Giải pháp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NHÀ HÀNG CỦA KHÁCH SẠN SÀI GÒN MORIN (Trang 63)

5. Kết cấu đề tài

3.2.Giải pháp

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật

Nhìn chung, cơ sở vật chất trong nhà hàng đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách tại nhà hàng của một khách sạn tiêu chuẩn 4 sao. Song, khách sạn cũng cần phải thường xuyên đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà hàng, tạo ra ấn tượng mới và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Nhà hàng Âu – Á Morin là nhà hàng chính của khách sạn, nơi phục vụ các món ăn Âu – Á và tổ chức tiệc cưới cho khách nên cần được trang trí đẹp và gây ấn tượng. Nên bố trí thêm hệ thống cây xanh trong phòng ăn tạo cho khách hàng cảm giác gần gũi với thiên nhiên nhưng vẫn mang nét sang trọng phù hợp với khách sạn 4 sao.

- Bên cạnh đó cần bổ sung thêm một số thiết bị cần thiết tạo điều kiện cho nhân viên làm việc tiện lợi và nhanh chóng, có khả năng đáp ứng số lượng khách đông, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.

3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Về phía đội ngũ nhân viên

- Nhân viên cần tự mình trau dồi thêm kỹ năng tiếng Anh để giao tiếp với khách, nếu có điều kiện thì nên học thêm tiếng Pháp.

- Luôn tỏ ra niềm nở, nhiệt tình, quan tâm khách, đôi khi phải tăng thêm tính hài hước và phải trò chuyện khi khách gợi ý, không được trả lời qua loa cho qua chuyện.

- Cần nắm bắt kiến thức chung về các món ăn để giới thiệu với khách, về đặc điểm tâm lý và sở thích của từng đối tượng khách để phục vụ khách tốt nhất.

- Đội ngũ nhân viên cần rèn luyện tinh thần làm việc tập thể. Qua thời gian thực tập tại khách sạn, tôi nhận thấy nhân viên tại nhà hàng Morin làm việc còn thiếu tinh

thần đồng đội. Một số nhân viên còn có thái độ ích kỷ, hay đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau và chưa giúp đỡ nhau.

Về phía Ban lãnh đạo khách sạn

- Hiện nay đội ngũ phục vụ của khách sạn tương đối lớn tuổi, cần có những chính

sách biện pháp để cải thiện. Cần tuyển chọn những nhân viên phục vụ trẻ tuổi và có những chính sách phù hợp cho những nhân viên lớn tuổi.

- Khi tuyển chọn nhân viên vào làm việc, khách sạn cần kiểm tra chặt chẽ về trình độ chuyên môn, phải là những người đã học qua các lớp đào tạo về nghiệp vụ khách sạn, có trình độ ngoại ngữ khá và có ngoại hình cân đối.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên đi học thêm ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Pháp vì khách Pháp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu khách của nhà hàng

- Theo định kỳ mở các lớp nâng cao trình độ quản lý cho các ca trưởng, các trưởng và phó bộ phận trong nhà hàng.

- Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà hàng cần thường xuyên và tăng cường hơn nữa việc giáo dục ý thức trách nhiệm và tác phong làm việc của nhân viên

- Nên căn cứ vào nguyện vọng và năng lực mà sắp xếp nhân lực, việc bầu chọn trưởng nhà hàng hay captain nên xuất phát từ sự bầu chọn của nhân viên vì đó là những người trực tiếp quản lý nhân viên, nếu không sẽ gây sự bất mãn và mất đoàn kết trong nội bộ.

- Cần tăng cường các biện pháp động viên, khuyến khích nhân viên làm việc như tăng lương và thưởng cho những nhân viên xuất sắc.

3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ăn uống

- Nhà hàng cần dựa vào nhu cầu của khách để chế biến các món ăn mới lạ, đặc sắc tránh sự nhàm chán cho khách khi tiêu dùng sản phẩm của nhà hàng nhiều lần nhưng vẫn mang bản sắc hương vị riêng của mình.

- Nhà hàng phải có sự thay đổi kịp thời các sản phẩm khi nó trong tình trạng khan hiếm bằng các sản phẩm khác sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu của khách, tạo nên sự hoạt động liên tục của nhà hàng, như vậy thì kinh doanh dịch vụ ăn uống mới có hiệu quả.

- Nhà hàng cần bổ sung thêm các món ăn đặc trưng của các nước tiêu biểu như Pháp, Mỹ, Ý, Nhật và cần có một thực đơn riêng về các món ăn đặc trưng của Huế.

- Ngoài những đồ uống có sẵn trong khách sạn, cần bổ sung những đồ uống đặc trưng, đặc sản của từng vùng.

- Cần bổ sung thêm các loại đồ uống pha chế nhằm tăng thêm sự đa dạng.

3.2.4. Tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để tối đa hóa lợi nhuận

Việc sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiệm sẽ giúp làm giảm chi phí, do đó làm tăng lợi nhuận cho nhà hàng. Cần có biện pháp cụ thể nhằm rà soát chặt chẽ mọi chi phí cho hoạt động của nhà hàng, như:

- Tiết kiệm điện, nước, điện thoại,…

- Tránh hoang phí nguyên vật liệu, tận dụng nguyên liệu dư thừa.

- Hạn chế tối đa chi phí cho những hoạt động nhàn rỗi vào mùa vắng khách. - Có sự cân nhắc giữa thuê và tự sắm trang thiết bị xem hình thức nào có lợi, tiết kiệm chi phí hơn.

3.2.5. Tăng cường hoạt động quảng cáo

Khách sạn nên có những chính sách quảng cáo, khuếch trương kịp thời và hiệu quả để giới thiệu tới mọi đối tượng khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ăn uống của nhà hàng.

3.2.6. Thường xuyên thu nhận ý kiến phản hồi của khách hàng

Nhà hàng phải hiểu biết về cảm nhận của khách hàng để bán những gì khách hàng cần chứ không nên bán những gì mà mình có. Để làm được điều đó thì nhà hàng nên thường xuyên có các đợt phát phiếu thăm dò khách hàng, khuyến khích khách hàng bớt chút thời gian điền vào phiếu. Thông qua ý kiến phản hồi của khách hàng, nhà hàng biết được chất lượng dịch vụ của mình đang đạt ở mức nào để từ đó phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NHÀ HÀNG CỦA KHÁCH SẠN SÀI GÒN MORIN (Trang 63)