng vượt

mức kế hoạch đề ra.

Doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường để phát triển kinh doanh thích ứng với thị trường. Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để định ra các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, từ chiến lược đã xác định doanh nghiệp tiến hành lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, chính sách thị trường. Vì thị trường không phải là bất biến mà là thị trường mà thị trường luôn biến động, đầy bí ẩn và thay đổi không ngừng. Mục đích nghiên cứu là giúp công ty nắm bắt được thị trường nước ngoài ra sao để có thể lựa chọn được các nhà cung ứng tốt nhất và thị trường trong nước như thế nào, nhu cầu của khách hàng trong từng giai đoạn từng thời điểm để có thể biết được số lượng nhập hàng từ thị trường nước ngoài về để kinh doanh. Công ty hiện chưa có phòng Marketing, mà để nghiên cứu thị trường có hiệu quả nhanh thì công ty nên thành lập phòng Marketing riêng để chuyên môn nghiên cứu thị trường và tiếp thị khách hàng. Cơ chế hoạt động của phòng Marketing là chủ động xây dựng các kế hoạch, các chương trình nghiên cứu, tổ chức thực hiện bảng thiết kế câu hỏi để thu thập thông tin, chọn mẫu để nghiên cứu, tiến hành thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, rút ra kết luận và lập báo cáo về tình hình nhu cầu thị trường trong nước. Đối với thị trường nước ngoài, cơ chế hoạt động của phòng là tìm kiếm thông tin chủ yếu qua mạng Internet, liên hệ và giao dịch đàm phán, thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung ứng.

Để thiết lập và bảo đảm cho phòng hoạt động có hiệu quả, công ty phải đảm bảo đủ nguồn kinh phí và hỗ trợ về nguồn nhân lực, về các phương tiện thiết bị văn phòng như máy tính có kết nối mạng internet, phương tiện ôtô để có thể đưa sản phẩm đi tiếp thị trực tiếp với khách hàng và một số thiết bị cần thiết có liên quan. Ban lãnh đạo của công ty cũng cần chỉ đạo cho bộ phận này làm việc sao cho có sự

“ăn ý” với phòng kinh doanh và phòng xuất nhập khẩu, tránh sự chồng chéo trong công việc.

Trong các yếu tố cơ bản của mọi quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì con người và các hoạt động của họ (lao động) là yếu tố quan trọng nhất. Nếu không có con người với những trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ nhất định thì bộ máy doanh nghiệp không thể vận hành được; hiệu quả trong hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng giới hạn bởi các yếu tố về thời gian làm việc, thể lực, trí lực và các yếu tố tâm sinh lý. Do vậy, với hoạt động kinh doanh, nhập khẩu của công ty, đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định chủ đạo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, thường xuyên giao dịch và đàm phán với các đối tác nước ngoài nên cần phải có sự đào tạo, bồi dưỡng, không ngừng nâng cao, phát triển trình độ các cán bộ công nhân viên về mọi mặt như yếu tố văn hoá, chính trị, xã hội, của các quốc gia, các vùng miền trên thế giới cũng như trong nước. Đặc biệt cần phải đào tạo các cán bộ công nhân viên thành thạo ngoại ngữ để giao tiếp, đàm phán với các đối tác nước ngoài, cũng như việc soạn thảo các hợp đồng. Ngoài ra cần nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với phòng kĩ thuật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các nhân viên mới, cần phải thường xuyên hướng dẫn, giải thích chi tiết cụ thể từng công việc, từng thao tác làm việc, truyền đạt cho họ những kiến thức cũng như kinh nghiệm về nghiệp vụ ngoại thương để họ có khả năng làm việc độc lập. Ngoài ra, tạo điều kiện cho họ đi học những khoá học ngắn ngày về nghiệp vụ ngoại thương, các lớp học ngoại ngữ, tin học để họ ngày càng hoàn thiện và xử lý công việc nhanh hơn, đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Đối với lãnh đạo, cần tạo ra được bầu không khí đoàn kết gắn bó trong doanh nghiệp; không nên dùng quyền lực mà nên “sử dụng” quyền uy của mình để lãnh đạo cấp dưới, không nên độc đoán dùng mệnh lệnh bắt cấp dưới chấp hành mà phải tìm các phương pháp khơi dậy ý thức “tự quyết định” của họ; Coi trọng công tác động viên khuyến khích người lao động trực tiếp phát huy tính năng động sáng tạo của họ để họ có ý kiến đóng góp thẳng thắn, tích cực, mang tính xây dựng doanh nghiệp;…

