Về phương pháp giáo dục đạo đức cho thanh niên

Một phần của tài liệu Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và vận dụng vào điều kiện hiện nay (Trang 46)

Để việc giáo dục đạo đức cho thanh niên đạt được kết quả cao, theo Hồ Chí Minh cần phải có những phương pháp giáo dục đạo đức hết sức cụ thể, thiết thực, vừa phù hợp với thực tế nước ta vừa phù hợp với đặc thù của thanh niên nước ta. Chính vì vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo và thực hiện việc giáo dục đạo đức cho thanh niên, Người đã tìm hiểu và nêu ra một số phương pháp giáo dục đạo đức cơ bản như sau.

- Thứ nhất, phương pháp nêu gương bằng những hành động thực tế, nói đi đôi với làm

Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng tuyệt vời về nói đi đôi với làm. Người quan tâm đặc biệt, hàng đầu tới vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức. Người không chỉ để lại những bài nói, bài viết về đạo đức mà quan trọng hơn là Người thực hiện trước hết, nhiều nhất những tư tưởng ấy. Ngay trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng cộng sảnViệt Nam, khi bàn về tư cách một người cách mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “nói thì phải làm”. Người còn làm nhiều hơn những điều Người nói, kể cả việc làm mà không nói. Mỗi việc làm, mỗi hành vi

43

của Người đều tiềm ẩn những tư tưởng đạo đức sáng ngời. Người đã chỉ ra rằng: “Nói chung các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [14; tr.263]. Noi gương V.I.Lênin, Hồ Chí Minh cũng đã đào tạo các thế hệ cách mạng người Việt Nam không chỉ bằng lý luận cách mạng, mà bằng chính tấm gương đạo đức cao cả.

Trong việc “trồng người”, Hồ Chí Minh cho rằng: “lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [24; tr.558]. Đây là phương pháp giáo dục cơ bản vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn do chính Hồ Chí Minh đề xướng. Phương pháp này vừa đáp ứng nhu cầu của con người là muốn học tập noi gương người tốt việc tốt để tiến lên, vừa thể hiện niềm tin yêu, lạc quan của Hồ Chí Minh đối với con người và đối với sự nghiệp giáo dục thanh niên. Hồ Chí Minh luôn quan tâm khơi dậy và chăm chút những phẩm chất tốt, những mặt tốt ở mỗi thanh niên, nêu lên những tấm gương tốt diễn ra hàng ngày để thanh niên noi theo. Vì vậy, trước đây trong những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, đặc biệt trong giai đoạn chiến đấu quyết liệt chống Mỹ cứu nước, các tổ chức thanh niên đã sử dụng phương pháp giáo dục bằng cách nêu gương những điển hình tiên tiến (tập thể và cá nhân) tạo ra tác dụng to lớn, lâu bền.

Chúng ta đều biết đến những tấm gương mà các thế hệ thanh niên luôn lấy đó để soi mình như Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân…cũng như hàng trăm, hàng nghìn anh hùng, chiến sĩ tiêu biểu khác. Bằng nhiều hình thức hết sức phong phú, nhất là sử dụng các loại hình văn học, nghệ thuật, chúng ta đã đạt được những kết quả to lớn trong

44

việc giáo dục chí khí lẫm liệt trước quân thù vì lý tưởng độc lập tự do cho hàng chục triệu thanh niên nước ta.

Tuy nhiên, bên cạnh những điển hình sáng chói như trên, Hồ Chí Minh còn rất chú trọng đến những gương “người tốt việc tốt” ở quanh ta, luôn có mặt ở mọi nơi, mọi lúc rất gần gũi với cuộc sống mà ai cũng có thể học tập noi theo, làm theo như chăm sóc trâu bò của hợp tác xã, nhặt được của rơi trả lại người mất…Để động viên khuyến khích những việc làm tốt của thanh niên, Người đã gửi hàng ngàn huy hiệu, viết và trả lời hàng ngàn bức thư, tiếp hàng ngàn thanh, thiếu nhi tiêu biểu cho những gương người tốt, việc tốt. Không những thế, Người còn yêu cầu báo chí tuyên truyền rộng rãi, yêu cầu các cấp bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm, giúp đỡ họ. Có thể nói, đối với tuổi trẻ, đây là phương pháp có hiệu quả cao để “giáo dục lẫn nhau” mà thực tiễn trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chống Mỹ cứu nước đã chứng minh.

Không chỉ động viên, khuyến khích thanh niên làm nhiều việc tốt mà Hồ Chí Minh còn nhắc nhở thanh niên luôn luôn trân trọng, lắng nghe, tìm hiểu, suy ngẫm các gương tốt, ý hay của nhân dân. Người nói: “Dân rất thông minh. Quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất nhiều. Chỉ cần mình có biết học hay biết lợi dụng mà thôi” [19; tr.62].

