Thực trạng kỹ năng tìm kiếm thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Hà Nội (Trang 36)

6. Cấu trúc của đề tài

2.4.2 Thực trạng kỹ năng tìm kiếm thông tin

Mức độ tìm kiếm thông tin phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu và các nguồn tìm kiếm thông tin

Mức độ và nguồn tìm kiếm TT Số lƣợng Tỷ lệ (%) Mức độ thƣờng xuyên tìm kiếm TT Ít khi 1 0.6% Thỉnh thoảng 40 23.7% Thƣờng xuyên 128 75.7% Tổng 169 100% Các nguồn tìm kiếm TT Thƣ viện 17 10.1% Internet - CSDL 148 87.6% Mua 4 2.4% Nguồn khác 0 .0% Tổng 169 100.0%

Bảng 2.6: Mức độ và các nguồn tìm kiếm thông tin

Qua bảng số liệu về thống kê mức độ thƣờng xuyên tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ quá trình học tập của sinh viên, có 75,7% sinh viên thƣờng xuyên tìm kiếm thông tin, tài liệu và 23,7% sinh viên thỉnh thoảng mới thực hiện tìm kiếm và đặc biệt chỉ có 0,6% sinh viên ít khi tìm kiếm thông tin, tài liệu. Nhƣ vậy tinh thần chủ động trong việc học tập của sinh viên trƣờng Đại học Hà Nội rất cao, họ luôn luôn ý thức đƣợc rằng để có đƣợc kết quả nghiên cứu khoa học hay để hoàn thành tốt một toppic, một bài luận cần phải tham khảo tài liệu, thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, dựa vào các cứ liệu khoa học của ngƣời đi trƣớc để chứng minh cho bài nghiên cứu của mình. Chính đặc trƣng năng động, chủ động tiếp cận nguồn thông tin của sinh viên tạo cho các cán bộ thƣ viện thuận lợi khi triển khai đào tạo KTTT cho sinh viên bởi họ đã có nền KTTT khá vững vàng, nếu đƣợc trang bị kỹ năng thông tin sẽ giúp họ dễ dạng tiếp cận nguồn thông tin phục vụ nhu cầu học tập. Đây cũng chính là mục tiêu hƣớng tới của thƣ viện khi đào tạo ngƣời dùng tin là tạo thói quen chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu từ các nguồn khác nhau phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu.

Vậy nguồn thông tin, tƣ liệu mà sinh viên tiếp cận khi thực hiện quá trình tìm kiếm ở đâu? Câu trả lời sau cho chúng ta thấy rõ rằng xu thế sử dụng nguồn thông tin điện tử và sức mạng của internet đối với việc học tập, giảng dạy. Có tới 87,6% sinh viên đƣợc hỏi cho rằng họ tìm kiếm thông tin, tƣ liệu từ internet và các cơ sở dữ liệu, ngƣợc lại chỉ có 10,1% trả lời thƣ viện là nơi họ tìm kiếm thông tin, tƣ liệu. Kết quả này chứng minh rằng thƣ viện chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tin của sinh viên. Và nhu cầu sử dụng thông tin từ các cơ sở dữ liệu, từ internet là rất lớn. Đây chính là vấn đề thƣ viện cần nghiên cứu và đƣa ra giải pháp nhằm khuyến khích hơn nữa thói quen sử nguồn tài liệu điện tử, tài liệu số. Tuy nhiên song song với việc phát triển nguồn tài liệu điện tử, chúng ta cũng cần tính đến việc phát triển nguồn tin trên giấy một cách có trọng tâm, chất lƣợng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dùng.

Công cụ tìm kiếm thông tin và các chức năng cuả nó.

Công cụ và chức năng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Các công cụ tìm kiếm Google 166 98.2% Altavista 1 .6% Vinaseek 2 1.2% Máy khác 0 .0% Chức năng tìm kiếm Tìm đơn giản 97 57.4% Tìm nâng cao 72 42.6% Tìm khác 0 0.0%

Bảng 2.7 Công cụ và chức năng tìm kiếm thông tin

Với những sinh viên thực hiện quá trình tìm kiếm thông tin, có tới 98,2% sử dụng công cụ tìm kiếm là Google và họ sử dụng chức năng tìm kiếm đơn giản chiếm 57,4% còn lại 42,6% sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao nhằm đạt tới kết quả tìm phù hợp nhất. Nhƣ vậy mức độ chênh lệch giữa khả năng tìm kiếm đơn giản và nâng cao khi sử dụng các công cụ tìm tin của sinh viên không lớn. Điều này càng giúp ta có căn cứ để khẳng định lại một lần nữa rằng kiến thức thông tin của sinh viên trƣờng Đại học Hà Nội ít nhiều đã đƣợc họ khẳng định. Những sinh viên biết

sử dụng chiến lƣợc tìm kiếm linh hoạt sẽ mang lại kết quả tìm nhƣ mong muốn, họ biết cách chọn lọc thông tin và đƣa ra giới hạn tìm chính xác, hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)