5. Kết cấu đề tài
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn
- Về doanh thu: Qua 3 năm, doanh thu của khách sạn đạt mức khá cao. Năm
2008, doanh thu của khách sạn chỉ đạt 65,48 tỷ đồng. Năm 2009, doanh thu giảm xuống còn 49,074 tỷ đồng, tức giảm 25,05%, tương ứng với 16,406 tỷ đồng. Sự tác động quá mạnh của điều kiện khách quan, khủng hoảng chưa hồi phục, nạn lạm phát và dịch bệnh đã làm giảm tổng LK và NK, mọi sự chi tiêu của khách vào các SPDV giảm mạnh, do đó làm doanh thu của khách sạn giảm xuống. Hơn nữa, trong tình hình kinh tế khó khăn, thị trường khách du lịch đã bị thu hẹp lại phải chia năm xẻ bảy cho nhiều doanh nghiệp khách sạn nên doanh thu của khách sạn Sài Gòn Morin trong năm 2009 giảm xuống là điều dễ hiểu. Nhưng 2010, doanh thu lại có xu hướng tăng trưởng trở lại, tăng 9.082 tỷ, tương ứng với 18.51 %. Có được điều này là đo có sự cố gắng của toàn bộ công nhận viên chức trong khách sạn, bên cạnh đó do tình hình kinh tế đã ổn định trở lại và có những chính sách khuyến mãi đã thu hút được một lượng khách hàng đáng kể, từ đó đã làm cho doanh thu tăng lên.
Kinh doanh của khách sạn chủ yếu dựa vào hai lĩnh vực chính là dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống. Năm 2009 doanh thu lưu trú đạt 30,917 tỷ đồng, chiếm 63% trong tổng doanh thu, giảm 9,263 tỷ đồng, tức giảm 23,05% so với năm 2008. Bên cạnh đó, doanh thu trong lĩnh vực ăn uống cũng đạt 14,231 tỷ đồng, chiếm 29% doanh thu của khách sạn, doanh thu từ các dịch vụ khác đạt 3,926 tỷ đồng, chiếm 8% tổng doanh thu. Năm 2010, thì doanh thu tăng lên ở tất cả các dịch vụ. Doanh thu lưu trú đạt 37.568 tỷ, tăng 21.51% so với năm 2009. Dịch vụ ăn uống đạt 16.628 tỷ, tăng 16.84% so với năm trước và các dịch vụ khác cũng tăng lên 3.96 tỷ tương ứng với 0.87%.
- Về chi phí: Với một khách sạn 4 sao thì chi phí bỏ ra để đầu tư nâng cấp hệ thống CSVCKT hàng năm cũng không nhỏ. Năm 2009, tổng chi phí giảm 8,93 tỷ đồng, tức giảm 20,77% so với năm 2008. Chi phí giảm là nhờ khách sạn đã đẩy mạnh chủ trương tiết kiệm điện, nước, điện thoại, tái sử dụng đồ dùng hư hỏng v.v... Nhưng đến năm 2010 lại tăng lên 6.013 tỷ, tương ứng với 17.65 % so với năm trước. Nhằm để nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như đưa ra những chính sách khuyến mãi nên khách sạn đã đầu tư vào một số cơ sở vật chất và chương trình để thu hút khách du lịch.
- Về lợi nhuận: Khách sạn luôn đạt được mức lợi nhuận bền vững qua 3 năm. Năm 2009 đạt mức lợi nhuận là 8,888 tỷ đồng, giảm 1,396 tỷ đồng, tức giảm 13,57% so với năm 2008. Năm 2010, khách sạn đã đạt được lợi nhuận 9.959 tỷ đồng, tăng 12.05% tương ứng với 1.071 tỷ.Để đạt được những kết quả như trên, trong năm 2010 khách sạn đã không ngừng đổi mới nâng cấp CSVCKT và nâng cao CLDV, thường xuyên cử cán bộ đến các cơ quan bạn học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, mời giáo viên và các chuyên gia về đào tạo tại chỗ cho CBCNV v.v...
Bảng 2.7: Kết quả kinh doanh của khách sạn Sài Gòn Morin (2008 – 2010) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 SL % SL % SL % +/– % +/– % 1. Tổng doanh thu Tr.đồng 65.480 100 49.074 100 58.156 100 -16.406 74,95 9.082 118,51 - DT lưu trú Tr.đồng 40.180 61,37 30.917 63,00 37.568 64,6 -9.263 76,95 6.651 121,51 - DT ăn uống Tr.đồng 19.070 29,12 14.231 29,00 16.628 28,59 -4.839 74,63 2.397 116,84 - DT dịch vụ khác Tr.đồng 6.230 9,51 3.926 8,00 3.960 6,81 -2.304 63,02 34 100,87 2. Tổng chi phí Tr.đồng 42.993 100 34.063 100 40.076 100 -8.930 79,23 6.013 117,65 3. Lợi nhuận Tr.đồng 22.487 100 15.011 100 18.080 100 -7.476 66,75 3.069 120,45 4. Nộp ngân sách Tr.đồng 12.203 100 6.123 100 8.121 100 -6.080 50,18 1.998 132,63 5. Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 10.284 100 8.888 100 9.959 100 -1.396 86,43 1.071 112,05 6. Công suất phòng % 61 54 66
(Nguồn: Khách sạn Sài Gòn Morin – Huế)