Như vậy, với thái độ và tinh thần lạc quan cách mạng, lòng nhân ái, bao dung đối với con người, Hồ Chí Minh thể hiện tấm lòng yêu mến, trân trọng, tin tưởng đối với thanh niên, động viên khích lệ họ ra sức học tập, rèn luyện để kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng mà nhân dân đã giao phó.

Để giáo dục thanh niên trở thành những con người có ích cho xã hội, Hồ Chí Minh còn đòi hỏi những người lớn tuổi phải là tấm gương và có trách nhiệm dìu dắt, giúp đỡ thanh niên. Người nói: “Các đồng chí già là rất quý, là

45

gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí trẻ. Đồng chí già phải giúp đỡ đồng chí trẻ tiến bộ” [22; tr. 463]. Người nhắc nhở cán bộ đoàn cần nêu cao tấm gương của bản thân mình cho thanh niên học tập. Bởi vì theo Người, muốn dạy cho thanh niên trở thành người tốt thì trước hết lớp cha anh phải là những tấm gương tốt. Điều đó cũng có nghĩa là muốn thanh niên kế tục được lý tưởng, niềm tin của cha anh, thì lớp cha anh bằng suy nghĩ và hành động phải là hiện thân sinh động, vững vàng của lý tưởng và niềm tin đó.

-Thứ hai, phương pháp tự giáo dục, tự rèn luyện, tự tu dưỡng đạo đức suốt đời

Chúng ta biết rằng, tự giáo dục có vai trò và tác dụng đặc biệt to lớn đối với sự hình thành, phát triển nhân cách của con người. Tự giáo dục là thể hiện trình độ làm chủ bản thân của từng con người, thể hiện khả năng kiềm chế và tự điều chỉnh của mỗi người trong cuộc sống. Tự giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm và rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cách mạng.

Xuất phát từ sự nhìn nhận mặt tốt và mặt xấu trong con người, nhất là đối với thanh niên, Hồ Chí Minh rất coi trọng khâu “tự giáo dục, tự rèn luyện” của cán bộ, đảng viên và thanh niên. Người nói: “Muốn giáo dục nhân dân, làm cho mọi người đều tốt cả thì cán bộ, đảng viên phải tự giáo dục, rèn luyện hàng ngày” [24; tr.557]. Người khuyên thanh niên phải luôn tự cải tạo để tiến bộ mãi. Người thường xuyên nhắc nhở thanh niên phải tự tu dưỡng, tự rèn luyện mình thành những người vừa có đạo đức tốt, vừa có trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ để có thể nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Người nói: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình” [21; tr.172]. Trong quá trình rèn luyện, tu dưỡng của thanh niên, Hồ Chí

46

Minh đặc biệt đề cao và nhấn mạnh tới việc tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức bởi đó cũng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hoá phương Đông.

Khi đề cập tới sự tu dưỡng đạo đức, Hồ Chí Minh đã nói về ưu điểm của Khổng Tử là “vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân”. Quan điểm của Khổng Tử là “chính tâm, tu thân” để từ đó làm những việc lớn khác như “trị quốc, bình thiên hạ”. Tiếp thu quan điểm đó của Khổng Tử, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chúng ta phải nhớ câu “Chính tâm, tu thân” để “trị quốc, bình thiên hạ”. Chính tâm, tu thân tức là cải tạo. Cải tạo cũng phải trường kỳ gian khổ, vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân mỗi người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, để trở thành con người mới không phải là một việc dễ dàng…Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công” [19; tr.148]. Người cũng nhấn mạnh rằng đạo đức cách mạng, đạo đức mới khác đạo đức cũ ở chỗ nó gắn với thực tiễn cách mạng và phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Vì vậy, việc rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời phải như công việc rửa mặt hàng ngày. Đó cũng là một trong những yêu cầu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Người khẳng định: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng con người” [21; tr.293]. Vì vậy, Người đòi hỏi thanh niên phải “gian nan rèn luyện mới thành công”, “Kiên trì và nhẫn nại….Không nao núng tinh thần”.

Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng, cái ác luôn ẩn nấp trong mỗi con người. Vì vậy, không được sao nhãng việc tu dưỡng, rèn luyện suốt đời. Đặc biệt, trong thời kỳ hoà bình, khi con người đã có ít quyền hạn, nếu không ý thức sâu sắc điều này thì rất dễ tha hoá, biến chất. Người đưa ra một hình ảnh so sánh: “Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón

47

rất khó nhọc mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi nảy nở rất dễ” [15; tr.448]. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động cách mạng, mỗi người, đặc biệt là thanh niên càng cần phải không ngừng bền bỉ tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt đời, chống lại chủ nghĩa cá nhân và những hiện tượng đạo đức tiêu cực với một tinh thần tự giác, tự nguyện cao, dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người. Có như vậy thì việc tu dưỡng mới có kết quả trong mọi môi trường, mọi mối quan hệ, mọi địa bàn và mọi hoàn cảnh.

