Thực trạng kỹ năng đánh giá, sử dụng thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Hà Nội (Trang 38 - 39)

6. Cấu trúc của đề tài

2.4.3Thực trạng kỹ năng đánh giá, sử dụng thông tin

Đánh giá thông tin và trích dẫn tài liệu tham khảo

Tiêu chí đánh giá TT và mức độ trích dẫn tài liệu Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Tiêu chí khi đánh giá thông tin của SV

Nội dung 101 59.8%

Tên tài liệu 50 29.6%

Tên tác giả 3 1.8% Năm xuất bản 6 3.6% Nhà xuất bản 2 1.2% Không hợp lệ 7 4.1% Total 169 100.0% Mức độ trích dẫn tài liệu tham khảo

Có trích dẫn 106 62.7%

Dôi khi không trích dẫn 61 36.1%

Không trích dẫn 1 .6%

Không hợp lệ 1 .6%

Tổng 169 100.0%

Bảng 2.8 Đánh giá thông tin và trích dẫn tài liệu tham khảo

Quá trình bùng nổ thông tin ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, thông tin xuất hiện mọi nơi, mọi lúc khiến chúng ta, ngay cả những cán bộ thƣ viện cũng phải đối mặt với nguy cơ sử dụng thông tin không hiệu quả. Tìm kiếm tới các nguồn thông tin đã khó nhƣng sử dụng chúng nhƣ thế nào để đạt hiệu quả cao lại càng khó hơn. Vậy để đánh giá thông tin một cách khái quát nhất chúng ta cần đƣa ra những tiêu chí liên quan tới thông tin, tài liệu đó. Qua câu hỏi : “Những tiêu chí nào sau đây bạn cho là quan trọng trong việc đánh giá thông tin, tài liệu bạn tìm đƣợc?” thì có: 58,9% sinh viên đƣợc hỏi cho rằng nội dung tài liệu là quan trọng nhất, và 29% sinh viên cho rằng sử dụng tên tài liệu để đánh giá nguồn thông tin tìm đƣợc, đồng thời có 3,6% cho là năm xuất bản quan trọng. Họ đều có những lý do chính đáng để lựa chọn những tiêu chí đánh giá thông tin tìm đƣợc, song để có sự đánh giá chính xác và đầy đủ, chúng ta cần đánh giá thông tin ở nhiều tiêu chí khác nhau, sự kết

hợp giữa các tiêu chí đó sẽ mang lại một đánh giá xác thực cho thông tin bạn tìm đƣợc.

Bên cạnh các tiêu chí đáng giá thông tin, tác giả muốn nhấn mạnh tới thực trạng sử dụng thông tin của sinh viên trƣờng Đại học Hà Nội thông qua việc thực hiện trích dẫn tài liệu tham khảo hay không? Kết quả đạt đƣợc, có: 62,7% sinh viên thực hiện trích dẫn tài liệu tham khảo khi sử dụng ý tƣởng, ngôn từ, câu chữ của ngƣời khác và có 36,1% sinh viên đôi khi mới trích dẫn khi sử dụng ý tƣởng của ngƣời khác trong bài của mình. Điều này khẳng định rằng: quá trình sử dụng thông tin của sinh viên còn chƣa chuyên nghiệp, dù ít hay nhiều đã vi phạm đạo đức khoa học, nếu không đƣợc hƣớng dẫn cụ thể họ sẽ trở thành những ngƣời “đạo văn”.

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Hà Nội (Trang 38 - 39)