Nhận biết đựơc yếu tố con người, phương châm hoạt động và cách thức tổ chức luôn là yếu tố quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của một doanh

nghiệp. Công ty Minh Phương đã đầu tư rất nhiều vào vấn đề nhân sự, tạo ra một đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm và có khả năng đảm đương những trọng trách bằng khả năng làm việc và hiệu quả của chính bản thân mỗi cá nhân, một cơ cấu nhân sự hoàn thiện, gọn nhẹ hợp lý phù hợp với một mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cộng với sự tồn tại của Minh Phương là một hướng đi đã được xác định, một phương châm hoạt động luôn được toàn thể các thành viên trong công ty tuân thủ chặt chẽ. Hội tụ tất cả các yếu tố đó giúp cho công ty Minh Phương từ khi thành lập trở lại đây đã đạt được những thành tựu nhất định. Không dừng lại ở đó, Ban lãnh đạo công ty luôn luôn tìm ra những cách thức mới để phù hợp với từng thời điểm, phát huy các nguồn lực để Minh Phướng ngày một phát triển hơn.

Có thể thấy, hiện nay, đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.Công ty Minh Phương cũng không phải ngoại lệ. Trong khi, vốn của công ty không nhiều, đặc biệt là vốn lưu động để hoạt động kinh doanh cũng chỉ ở những con số khiêm tốn thì vốn tồn đọng lại còn nhiều trong các nguồn như: Tồn kho, tiền ứng trước,…Điều này dẫn đến hoạt động kinh doanh không được thông suốt, gây kém hiệu quả. Do vậy, để quá trình hoạt động kinh doanh thông suốt và có hiệu quả, công ty cần có những biện pháp để nâng cao khả năng tài chính của mình. Những biện pháp có thể là:

- Mở rộng, tạo mối quan hệ tốt đẹp hơn nữa với các ngân hàng để có thể vay được nhiều vốn trong thời hạn kéo dài, từ trước tới nay công ty mở tài khoản tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, mối quan hệ hợp tác giữa công ty và ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn. Trong nhiều trường hợp Ngân hàng đã yêu cầu tỉ lệ kí quỹ không cao, tạo điều kiện cho công ty có vốn kinh doanh nhiều hơn, trong thời gian tới Công ty cần tăng cường mối quan hệ với những ngân hàng khác, tiến tới có thể dùng uy tín của công ty để vay tiền từ ngân hàng.

- Cần có sự tích luỹ lợi nhuận tối đa của công ty sau khi đã chi trả hết các khoản chi phí cần thiết. Đồng thời, cố gắng cắt giảm các chi phí không cần thiết trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Ngoài ra, Công ty cũng có thể tăng cường năng lực tài chính của mình bằng cách liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp mạnh ở các trung tâm kinh tế lớn trong nước.

Hiện nay đã có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực kinh doanh máy tính, điều này chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên công ty gặp phải rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước như CMC, FPT…

Đó là chưa kể đến sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty máy tính nước ngoài như IBM, HP… Đây là những công ty máy tính lâu năm có uy tín trên thị trường nên giá bán của họ bao giờ cũng thấp hơn giá bán của công ty. Vì vậy để có thể đứng vững trên thị trường, nhiệm vụ trước mắt đặt ra cho công ty hiện nay là làm thế nào để có thể hạ thấp giá bán sản phẩm.

Để có thể hạ thấp giá bán công ty có thể sử dụng một số biện pháp như: Giảm chi phí bán hàng, giảm chi phí qủn lý công ty.

Giảm chi phí bán hàng:

Hiện nay chi phí cho đội ngũ nhân viên bán hàng là tương đối lớn. Công ty hiện đang có hai cơ sở hoạt động và mỗi cơ sở có 4 nhân viên bán hàng, ngoài ra còn có đọi ngũ nhân viên không chính thức có nhiệm vụ giao hàng, vận chuyên hàng hoá, với số lượng nhân viên này thì chi phí cho hoạt động bán hàng của công ty trong năm 2013 tương đối lớn, chi phí ấy lên tới 1.250.780.000 VNĐ.

Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy tính, quy mô kinh doanh gọn nhẹ, công ty nên áp dụng phương thức bán hàng tiên tiến đó là khách hàng đến mua hàng sau khi xem xét hàng kỹ và có sự hướng dẫn của một nhân viên bán hàng thì khách hàng đó mang hàng đến quầy thu tiền viết hoá đơn thanh toán. Như vậy sẽ giảm được phần nào số nhân viên phục vụ trong khâu bán hàng mà kại rất nhanh gọn giúp cho kế toán được thuận lợi và tập trung.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩyhoạt động tiêu thụ của công ty máy tính Minh Phương (Trang 37)