Điều kiện thuận lợi

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Hà Nội (Trang 29)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.1 Điều kiện thuận lợi

Đặc trƣng của sinh viên Trƣờng Đại học Hà Nội là khả năng ngoại ngữ tốt, môi trƣờng học đa văn hoá, đa ngôn ngữ tạo cho sinh viên có tính năng động, hƣớng ngoại, nhanh nhạy với cái mới, kiến thức mới và xu hƣớng mới đang diễn ra trên thế giới. Để có các đặc trƣng này, sinh viên trƣờng Đại học Hà Nội đã không

ngừng rèn luyện, tích luỹ các kỹ năng học thuật do các giáo viên có trình độ chuyên môn cao, đƣợc tiếp cận nền giáo dục tiên tiến từ các nƣớc phát triển.

Cùng với xu hƣớng chung của nền giáo dục Việt Nam là đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó hoạt động đổi mới phƣơng pháp giảng dạy- học tập diễn ra một cách nhanh chóng và nhận đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình từ phía giáo viên, ban lãnh đạo nhà trƣờng cộng với đặc trƣng của sinh viên ngoại ngữ là hƣớng tới cái mới, cái tiên tiến thì quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy – học trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Điều này đòi hỏi cả thầy và trò không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ và cập nhật thông tin, tri thức mới nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học của nhà trƣờng.

Đƣợc sự ủng hộ từ Ban giám hiệu nhà trƣờng và Ban lãnh đạo Trung tâm Thông tin – Thƣ viện, hoạt động đào tạo ngƣời dùng tin của Trung tâm diễn ra một cách đều đặn, thƣờng kì và đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, việc triển khai tập huấn KTTT cho sinh viên không chỉ làm thay đổi về chất lƣợng cũng nhƣ phƣơng pháp đào tạo của các đào tạo ngƣời dùng tin của Trung tâm, góp phần quan trọng vào việc khẳng định vai trò của Thƣ viện trong hoạt động học tập, nghiên cứu của sinh viên, giáo viên và cán bộ nghiên cứu.

Trung tâm thông tin thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội là nơi đƣợc sinh viên coi là “giảng đƣờng thứ hai” của mình. Với những thuận lợi về: trang thiết bị hiện đại, nguồn tài liệu phong phú, đa dạng và đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi đã bƣớc đầu đáp ứng nhu cầu của ngƣời dùng tin, cụ thể là:

- Về nguồn tài liệu:

Với thế mạnh đào tạo của trƣờng Đại học Hà Nội là ngoại ngữ, do vậy Trung tâm Thông tin Thƣ viện đã bổ sung nguồn tài liệu phong phú, đa dạng và chủ yếu là tài liệu ngoại văn phục vụ cho các chuyên ngành đào tạo của nhà trƣờng, cụ thể:

Bảng 2.1: Nguồn tài liệu truyền thống của Trung tâm TT-TV

STT Ngôn ngữ Tổng số tên sách Tổng số bản sách

1 Tiếng Việt 6449 10997

2 Ngoại văn 21458 28727

3 Báo, tạp chí 166 49593

4 Luận án, luận văn 486 998

Ngoài ra, do quá trình nổ thông tin và xu thế phát triển nguồn tài liệu điện tử, Trung tâm cũng đã và đang từng bƣớc chuyển đổi nguồn tài liệu truyền thống sang bổ sung tài liệu điện tử nhằm tiết kiệm vật chất, trang thiết bị lƣu trữ, bên cạnh đó lại đáp ứng nhu cầu của ngƣời dùng tin về chất lƣợng cũng nhƣ thói quen sử dụng tài liệu của thƣ viện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào, nhƣ: Cơ sở dữ liệu (CSDL) ProQuest-Central, CSDL Emerald, và một số CSDL miễn phí khác: CSDL chuyên ngành y - sinh học: Hinari; CSDL Ebsco-Host...

Để góp phần đáp ứng nhu cầu tin của ngƣời dùng, từ tháng 5 năm 2009, Trung tâm Thông tin Thƣ viện Trƣờng Đại học Hà Nội chính thức phục vụ bạn đọc CSDL toàn văn Proquest Central. Đây là CSDL toàn văn tổng hợp lớn nhất hiện nay, cụ thể:11,250 tạp chí (8400 tạp chí toàn văn), 479 báo toàn văn và tài liệu không phải là xuất bản phẩm định kỳ, bao gồm:

Báo cáo của OxResearch và EIU về 252 quốc gia và khu vực;

Trên 60 nguồn học liệu tham khảo, gồm : Brookings Papers, OEF, Career Guides, Occupational Outlook Handbook;

Gần 30,000 luận văn toàn văn; Trên 44,000 hồ sơ doanh nghiệp; Trên 3,000 báo cáo công nghiệp.

Bảng 2.2 Nguồn tài liệu điện tử của Trung tâm TT-TV

STT Cơ sở dữ liệu Số biểu ghi

1 Sách 20924

2 Báo, tạp chí 1024

3 Luận án, luận văn 286

4 Các loại băng từ 349

- Về đội ngũ cán bộ thƣ viện:

Hiện nay, tổng số cán bộ của Trung tâm gồm có 22 cán bộ, trong đó có 16 cán bộ tốt nghiệp đại học ngành thông tin - thƣ viện; 4 ngƣời tốt nghiệp ngành công nghệ Thông tin và Điện tử viễn thông; cán bộ phụ trách an ninh, môi trƣờng. Trong số 22 cán bộ của Trung tâm có 2 thạc sĩ, 7 cán bộ đang học thạc sĩ, 4 cán bộ đang theo học văn bằng hai các thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Nhật để phục vụ cho công tác biên mục tài liệu các thứ tiếng.

- Về trang thiết bị, công nghệ thông tin:

Với sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trƣờng, Trung tâm đã từng bƣớc đầu tƣ, xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu tin của sinh viên và cán bộ, giáo viên.

Năm 2003, Trung tâm đã xây dựng thƣ viện điện tử và đi vào hoạt động với: 203 máy tính, trong đó có 3 máy chủ và 200 máy trạm; 6 máy in : 1 máy in lazer khổ A3 và 1 máy in khổ A4 có chức năng in trực tiếp qua mạng; 1 máy in màu khổ A3; 1 máy in thẻ; 1 máy in mã vạch.

Ngoài ra, Trung tâm còn có: 2 tivi 21 inch phục vụ chiếu các video bài giảng ; máy chiếu đa chức năng phục vụ tập huấn ngƣời sử dụng thƣ viện và giảng ngoại ngữ qua máy tính. Trung tâm đã tiến hành khai thác thông tin từ các chảo thu vệ tinh với 4 đầu giải mã kỹ thuật số giúp thu các kênh chính thống trên thế giới để in ra đĩa, đƣa vào mạng để phục vụ bạn đọc.

Bên cạnh đó, Trung tâm có 4 đầu DVD kỹ thuật số, 2 đầu video, 2 máy photocopy tốc độ cao, 30 máy cassette, 2 máy từ hóa và khử từ cho sách, đĩa CD, 3

máy đọc mã vạch cùng với hệ thống camera, cổng từ và hệ thống điều hòa tổng rất hiện đại.

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)