- Thứ ba, giáo dục đạo đức cho thanh niên phải liên hệ với thực tiễn xã hội, kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội

Hồ Chí Minh khẳng định: “ Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với cuộc đấu tranh của xã hội” [19; tr. 455]. Tư tưởng này của Người đã chỉ ra phương pháp giáo dục cơ bản để tạo ra những con người phát triển toàn diện. Thực hiện phương pháp này sẽ giúp thanh niên học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành nhanh chóng, trở thành những con người chân chính, cách mạng, thật sự có ích cho xã hội. Vì vậy, trong quá trình giáo dục thanh niên Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải coi trọng phương pháp giáo dục thông qua các hoạt động thực tiễn. Đó là việc tổ chức, động viên, lôi cuốn thanh niên tham gia vào các hoạt động: chính trị, xã hội, lao động sản xuất, từ thiện nhân đạo…, qua đó từng bước nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tình cảm, phát huy năng lực sáng tạo, rèn luyện kỹ năng, sự giác ngộ chính trị cho thanh niên và đoàn kết lực lượng trẻ của dân tộc. Đồng thời, qua rèn luyện thực tiễn, trải qua khó khăn, gian khổ, thử thách, thanh niên sẽ tự rèn luyện bản lĩnh kiên cường “trung với nước, hiếu với dân”, những phẩm chất cách mạng “Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” cũng sẽ được nâng cao hơn và bản thân thanh niên cũng sẽ tự khắc phục dần những nhược điểm của mình như: sự thiếu từng trải, thiếu kinh

48

nghiệm sống…Chính vì vậy, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh đã luôn nhắc nhở các tổ chức Đoàn, Hội phải tích cực tổ chức, phát động các phong trào nhằm thu hút đông đảo thanh niên tham gia rèn luyện, tu dưỡng. Bản thân Người cùng luôn theo dõi và cho những chỉ thị quý báu để uốn nắn các phong trào của thanh niên ta trước đây như phong trào “ Lao động kiến thiết Tổ quốc”, “Ba sẵn sàng”, “Thực hành tiết kiệm”…Không những thế, Người còn nhắc nhở cán bộ, nhất là các đồng chí làm công tác giáo dục: “Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu…” nhưng nhiệm vụ được giao thì không hoàn thành. Người cho rằng chính trong quá trình hoạt động đấu tranh xã hội đã làm nảy nở sự hiểu biết lẫn nhau, thông cảm lẫn nhau, mà đối với thanh niên không thể không bồi dưỡng cho họ tình thương yêu đồng bào, đồng chí. Người đã dạy: “…Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin được”.

Cùng với việc tổ chức cho thanh niên tham gia vào thực tiễn xã hội để bồi dưỡng lý tưởng, tình cảm đạo đức cách mạng và trang bị cho họ những kinh nghiệm quý báu rút ra từ cuộc sống, Hồ Chí Minh còn dạy rằng giáo dục thanh niên phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học nhân dân Việt Nam, ngày 19 -1- 1955, Người nêu rõ: “Trường đại học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên” [19; tr. 455]. Trong thư gửi các trường nhân ngày khai giảng năm học 1968 – 1969, Hồ Chí Minh đã viết: “ Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới” [24; tr. 404]. Người coi đây là một định hướng lớn trong phương pháp giáo dục thanh niên.

49

Chúng ta thấy rằng, gia đình, nhà trường và xã hội đều là những môi trường giáo dục con người. Trong đó, việc giáo dục của gia đình đối với thanh niên giữ một vị trí đặc biệt bởi đây là môi trường giáo dục đầu tiên góp phần hình thành và phát triển nhân cách của thanh niên. Gia đình đem đến cho tuổi trẻ những bài học đầu tiên của cuộc đời và là một trong những cội nguồn tạo ra giá trị đạo lý, nhân cách, văn hoá con người. Có thể nói, gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi con người, với cộng đồng xã hội, có sự tác động qua lại với những chiều hướng tích cực hay tiêu cực về nhân cách, lối sống, đạo đức, các giá trị xã hội…Do đó, cần phải coi trọng vai trò giáo dục, dạy dỗ của gia đình đối với mỗi thanh niên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, nhà trường và xã hội cũng có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thanh niên, góp phần củng cố, hoàn thiện và phát triển nhân cách của thanh niên. Vì vậy, trong quá trình giáo dục thanh niên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Có như vậy, quá trình giáo dục mới đạt hiệu quả cao và bền vững.

Một phần của tài liệu Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và vận dụng vào điều kiện hiện nay (Trang 46)