Những khó khăn

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Hà Nội (Trang 33 - 34)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.2Những khó khăn

Những ngƣời làm quản lý, lãnh đạo chƣa thực sự quan tâm và có chính sách rõ ràng trong việc phát triển KTTT cho sinh viên ngay từ những ngày đầu nhập học.

Sinh viên chƣa nhận thức rõ vai trò của KTTT trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Chƣa có mối liên hệ mật thiết (sự đồng thuận) giữa giáo viên và cán bộ thƣ viện về việc triển khai KTTT cho sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Cán bộ thƣ viện mặc dù đã cơ bản đáp ứng nhu cầu của công việc song còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, tin học.

2.3. Đối tượng triển khai

Ngƣời dùng tin trƣờng Đại học Hà Nội bao gồm 3 nhóm chính: Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý; nhóm cán bộ, giảng viên và nhóm sinh viên. Tác giả luận văn lựa chọn đối tƣợng triển khai kiến thức thông tin dành cho nhóm ngƣời dùng tin là sinh viên.

Nhóm ngƣời dùng tin là sinh viên đƣợc chia thành các đối tƣợng cụ thể: sinh viên chính qui, học viên cao học, sinh viên hệ vừa làm vừa học, sinh viên đào tạo từ xa và sinh viên các dự án. Ngƣời dùng tin là sinh viên có những đặc điểm cơ bản sau:

Môi trƣờng dạy và học đa văn hoá, đa ngôn ngữ tạo nên đặc trƣng của sinh viên trƣờng Đại học Hà Nội là tính hƣớng ngoại, rất năng động trong việc học tập nghiên cứu.

Khả năng ngoại ngữ là thế mạnh hàng đầu chính là chìa khoá cho sinh viên có thể tiếp cận tới những nguồn thông tin, tri thức tiên tiến trên thế giới.

Tính hƣớng ngoại mang lại cho sinh viên khả năng sử dụng tốt máy tính và các thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình học tập.

Tuy nhiên, sinh viên còn chƣa thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu đặc biệt còn rất hạn chế về kiến thức thông tin.

2.4. Thực trạng kiến thức thông tin của sinh viên trường Đại học Hà Nội

Qua quá trình khảo sát 170 sinh viên đến thƣ viện ngày 16 tháng 08 năm 2010. Kết quả thu về 170 phiếu đánh giá. Trong đó 01 phiếu không hợp lệ. Tác giả sử dụng phần mềm Thống kê dữ liệu xã hội học (SPSS- Statistical Package for the Social Sciences) để phân tích dữ liệu và nhằm có những đánh giá cơ bản về thực trạng và nhu cầu đƣợc hƣớng dẫn KTTT của sinh viên trƣờng Đạo học Hà Nội, tác giả nhìn nhận ở một số nội dung chủ yếu sau:

Một phần của tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Hà Nội (Trang 33 - 34)