Tình hình giáo dục trên thế giớ

Một phần của tài liệu Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và vận dụng vào điều kiện hiện nay (Trang 55)

Trong thế kỷ XXI, chúng ta đang chứng kiến cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô ngày càng rộng lớn trên phạm vi toàn thế giới. Với những thành tựu của cuộc cách mạng này, nó đã có tác dụng thay thế nhiều chức năng của con người, không chỉ là các chức năng cơ học mà còn cả chức năng thuộc về bộ não như: kiểm tra, quản lý, xử lý thông tin…Vì vậy, trong thời đại hiện nay, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, chủ yếu, không thể thiếu được của con người. Trên thực tế, ngày càng có nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới xuất hiện và nhanh chóng được ứng dụng vào sản xuất. Các lĩnh vực khoa học – công nghệ mũi nhọn như: công nghệ sinh học, điện tử viễn thông,…đang có xu hướng đưa nền kinh tế thế giới phát triển theo những hướng mới. Có thể nói, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã và đang thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi nước cũng như trên thế giới, quốc tế hoá nền sản xuất và sự phân công lao động xã hội, tổ chức lại đời sống vật chất và tinh thần của nhân loại. Đồng thời nó cũng đang phá vỡ nhiều quan niệm cũ, phương pháp tư duy cũ trên tất cả các bình diện: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…ở phạm vi quốc gia cũng như quốc tế.

52

Trong hệ thống các công nghệ hiện đại thì công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ tin học có vai trò then chốt trong việc mở ra một thời đại kinh tế mới, thời đại cách mạng thông tin, kinh tế tri thức. Trong thời đại này, lực lượng sản xuất, cơ cấu kinh tế có sự thay đổi căn bản theo chiều hướng gia tăng các ngành có hàm lượng trí tuệ cao. Điều đó làm cho trí tuệ ngày càng trở thành nhân tố quan trọng để tạo nên năng suất lao động mới và cũng là nhân tố quyết định tạo ra tiềm lực cạnh tranh.

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đang phát triển mạnh mẽ tạo nên khả năng vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Vì vậy, trong quá trình toàn cầu hoá, các nước một mặt vừa phải hợp tác để phát triển, mặt khác vừa phải đấu tranh để bảo vệ lợi ích của mình, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế, các công ty xuyên quốc gia. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, để có thể tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi mỗi nước phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế. Đồng thời, để có thể tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế, đòi hỏi mỗi người lao động phải có kiến thức mới, khả năng mới và phẩm chất mới. Điều đó đòi hỏi tất cả các nước, nhất là các nước chậm phát triển và đang phát triển phải có cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, phải có chiến lược về con người.

Chúng ta thấy rằng, từ trước đến nay trong đời sống xã hội nhân loại luôn luôn thừa nhận và khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục. Chính phủ các quốc gia đều có sự quan tâm đối với giáo dục. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão tạo nên sự cạnh tranh quốc tế gay gắt thì nó càng đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm nhiều hơn tới đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Bởi vì chính

53

giáo dục - đào tạo là nhân tố chủ yếu của sự hùng mạnh và phồn vinh của đất nước. Xu thế chung của hầu hết các nước trên thế giới là hướng sự nghiệp phát triển và mở rộng giáo dục nhằm bảo đảm yêu cầu cơ bản là bình đẳng, chất lượng và hiệu quả cao. Trong đó, bình đẳng giáo dục là đảm bảo quyền lợi học tập cho đông đảo mọi người, không phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo, nam nữ, dân tộc, tôn giáo,.. tạo nên số lượng lớn người được giáo dục và đào tạo ở mọi cấp, phát huy được năng lực sáng tạo của con người. Đồng thời, giáo dục ở các nước đều hướng tới mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực con người, đem lại hiệu quả giáo dục cao. Vì vậy, trong quá trình giáo dục, bên cạnh việc gia tăng nhanh chóng về số lượng, các nước còn đẩy mạnh việc đa dạng hoá về loại hình và cơ sở giáo dục bằng cách thành lập nhiều loại hình trường lớp và nhiều loại hình giáo dục. Nhờ đó, các nước ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của xã hội và thị trường nhân lực.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục các nước trên thế giới cũng đang bộc lộ những dấu hiệu khủng hoảng, chủ yếu là do sự giảm sút về chất lượng giáo dục gây ra. Nhiều hệ thống giáo dục ở các nước phải đương đầu với tốc độ tăng trưởng về số lượng người học không kiểm soát nổi, trong khi đó các nguồn tài chính hỗ trợ cho nó ngày càng giảm sút. Kết quả là các trường học phải hoạt động trong điều kiện cơ sở vật chất quá tải và xuống cấp, thiếu thầy cô giáo giỏi và có trình độ cao, thư viện thiếu sách báo, tài liệu và giáo trình học tập, không đủ thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập…Những yếu tố trên đã làm cho chất lượng giáo dục bị suy giảm. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, hầu hết các quốc gia, đặc biệt các quốc gia đang phát triển đã chú ý đầu tư để xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục bằng nhiều con đường thích hợp. Trong đó, các nước đặc biệt chú trọng việc khuyến khích thanh niên tham gia học tập nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi nước.

54

Một phần của tài liệu Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và vận dụng vào điều kiện hiện nay (Trang 55)